6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh có thể nói rất đa dạng phong phú, từ nội thân và do kết tinh từ các nguồn văn hóa khác nhau. Nó phát triển trên toàn diện trên cơ sở ngôn ngữ và văn tự khá hoàn chỉnh, minh chứng là hiện nay Trà Vinh vẫn còn lưu giữ một số văn tự cổ của người Khmer, chủ yếu là viết trên lá thốt nốt. Người Khmer Trà Vinh là những cư dân có chung nguồn gốc với người Campuchia, nên người Khmer vẫn cỏn lưu giữ một số nét văn hóa của người Campuchia, tuy nhiên do quá trình chung sống cùng các dân tộc khác nên đã tiếp nhận nhiều yếu tố từ các dân tộc khác, từ đó văn hóa của người Khmer Trà Vinh mang một sắc thái riêng, người Khmer ít bảo thủ, trình độ dân trí, xã hội, nhân văn tiến triển ở nhiều mức khác nhau.
Văn hóa Khmer Trà Vinh mang những sắc thái chung của văn hóa Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long, bên cạnh đó lại mang những sắc thái riêng của vùng đất và sự giao lưu giữa ba dân tộc anh em. Vì vậy văn hóa Khmer trong đó có lễ hội có một tiềm năng rất lớn đối với sự phát triển du lịch Trà Vinh.
Trên 90% người Khmer theo Phật giáo Nam Tông, nên trong xã hội người Khmer Trà Vinh có thể nói Phật giáo có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Hầu hết các sự kiện quan trọng điều diễn ra trong chùa và dưới sự chỉ dẫn của các vị sư sãi làm tăng tính linh thiêng của lễ hội.
Qua nghiên cứu, tác giả cũng thấy rằng bên cạnh tiềm năng du lịch hiện có, Trà Vinh còn tồn tại một số yếu tố kiềm hãm sự phát triển du lịch nói chung và sự phát triển du lịch lễ hội nói riêng. Các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng vẫn trong tình trạng yếu kém, các địa điểm du lịch không được đầu tư tôn tạo và làm mới, chưa có sự đầu tư vào các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Ok-om-bok, mang tính chất quốc gia, các công ty chưa chủ động trong việc xây dựng tour tuyến đặc biệt là chưa khai thác được hết giá trị các lễ hội trong mùa du lịch. Nhìn chung thì nhu cầu du lịch của khách thì cao và đa dạng, nhưng hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch tại Trà Vinh còn thiếu khả năng cung ứng nhu cầu đó của du khách.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH TRONG DU LỊCH
Du lịch được xem như một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, nhưng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Khai thác thế mạnh của văn hoá để phát triển du lịch và du lịch phát triển sẽ lại củng cố phát triển bền vững văn hoá. Từ nội hàm đó cho thấy môi trường văn hoá du lịch-lễ hội-sự kiện ngoài những nét đặc thù riêng – chính là môi trường văn hoá của cộng đồng xã hội và sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, chính là giá trị văn hoá được kết tinh từ các sản phẩm văn hoá thông qua lễ hội và sự kiện, theo hướng phát triển du lịch bền vững, cần có những định hướng bảo tồn và giới thiệu với du khách các giá trị văn hóa truyền thống, di tích và đặc sắc của địa phương.