GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỒNG BÀO KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 29)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỒNG BÀO KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH

Do những điều kiện riêng của lịch sử tộc người, cấu trúc xã hội Khmer gồm phum là đơn vị cư trú và tổ chức xã hội nhỏ nhất là sóc.

Theo Nguyễn Mạnh Cường trong cuốn Vài nét người Khmer Nam bộ “Phum trước hết là đơn vị cộng đồng cư trú – đơn vị xã hội vi mô (có ít nhất từ một gia đình thường là 5 – 7 gia đình, có khi đến 96 – 10 gia đình) trên một khu đất nhất định. Quản lý của phum là “Mê phum” do dân trong phum bầu ra. Mê phum chịu trách nhiệm đối nội, đối ngoại. Hiện nay, khi giải quyết những vấn đề dân sự có liên quan tới những thành viên trong phum, tổ chức chính quyền ấp, xã cũng thường hỏi ý kiến Mê phum. Mỗi phum có tên gọi riêng có thể là tên của Mê

phum hoặc tên người lập ra phum. Phum theo đất khmer có nghĩa là “đất”, “thổ ”, nguồn gốc từ tiếng Sanskit “Bhumi” (nghĩa là mãnh đất, đất đai).” .[10, tr.78]

Theo GS. Bùi Thế Khánh, từ phum trong tiếng Khmer có nguồn gốc từ tiếng Sanskit “Bhumitra” có nghĩa là đất của bạn bè, do chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, nó được chuyển nghĩa thành “xứ” , chỉ một khoảng đất, một vùng đất cư trú của một nhóm cư dân nhỏ. Thành viên của phum là những người có mối quan hệ huyết thống và hôn nhân với nhau, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm với các công việc trong phum và các gia đình trong phum. Theo Nguyễn Hùng Khu trong cuốn Hôn nhân và gia đình người Khmer Nam Bộ có ghi “ Họ đối xử với nhau trên nền tảng của tinh thần gắn bó với nhau cả về kinh tế và tình cảm. Chính tính chất của mối quan hệ trên tạo điều kiện cho người Khmer chống chọi với những tai biến của thiên nhiên”.[9, tr.94]. Đó cũng chính là những tính cách đẹp của người khmer Trà Vinh. Thể hiện một cách rộng hơn là sự chung sống hòa hợp của người Khmer đối với các dân tộc anh em khác trên địa bàn tỉnh.

Theo Nguyễn Mạnh Cường trong cuốn vài nét người Khmer Nam Bộ viết rằng : Sóc (sróc là đơn vị cư trú bao gồm nhiều phum – đơn vị xã hội vĩ mô. Từ sóc trong tiếng Khmer có rất nhiều ý nghĩa: là xứ, vùng (neakata me1char srók: Ông tà

chủ xứ), là địa phương, quê hương (Neak srók: người bản địa), là vùng quê, miệt vườn (srók sre: miệt ruộng)…ở người Khmer Campuchia, sóc là đơn vị hành chính tương đương cấp quận, huyện nhưng đối với người Khmer Nam Bộ thì được dùng để chỉ một đơn vị cư trú theo quy mô của xã hội tự quản truyền thống (tương đương với làng của người Việt, buôn của người Tây Nguyên)[10, tr.74]. Trong hệ thống quản lý của nhà nước Việt Nam, sóc không nằm trong hệ thống quản lý hành chính. Các sóc cổ ở Trà Vinh thường cư trú trên những giồng đất cao, có quy mô lớn nhỏ khác nhau phụ thuộc vào giồng đất và các phum trong sóc. Các sóc có ranh giới liền kề được phân định bằng rặng tre, một cái mương, một dãy đất đắp lên…tuy nhiên ranh giới chỉ là một sự tượng trưng, để định tính các sóc phải dựa vào ngôi chùa của người Khmer, vì đây là nơi sinh hoạt đời sống tâm linh của người Khmer. Thông thường các ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh thường nằm ở vị trí trung tâm sóc.

