HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 78)

Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của đồng bào Khmer, tỉnh Trà Vinh” tập trung đi vào loại hình du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Trà Vinh, một tiềm năng rất lớn trong du lịch Trà Vinh. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu trong văn hóa của người Khmer không chỉ có lễ hội có sưc hút mà các yếu tố như di tích lịch sử, nghệ thuật truyền thống, ẩm thực...cũng là những tiềm năng rất có triển vọng. Do đó nếu có điều kiện tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu các loại hình này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Tài nguyên du lịch (2009), NXB Giáo Dục. 2. Dương Văn Sáu, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch ( 2004), Giáo trình giành cho sinh viên các trường Đại học và Cao Đẳng nghành du lịch, Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội.

3. Đào Ngọc Cảnh, Tổng quan du lịch (2008), Tài liệu dùng đào tạo cử nhân du lịch – Chuyên nghành Hướng dẫn viên du lịch, Trường Đại Học Cần Thơ.

4. Đặng Thị Kim Oanh, Hôn nhân của người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (2002), Luận văn thạc sĩ khoa khoa học lịch sử, Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.

5. Luật du lịch Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.

6. Lương Ninh, Lịch sử Trung đại thế giới (1984), Quyển 2, NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

7. Non nước Việt Nam (1998), Tổng cục du lịch, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Hà Nội.

8. Ngô Tất Hổ (Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương biên dịch), Phát triển và quản lý du lịch địa phương (2000), NXB Khoa học Bắc Kinh, tr.41

9. Nguyễn Hùng Khu chủ biên, Hôn nhân và gia đình người Khmer Nam

Bộ (2008), nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội.

10.Nguyễn Mạnh Cường, vài nét về người Khmer Nam Bộ (2002), Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.

11.Nguyễn Thị Quế Như, Tiềm năng văn hóa Khmer góp phần vào sự phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh (2006 – 2010), Luận văn tốt nghiệp cử nhân du lịch, khoa Khoa học xã hội và nhân văn, bộ môn địa lý – lịch sử - du lịch, trường Đại Học Cần Thơ.

12.Nguyễn Khắc Cảnh, Vấn đề nguồn gốc tộc người và sự hình thành loại hình nhân chủng Khmer, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

13.Thái Văn Chải, Tiếng Khmer: Ngữ âm – từ vựng – ngữ pháp (1997), NXB Khoa Học Xã Hội.

14.Tìm hiểu vốn dân tộc người Khmer Nam Bộ (1988), nhà xuất bản tổng hợp Hậu Giang.

15.Trang phục các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer (2008), Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

16.Văn hóa người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Viện Văn Hóa, nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội.

17.Văn hóa nam bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á (2000), trường Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

18.Báo công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012: Những chuyển biến tích cực của Bộ VHTTDL số ra ngày 24 tháng Giêng 2013.

19.Ngô Đức Thịnh, Người Khmer đồng bằng Sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, NCLS, số 3/1984.

20.Hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2012; triển khai nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Ngày 25/01/2013, UBND tỉnh Trà Vinh. 21.http://www.baomoi.com 22.http://www.baoanhdatmui.vn 23.http://www.Dulichvietnam.com.vn 24.http://www.khoavanhoc-ngonngu.vn 25.http://www.travinh.gov.vn

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Hình ảnh liên hệ lễ hội truyền thống của người Khmer tỉnh Trà Vinh.

Thả đèn trời

http://news.zing.vn/15-canh-quan-dep-nhat-hanh-tinh-post364129.html

Đua ghe ngo trên sông Long Bình

http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_phocagallery&view=cat

Chương trình văn nghệ trong lễ Ok Om Bok

http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_phocagallery&view=cat egory&id=2&Itemid=197

Phần đút cốm dẹp cho trẻ con

Múa Khmer truyền thống

http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=310&articleid

=1788

Múa Khmer truyền thống

http://dulich.chudu24.com/tin-tuc-moi/18221/an-tuong-nghe-thuat-mua-khmer-

Lễ đắp núi cát

http://my.opera.com/maongockhanh/albums/showpic.dml?album=586762&picture =48429762

Lễ tắm phật

Ao Bà Om http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=428: khu-v%C4%83n-h%C3%B3a-du-l%E1%BB%8Bch-ao-b%C3%A0-om&Itemid=70 Chùa Âng http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=428: khu-v%C4%83n-h%C3%B3a-du-l%E1%BB%8Bch-ao-b%C3%A0-om&Itemid=70

Chùa Hang

http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=428: khu-v%C4%83n-h%C3%B3a-du-l%E1%BB%8Bch-ao-b%C3%A0-om&Itemid=70

Bảo tàng văn hóa Khmer

http://vietpress.vn/20130417022743316p66c91/bao-tang-van-hoa-khmer-tra-

PHỤ LỤC 2.

