Hiện trạng chung về hoạt động du lịch tỉnh TràVinh

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 56)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.2. Hiện trạng chung về hoạt động du lịch tỉnh TràVinh

Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có sông, biển, rừng ngập mặn, vùng sinh thái đa dạng, phong phú rất phù hợp cho công việc phát triển du lịch. Đặc biệt thành phố Trà Vinh được xem là Đô thị xanh của Đồng bằng Sông Cửu Long với hàng ngàn cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Trà Vinh có khoảng 30% là đồng bào dân tộc Khmer đang chung sống cộng với đồng bào Kinh, Hoa tạo nên nét văn hóa đa dạng, phong phú của 03 dân tộc, với các di tích lịch sử văn hóa như Đền thờ Bác Hồ, cụm di tích văn hóa du lịch Ao Bà Om, chùa Âng, bảo tàng văn hóa Khmer, biển Ba Động, rừng Đước Long Khánh, di tích tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu, biển Mỹ Long, cù lao cây ăn trái Tân Qui, cù Lao Long Trị…. Với tầm nhìn xa hơn ra biển Đông, là khai thác tour Côn Đảo từ lợi thế khoảng cách khá gần. Chỉ tiếc là những tour này chưa thực hiện được, dù những năm 2004- 2006, du lịch Trà Vinh có hướng đầu tư các tàu cánh ngầm đi Côn Đảo. Cùng với đó, hàng năm Trà Vinh tổ chức nhiều lễ hội làm say lòng du khách như lễ Chol Chnam Thmây, lễ Dolta, lễ OkomBok...của đồng bào Khmer, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, Vu Lan thắng hội. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch nổi tiếng bao gồm như tôm khô Vinh Kim, dừa sáp Cầu Kè, nước mắm rươi Ba Động, bánh canh Bến Có, rượu Xuân Thạnh, bénh tét Trà Cuôn, Cốm dẹp, bún nước lèo, chù ụ rang me… Ngoài ra còn có các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu như tre, trúc, cây dừa, lát, lục bình, các loại tranh ghép gỗ, tạo hình từ gốc cây, vẽ trên lá thốt nốt, lá buôn… Cũng như đang xây dựng, phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm đặc trưng nổi tiếng như: chiếu Cà Hom, cốm dẹp Ba So, rượu Xuân Thạnh, bánh tét Trà Cuôn, chế biến hải sản ở thị trấn Mỹ Long và xã Đông Hải. Theo ông Phan Hoàng Linh- Trung tâm Thông tin- Xúc tiến du lịch Trà Vinh: “Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo tập trung kêu gọi đầu tư, tiếp tục đầu tư có trọng điểm hoàn thiện các dự án phát triển du lịch như: dự án Khu văn hóa du lịch Ao Bà Om, Khu du lịch biển Ba Động. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch và quy hoạch mới các khu du lịch sinh thái cù lao: Long Trị, Long Hòa, Tân Quy, cồn Hô…”. Đặc biệt, khi luồng tàu biển cho tàu có trọng tải lớn đi qua huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải, tỉnh Tiền Giang nối liền Cảng quốc tế Cần Thơ ra biển Đông, Cầu Cổ chiên, quốc lộ 60 nối liền tỉnh Trà Vinh sang tỉnh Bến Tre, nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải, khu kinh tế Định An được hình thành sẽ là những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch và phát triển kinh tế trên địa bàn.

Trong dịp thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tổ chức Hội chợ Lúa gạo và Xúc tiến Thương mại - Du lịch gắn với Lễ hội Ok - Om - Bok (Hội chợ) tỉnh Trà Vinh năm 2013, diển ra từ ngày 12-17/11/2013, tại trung tâm văn hóa tỉnh. Hội chợ lần này có qui mô cấp tỉnh, tầm ảnh hưởng đến khu vực ĐBSCL, là một cơ hội lớn cho Trà Vinh quảng bá sản phẩm du lịch đặc sắc tại địa phương, thu hút khách gần xa cũng như chứng minh cho các nhà đầu tư thấy đến những tiềm năng phát triển lễ hội. Hiện tại để chào đón Ok OM Bok, hệ thống bờ kè ở sông Long

Bình và một số tuyến đường giao thông đã được tu sữa, nâng cấp và tiếp tục được đầu tư, hứa hẹn đem đến diện mạo nới cho tỉnh Trà Vinh.

Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế như các điểm du lịch chưa được đầu tư xây dựng mới, không có sự thay đổi, các điểm tham quan hiện đang bị xuống cấp, bên cạnh đó là vấn đề môi trường tại các điểm tham quan đang trong tình trạng cấp bách, việc đó đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hấp dẫn của điểm du lịch (Có thể thấy tình trạng ô nhiễm Ao Bà Om, biển Ba Động ở Trà Vinh là do một phần ý thức của khách du lịch, tình trạng xả rác, cỏ dại mọc đầy...).

Vào các thời điểm cao điểm các công ty du lịch cũng không xây dựng các chương trình mới tận dụng những dịp lễ hội của người dân trên địa bàn tỉnh, chưa tận dụng để hình thành được một mùa du lịch.

Đội ngũ nhân viên phần đông chưa được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực du lịch, thông tin cung cấp về điểm tham quan không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu đa dạng của từng nhóm khách.

Ở Trà Vinh hiện có các công ty du lịch (Công ty cổ phần du lịch Trà Vinh và công ty du lịch Thanh Trà trực thuộc khách sạn Thanh Trà, Công ty cổ phần du lịch Đại Nam...), số lượng công ty quá ít, vấn đề liên kết với các công ty lữ hành khác vẫn còn trong tình trạng bắt đầu, vì vậy làm hạng chế một số lượng khách đáng kể. Mặt khác các công ty du lịch chủ yếu khai thác các tour ngắn (chủ yếu là trong một ngày), không có sự sáng tạo, đổi mới. Các điểm du lịch tiềm năng lại không được khai thác (Biển Ba Động, Ao Bà Om, Chùa Âng...) vì vậy đã hạng chế sự phong phú cũng như đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh.

Các công ty hiện nay mặc dù đã đưa vào khai thác một số chùa nhưng lại thụ động trong sự luân chuyển chương trỉnh du lịch (Có thể đưa ra một vải tour ở trà Vinh : Đi chùa Âng sau đó tiếp tục đưa khách tiếp tục đi tham quan chùa Hang...dễ gây sự nhàm chán cho khách).

Trà Vinh giáp với các tỉnh có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ như : Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, bên cạnh đó sự phát triển du lịch của các tỉnh này đã đạt được những thành quả bước đầu, thế nhưng Trà Vinh vẫn còn là một tỉnh khá trầm về hoạt động du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trà Vinh là một tỉnh xa trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm xa hệ thống quốc lộ 1A xuyên Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hiện nay có các trục lộ chính vào Trà Vinh như : Quốc lộ 53 từ Vĩnh Long đi Trà Vinh (Quốc lộ 53 dài 168km, đoạn đi qua Trà Vinh dài 126km rất hẹp, hệ thống cầu đường kém chất lượng) ; hoặc nếu muốn đi qua Bến Tre thì phải mất thời gian qua phà Cổ Chiêng (mới có dự án xây cầu nối giữa Bến Tre với Trà Vinh nhưng vẫn chưa được tiến hành) ; quốc lộ 54 đi xuyên qua các huyện Bình Minh, Trà Ôn để đến với Trà Vinh. Tuy nhiên có thể thấy đây chỉ là quốc lộ một chiều đến Trà Vinh và không thông với các tỉnh khác, bắt buột phải quay về đường cũ, đây cũng là con đường nhỏ hẹp, nhiều cầu cống (Hệ thống cầu còn thô sơ, sức chịu trọng tải thấp, chủ yếu là cầu cây...) vì vậy mà các loại xe du lịch lớn khó có thể di chuyển qua khung đường này. Quốc lộ 60 nối với Trà Vinh tuy có sữa chữa nhưng hiện nay chưa được lưu thông rộng rãi để đến với Trà Vinh.

Mặt khác hệ thông giao thông trong tỉnh, mặt bằng chung còn quá nhỏ hẹp, chất lượng của mặt đường không được đảm bảo, nhiều con đường vẫn đang trong thời gian thi công, tốc độ thi công chậm, hầu hết các con đường bị hư hại nhiều.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 56)