Ngày nay cơ chế quản lí của sóc dung hợp với cơ chế quản lí của nhà nước . Vì lẽ đó , một số thành viên trong chính quyền ấp, xã cũng nằm trong ban quản trị sóc của người Khmer. Người đứng đầu sóc là “Mê srók” (Mẹ sóc) mà người Việt gọi là chủ làng – là người đặc biệt có uy tính trong sóc, người đứng tuổi, có kinh nghiệm sống, hiểu các phong tục tập quán của dân tộc, biết chữ, có quan hệ tốt với các sóc khác…được dân trong sóc tín nhiệm bầu ra (theo cơ chế dân chủ) để quản lí công việc trong sóc, chính vì vậy, Mê Sóc thường là những người xuất thân từ những Achar trong sóc, là những người có học vấn nhất định, hầu hết họ là những tri thức ở nông thôn Khmer.[10, tr.77]. Mê sóc là những người đứng ra điều khiển các sinh hoạt của sóc, tuy nhiên chỉ trong một khả năng mà quyền hạn cho phép không có đặc quyền, đặc lợi. Cơ chế tự quản của sóc nhằm đảm bảo cho ý chí, nguyện vọng và quyền lực của cộng đồng được thực hiện một cách tối ưu. Dĩ nhiên trong xã hội hiện nay, những quy định của chính sách pháp luật là yếu tố hang đầu trong tổ chức quản lý địa phương và cơ chế tự quản truyền thống của người Khmer nằm trong khuôn khổ đó.[10, tr.77]

Ngày nay số lượng sóc cổ ở Trà Vinh số lượng còn rất ít, bên cạnh đó sự xuất hiện ngày càng nhiều của các sóc mang tính chất mở duối tác động của kinh tế xã hội, sự đoàn kết chung sống của các dân tộc anh em, nhưng những giá trị đặc sắc trong nét sinh hoạt cộng đồng vẫn rất rõ nét dưới ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Cư dân Trà Vinh là những cư dân nông nghiệp, nên cơ cấu gia đình cũng có 3 loại sau đây:

Gia đình hạt nhân (nuclear family) là loại gia đình chỉ có cha mẹ và các con (chưa lập gia đình) – đây là loại hình cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu của người Khmer[10, tr.88].

Gia đình phức hợp (complex family) là dạng gia đình lồng ghép đa tuyến, nhiều hộ cùng cư trú trong một khoảng không gian, cùng một số sinh hoạt của gia đình[10, tr.89].

Gia đình mở rộng (extended family) là loại gia đình gồm nhiều thế hệ, là loại gia đình cấu thành nên phum nhỏ hay phum than tộc – có quan hệ huyết thống hay hôn nhân.[10, tr.89]

Dù là loại gia đình nào thì gia đình người Khmer vẫn là đơn vị kinh tế, xã hội độc lập. Họ có đất canh tác và tài sản riêng, nhà riêng, tiến hành sản xuất và sinh hoạt riêng. Nét đặc thù của gia đình Khmer là quan hệ vợ chồng, cha con bình đẵng, không có sự phân biệt giữa nam và nữ.

2.2.2.Đặc điểm văn hóa vật chất

Trang phục:

Ngày nay, thường phục của người Khmer giống như của người Việt, người Hoa trong vùng. Trang phục truyền thống chỉ xuất hiện trong lễ hội hoặc biểu diễn sân khấu. Trong cuốn “Trang phục các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer” có ghi “Xã hội người Khmer chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phật giáo Nam Tông, nên trang phục cũng ảnh hưởng bởi yếu tố tôn giáo. Loại trang phục thông dụng cho cả nam lẫn nữ là bộ áo bà ba đen, kèm theo đó là chiếc khăn rằn kẻ ô vuông (krama) được sử dụng rất phổ biến – loại khăn này được người Khmer Trà Vinh biến tấu từ quàng cổ, thắt lưng và quấn đến che đầu khi đi nắng…có người còn đội kèm nón lá như người Kinh. Tầng lớp trẻ ngày nay còn mặc quân jean, quần tây, áo sơ mi, áo kiểu bên cạnh áo bà ba, có thể mang guốc hoặc đi giày dép…Ở lớp người lớn tuổi màu đen và màu trắng được ưa chuộng, đàn ông thường mặc áo bà ba đen, quần cộc hay ở trần và quần âu. Trong các dịp lễ hội, người phụ nữ mặc váy (xàm pốt). Chiếc váy cổ và điển hình nhất là chiếc váy cổ “xàm pốt chân khen”. Người phụ nữ lớn tuổi thường mặc quần ống rộng màu đen với áo dài cũng màu đen, kín tà (chỉ xẻ một ít dưới hông) mà người Việt thường gọi là áo “tầm pông” hay áo “cổ Ba Lai” cổ vắt khăn trắng qua vai thành hai múi, ngày nay một số ít còn đội thêm mũ bằng kim loại hay giấy bồi trang trí như cánh chim Quýt có màu xanh biếc – gọi là mũ “pkái plác”. Thanh niên thì thường mặc áo sơ mi có màu sắc sặc sở và những lúc ở nhà họ cũng hay quấn xà rông hay chăn dệt bằng tơ với áo sơ mi mỏng, bó sát người. Ngày cưới cô dâu thường sử dụng chiếc váy màu hồng hoặc màu tím sẫm, áo dài màu đỏ thẫm, quàng khăn chéo qua người, để đầu trần hoặc đội loại mũ tháp nhọn nhiều tầng. Một số ít thì mặc trang phục cưới như

người kinh. Chú rễ thường mặc trang phục cổ truyền, mặc xà rông (hol), áo màu đỏ ngắn bỏ ngoài, cổ đứng, xẻ trước, quàng khăn trắng “kalxial” lên vai trái, đeo “cẩm phách” – là một con dao nhỏ thể hiện sự mạnh mẽ và bảo vệ cô dâu. Một số ít cũng mặc thường phục như người Kinh. Đối với các sư sãi thì thường mặc những bộ cà sa được may giống nhau chỉ khác màu sắc theo từng cấp sư. Y phục của các sư sãi trong chùa thường là chất liệu vải bong thô, màu thường là đỏ, nâu, vàng (màu sắc của ao tùy theo từng cấp bậc sư). Hoa văn hầu như không có. Kiểu cắt may rất đơn giản”. [15, tr.210]. Ngoài bộ cà sa các nhà sư còn có thêm 6 thứ: túi đeo, áo trong, áo ngoài, váy, dây thắt lưng, dây nịt.

Nhà ở:

Ngày nay ở Trà Vinh nhà sàn còn lại rất ít – đây là loại nhà truyền thống của người Khmer, do tập quán và thói quen trươc hết là tránh lũ lụt và thú dữ, thích nghi với khí hậu nóng ẩm và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nguy hiểm luôn rình rập…theo Nguyễn Mạnh Cường trong vài nét về người Khmer Nam Bộ “Theo tập quán việc cất nhà theo yếu tố tinh thần là họ tránh cất nhà trên nền đất vì khoảng không mà những vị thần luân chuyển là dưới lòng đất và sát trên mặt đất. Vì lẽ đó người Khmer cất nhà trên mặt đất một khoảng nhất định. Nguyên liệu chủ yếu là lấy từ thiên nhiên như: cây gỗ làm cột và lợp bằng các loại lá…Bộ khung nhà theo kiểu khung liền cột, chịu lực chắc chắn, chân mái dốc để tránh tác động của thời tiết”.[10, tr.131]. Nhà của họ chủ yếu xây dựng theo hướng đông và xung quanh chùa. Nhà ở nhìn chung cũng giống nhà của người Kinh, hầu hết là nhà nền đất, mái lá. Loại nhà nền đất thường có hai loại: Loại cỡ nhỏ thường có hai mái, mái trước ngắn, mái sau dài và loại nhà lớn có hai mái chính, hai mái phụ. Bên trong nhà bài trí đơn giản. Nữa phía trước , gian giữa là nơi tiếp khách, trên là bàn thờ Phật và thường có các tủ kính trưng bày những chiếc gối thêu đẹp mắt, hai bên là nơi ngủ của đàn ông; nữa phía sau chia thành hai buồng nhỏ dành cho phụ nữ. Một đặc điểm đặc trưng của ngôi nhà người Khmer là thường có một cái chõng hay giường bằng tre được đặc bên trái hay bên phải hiên nhà – đây là nơi thường để ăn cơm hoặc hóng mát, ngồi chơi.