Một số địa điểm tổ chức lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Trà Vinh. 1.Chùa Hang (Kamponyixprdle)- Ok Om Bok:

Chùa Hang thuộc khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, cách trung tâm thị xã Trà Vinh 5km về hướng nam. Là ngôi chùa Khmer cổ, toạ lạc trên mảnh đất rộng 10 ha, có nhiều cây cổ thụ và là nơi hội tụ của nhiều loại chim. Chùa Hang là một trong những chùa đẹp nhất ở tỉnh Trà Vinh. Từ thị xã Trà Vinh đi 5km theo hướng nam (thuộc khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) qua cống ngăn mặn Tầm Phương du khách sẽ đến chùa Hang. Khuôn viên chùa rộng, một nửa diện tích là rừng tự nhiên, cây cao rậm rạp, là nơi hội tụ của nhiều loài chim. Cổng chính hướng ra phía bờ sông, cổng phụ xây dựng vòm cuốn, tường rất dày. Hai bên cổng chính là hai tượng Yak to bằng người thật. Yak là chằn tinh, mắt lồi, nanh dài, mặc áo giáp, cầm gậy, rất hung ác nhưng được Phật cải hóa, cho làm bảo vệ. Đến chùa trong dịp này chúng ta cùng hòa mình với sư trong chùa, người dân lễ cầu nguyện cho gia đình làm ăn phát tài, sức khẻo, cùng làm đèn gió để thả lên trời cầu tài lộc….

2.Chùa Âng – Quần Thể Ao Bà Om – Lễ Hội Ok Om Bok

Chùa cách Trung tâm thị xã Trà Vinh 7km, ẩn mình trong rừng cây cổ thụ của ao Bà Om. Chùa toạ lạc trên khu đất rộng 4ha, thuộc phường 8, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Chùa Âng là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa có kiến trúc cổ, độc đáo, hài hoà trong cảnh sắc thiên nhiên.

Chùa Âng đã được bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích văn hoá của quốc gia .Chùa Âng là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa có kiến trúc cổ, độc đáo, hài hoà trong cảnh sắc thiên nhiên.Cổng chùa được trang trí tượng chằn, tiên nữ, chim thần theo mô - típ truyền thống, chùa Âng có hào nước sâu bao bọc xung quanh và một tháp năm ngọn. Đây là nơi lưu giữ tro xương các vị trụ trì đã qua đời. Theo truyền thuyết, chùa Âng được xây dựng vào cuối thế kỷ 10. Nhưng qua sổ sách lưu lại, kể từ vị trụ trì đầu tiên, ngôi chùa có trước năm 1715, được trùng tu năm 1842. Chùa Âng lại nằm liền kề Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer và ao Bà Om, tạo thành một quần thể di tích thu hút nhiều du khách đến tham quan. Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, thuộc khóm 3, phường 8 thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ. Từ nhiều năm nay, con đường vào ao đã được mở rộng, tráng nhựa phẳng phiu, có đường xe hai chiều, dãy phân cách trồng hoa cỏ xinh tươi. Ao Bà Om được nhiều người sánh là Đà Lạt của Đồng bằng sông Cửu Long nhờ bốn hàng sao dầu đại thụ quanh ao lúc nào cũng rì rào nhạc lá, tạo không khí mát mẻ như

mùa xuân. Ao Bà Om được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa vào ngày 25-8-1992.

Nơi đây cũng là nơi tổ chức chính Lễ Ok Om Bok: Còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp" (Bon Sâm Peah Preah Khe) là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.

Các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội bao gồm: Giải vô địch đua ghe ngo tỉnh Trà Vinh và Giải đua ghe ngo toàn quốc sẽ diễn ra tại sông Long Bình. Đua xe mô-tô 125-135 phân khối sẽ được diễn ra tại sân vận động tỉnh.