Phương tiện đi lại, vận chuyển:

Do đặc điểm của địa hình có hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu di chuyển bằng đường thủy nên người Khmer sử dụng phương tiện đi lại hay vận chuyển là xuồng ba lá, ghe tam bản, thuyền chạy máy gọi là “tắc ráng”, “đuôi tôm”. Đặc biệt

nhất là chiếc ghe “Ngo”. Theo tiếng Khmer được gọi là “Tuk Ngo”, là một loại thuyền độc mộc được làm từ một loại gỗ to, quý thường là gỗ Sao. Ghe “Ngo”

được cất giữ cẩn thận trong khuông viên chùa. Mỗi lần hạ thủy đều phải làm lễ cúng. Hiện nay vào lễ hội Ok Om Bok hằng năm tỉnh Trà Vinh đều tổ chức cuộc thi đua ghe Ngo, là cuộc tranh tài của các đội ghe trong tỉnh và các tỉnh khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Phương tiện vận chuyển trên bộ mang tính cổ truyền là chiếc xe bò. Và hiện nay theo nhịp độ phát triển của xã hội và tình hình kinh tế được cải thiện, người Khmer đã sắm cho mình xe gắn máy để đi lại; nhà nghèo thì sắm xe đạp, xe trâu, xe bò chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa trong phum, sóc.

2.2.3.Đời sống văn hóa tinh thần

Theo sự phân loại của khoa học ngôn ngữ, tiếng Khmer (ngôn ngữ của người Khmer ở Cam-pu-chia, Thái Lan, Việt nam…khoảng 9 triệu người) thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer trong ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic).

Theo Thái Văn Chải – tiếng Khmer: ngữ âm – từ ngữ - ngữ pháp “Ngày nay người Khmer Trà Vinh sử dụng phương ngữ Trà Vinh (trong giao tiếp của người Khmer với nhau của Đồng Bằng Sông Cửu Long có 3 phương ngữ chính: Phương ngữ Trà Vinh, phương ngữ sóc trăng, phương ngữ rạch giá. Ba phương ngữ này có những đặc điểm khác nhau dựa trên phương diện phát âm và chừng nào đó, trên phương diện sử dụng từ ngữ) để giao tiếp trong gia đình, trong sinh hoạt tôn giáo…họ dùng chữ quốc ngữ để giao tiếp với các dân tộc an hem khác.

Về chữ viết, người Khmer Trà Vinh vẫn sử dụng thứ chữ truyền thống của mình, là di sản của loại chữ viết xuất hiện từ xa xưa, có nguồn gốc từ loại chữ cổ vùng Nam Ấn gọi là chữ Brahmi (Pramei). Dạng chữ Khmer truyền thống là dạng chữ khó viết và khó nhớ hơn dạng chữ la tinh, nên nói chung nó không được phổ cập rộng rãi trong dân chúng Khmer. Thường chỉ có tầng lớp tri thức Khmer, chiếm khoảng 20% dân số gồm sư sãi và những người hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục là biết sử dụng thành thạo chữ viết”.[13, tr.8-9]

Tín ngưỡng – tôn giáo.