Ngoài ra còn có các hoạt động khác như: Giải bóng chuyền thanh niên dân tộc; các trò chơi dân gian, nhảy sạp, làm cốm dẹp, múa dân gian, đập niêu, bắt cá, bắt lươn, hát dù kê, làm đèn gió... sẽ được diễn ra suốt trong các ngày lễ hội. Sau khi tham gia hòa mình vào lễ hội cùng với bà con người dân tộc Khmer. Du khách sẽ tham gia vào lễ hội chính, lễ hội cúng trăng – nghi thức chính của Ok Om Bok với chủ đề “Tạ ơn thần mặt trăng” sẽ diễn ra tối ngày 14/10 và 15/10 âm lịch hàng năm tại khu vực Ao Bà Om. Sau đó sẽ vào chùa tham gia lễ hội đúc cốm dẹp để được may mắn, thuận lợi suốt năm, du khách về lại khách sạn nghỉ ngơi hoặc tự do khám phá Thành Phố Trà Vinh về đêm.

PHỤ LỤC 3.

Một số chương trình du lịch tham quan Trà Vinh và một số làn điệu dân ca, trò chơi dân gian của người Khmer Trà Vinh.

1.Một số chương trình tham quan ở Trà Vinh.

Lễ hội Ok Om Bok - Lễ hội Trăng Rằm Nam Bộ

( 2 ngày 1 đêm, đi về bằng xe)

Lịch trình tour:

NGÀY 1: SÀI GÒN – BẾN TRE – TRÀ VINH

Buổi sáng 05h30: Xe và HDV Công ty Du lịch Phong Cách Việt (Vietstyle Travel) đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi Bến Tre. Đoàn dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng. Trên đường đi ngắm nhìn các danh lam thắng cảnh đẹp hai bên đường, nghe HDV thuyết minh và tham gia một số trò chơi vui nhộn hấp dẫn trên xe do HDV đưa ra hoặc như: Thầy Tư Thím Tám – Trổ tài làm ca sỹ - Đố vui địa

danh – Đuổi hình bắt chữ… với những phần quà hấp dẫn.

Đến bến thuyền 30/04 TP Mỹ Tho, du khách xuống thuyền vượt sông Tiền đến Bến Tre quê hương của nữ anh hùng Nguyễn Thị Định tham quan:

- Du thuyền trên sông Tiền tham quan làng nghề nuôi cá bè dọc bờ sông

Tiền và ngắm cảnh 04 cù lao: Long, Lân, Quy, Phụng.

- Thuyền đưa quý khách xuôi dòng Sông Tiền tham quan điểm du lịch sinh

thái Quới An, thưởng thức trái cây tại nhà dân, tham quan vườn cây ăn, nghe và

Chương trình tour của công ty Phong Cách Việt

giao lưu đờn ca tài tử, tham quan nhà trưng bày quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dừa, các loại dừa có tại Bến Tre, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dừa.

- Dừng chân thưởng thức trà mật ong tại vườn. Khám phá kênh gạch Nam

Bộ bằng xuồng chèo.

- Tiếp tục đến Cồn Phụng (Đạo Dừa) tham quan thánh địa Đạo Dừa và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất kẹo dừa – đặc sản nổi tiếng của Bến Tre, trại nuôi cá sấu, vườn thú mini, phòng trưng bày một số hình ảnh về danh nhân và các địa điểm di tích văn hóa lịch sử của tỉnh Bến Tre.

Thuyền đưa quý khách về lại bến thuyền, khởi hành đi Thạnh Phú. Xe đưa quý khách đến với bãi biển Thạnh Hải – Thạnh Phú, tại đây quý khách được

thưởng thức các món hải sản với giá cực rẻ (chi phí ăn hải sản tự túc), tắm biển miền Tây đậm chất phù sa, uống nước dừa tươi thơm ngon ngay tại vườn dừa.

Dùng cơm trưa với các món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ: - Cá tai tượng chiên xù + bún + rau.

- Lẩu chua cá hú - Nghêu hấp xả - Thịt kho tộ

- Tép rang nước cốt dừa - Rau xanh

- Cơm trắng - Tráng miệng - Trà đá

Quý khách tự do tắm biển Thạnh Phú và nghỉ ngơi.

Buổi chiều: 15h00, tại bãi biển Thạnh Hải, quý khách bắt đầu chuyến

hành trình khám phá đường làng miền Tây xứ dừa bằng xe máy (2 người/ xe), với

những hàng dừa thẳng tắp và những dòng kênh nhỏ mượt mà êm đềm, quý khách sẽ xuống chuyến đò Ngang đến thẳng thị xã Trà Vinh, nhận phòng khách sạn và nghỉ ngơi. Thực đơn ăn tối đặc sản Trà Vinh tại Nhà hàng Phúc bao gồm:

1/ 1 khách 1 tô bún nước lèo ăn kèm với thịt heo quay gói lá chuối, chả giò, bánh cống.

2/ 4 khách 1 con gà hấp mướp ăn kèm với bún. 3/ Trái cây tráng miệng.

4/ 1 ly dừa sáp.

Buổi tối: Quý khách tham dự lễ hội Ok Om Bok tại hai ngôi chùa lớn của Trà Vinh: Chùa Hang, Chùa Âng – Quần thể Ao Bà Om.

NGÀY 2: TRÀ VINH – BẾN TRE – SÀI GÒN:

6h00: Quý khách ăn sáng đặc sản Trà Vinh: Bánh Canh Bến Có, Bún Nước Lèo. Tham quan và mua sắm các loại đặc sản dừa thốt nốt, các loại khô,...

tại chợ Trà Vinh. Khởi hành về lại Bến Tre trả xe máy. Quý khách lên xe ô tô về

lại Sài Gòn.

Trên đường về ghé một trong các cơ sở mua sắm, mua kẹo dừa và trái cây

hái tại nhà vườn về làm quà cho gia đình và người thân. Về điểm hẹn HDV du

Trà Vinh – Ba Động

(2 ngày 1 đêm, đi về bằng xe)

NGÀY 1: TP.HCM (HOẶC CÁC TỈNH KHÁC) – TRÀ VINH.

Sáng khởi hành từ TP.HCM (hoặc các tỉnh). Trưa đến Trà Vinh nhận

phòng Khách sạn Cửu Long (03 sao). Ăn trưa, nghỉ ngơi.

13h30: Tham quan đền thờ Bác Hồ - Ao Bà Om – Chùa Âng (chùa cổ Khmer), Chùa Hang (chùa Cò). Tham quan cơ sở điêu khắc, mỹ nghệ Thiện Ý.

Tham quan showroom mỹ nghệ Thái Bảo(cạnh khách sạn Cửu Long).

Chiều: Trở về khách sạn dùng cơm chiều tại nhà hàng Lá Trầu Xanh. Tối

tự do đi dạo phố phường thị xã về đêm, hát karaoke hoặc xem ca múa nhạc dân

tộc Khmer(theo yêu cầu đặt trước của quý khách).

NGÀY 2: TRÀ VINH – BIỂN BA ĐỘNG

6h30: Ăn sáng, khởi hành đi Ba Động. Trên đường tham quan ruộng muối,

ruộng muối tôm sú, rừng ngập mặn – đến Ba Động tắm biển, đá bóng mini và kéo co trên bãi biển.

11h30: Ăn trưa tại nhà hàng ven biển. Nghĩ ngơi trên võng dưới bóng mát hàng dương, hít thở không khí trong lành của gió biển.

15h00: Kết thúc chương trình. Vế TP.HCM (hoặc các tỉnh). Chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Trà Vinh – Nét đẹp một miền quê

(1 ngày, đi xe về xe)

Sáng 6h30: Dùng điểm tâm tại khách sạn, tập trung ra xe. Sau đó xe đưa đoàn tham quan Ao Bà Om được mệnh danh là “thắng cảnh miền Tây”với hàng trăm cây cổ thụ có những bộ rễ hình thù độc đáo. Tiếp tục tham quan chùa Âng –

một trong những ngôi chùa cổ của người Khmer Trà Vinh, tham quan bảo tàng văn

hóa Khmer.

11h00: Khởi hành về Trà Vinh, dùng cơm trưa, kết thúc chuyến tham quan, tạm biệt và hẹn gặp lại.

Trà Vinh – Biển Ba Động

06h30: Dùng điểm tâm sáng, khởi hành đi Ba Động. Trên đường quý khách tham quan chùa Hang – tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Khmer tại Trà Vinh, tham quan làng nghề điêu khắc gỗ tại chùa. Trên cung đường đến Ba Động, quý khách tìm hiểu khu di tích Cồn Tàu – nơi tiếp nhận vũ khí từ những con tàu không số. Đến Ba Động quý khách tự do tắm biển, dùng cơm trưa tại khu du lịch, thưởng thức đặc sản chù ụ ran me, cá kèo kho gợt...và nhiều món hải sản tươi sống.

Chiều 15h00: Khởi hành về Trà Vinh, kết thúc chuyến du lịch, chào tạm

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 78)