+ Tín ngưỡng.

Tín ngưỡng dân gian ra đời và tồn tại trước Bà la môn và Phật Giáo trong đời sống tinh thần của người Khmer. Nó được hình thành trong xã hội mà thiên nhiên còn là một điều kì bí và ẩn chứa nhiều hiểm nguy. Người Khmer là các cư dân nông nghiệp lúa nước, nên họ rất có lòng tin vào các vị thần như Arăk, Neak tà, Tevâda là các thần bảo hộ. Trong đó, thần bảo hộ cho dòng họ Arăk dòng họ (Arăk Chua bua), ngoài ra còn có các Arăk bảo hộ nhà (Arăk Fteh), bảo hộ gia đình (Arăk Ptan), bảo hộ một khu đất ở (Arăk Phum), bảo hộ ruộng rẫy (Arăk Veal) hay trấn giữ rừng (Arăk Prei)…thần bảo hộ cho sóc (srok) là Neak-tà (người Việt thường gọi tắt là ông Tà) và rộng hơn cho cả cộng đồng là Têvâda (tiên thánh). Trong số các Neak tà quan trọng hơn cả là Neak tà Chủ xóm và một số Neak tà Chùa. Chỉ có các Neak tà này mới được các con sóc cúng kiến định kỳ hang năm…Người Khmer cũng cho rằng mỗi nghề nghiệp trong cuộc sống như thầy thuốc, thợ mộc…có thể nuôi sống con người là do những nhân vật có tài năng sáng lập, họ tôn sùng đó là các tổ sư, nghề nào thì Kru đó. Mỗi khi làm ăn đạt kết quả tốt, họ tổ chức Thway Kru để tạ ơn.

+ Tôn giáo.

Người Khmer Trà Vinh trong cộng đồng người Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long nên cũng chịu ảnh hưỡng sâu sắc của hai tôn giáo chính là Bà la môn giáo (Bramaisme – Prumniyum) và Phật Giáo nam tông (Biudhisme – Puthniyum).

Hiện nay Trà Vinh có hơn 90% người Khmer theo đạo phật hệ Nam tông Khmer. Ngày nay Bà la môn giáo không còn phổ biến trong cộng đồng người Khmer Trà Vinh nhưng những tang tích vẫn còn tồn tại trong đời sống của họ. Nguyễn Mạnh Cường có nói “Đạo Bà la môn du nhập vào xã hội người Khmer khi nền văn hóa bản địa còn chưa định hình, góp phần vào việc hình thành những tập

tục giáo lí Pream – tức là sự hợp những lời van vái, được gọt dũa thành văn vần và trở thành kinh điển”[5, tr161]. Bà la môn giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với giai cấp thống trị lúc bấy giờ, và họ xem Bà la môn giáo như một công cụ thống trị xã hội, các giáo sĩ thường có những chức vụ quan trọng trong xã hội: vua, quan, quốc sư…họ có quyền thế rất lớn, thường xây các đền đài rực rỡ để thờ cúng các vị thần, tượng Linga của thần Civa. Đối với xã hội người Khmer chỉ thờ 3 vị thần:

Thần Prum – thần tạo ra thế gian; thần Civa – thần tàn phá thế gian; thần Visnu – thần cứu thế gian, đôi khi họ cũng gọi chung 3 vị thần này với một tên là Harihara. Các kinh điển của Bà la môn theo tiếng Khmer là Travêt phần lớn được viết bằng chữ Saneerit, các kinh điển này hầu hết được truyền dạy cho con cháu của vua chúa, quan lại và các tầng lớp trên, còn các tầng lớp dưới chỉ được tiếp thu ít. Việc thờ cúng, vái van, nghi lễ thờ cúng các vị thần của đạo Bà la môn rất rườm rà và phức tạp, tiêu tốn nhiều của cải, vì vậy có thể nói Bà la môn chỉ có ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)