6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Đời sống văn hóa tinh thần
Theo sự phân loại của khoa học ngôn ngữ, tiếng Khmer (ngôn ngữ của người Khmer ở Cam-pu-chia, Thái Lan, Việt nam…khoảng 9 triệu người) thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer trong ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic).
Theo Thái Văn Chải – tiếng Khmer: ngữ âm – từ ngữ - ngữ pháp “Ngày nay người Khmer Trà Vinh sử dụng phương ngữ Trà Vinh (trong giao tiếp của người Khmer với nhau của Đồng Bằng Sông Cửu Long có 3 phương ngữ chính: Phương ngữ Trà Vinh, phương ngữ sóc trăng, phương ngữ rạch giá. Ba phương ngữ này có những đặc điểm khác nhau dựa trên phương diện phát âm và chừng nào đó, trên phương diện sử dụng từ ngữ) để giao tiếp trong gia đình, trong sinh hoạt tôn giáo…họ dùng chữ quốc ngữ để giao tiếp với các dân tộc an hem khác.
Về chữ viết, người Khmer Trà Vinh vẫn sử dụng thứ chữ truyền thống của mình, là di sản của loại chữ viết xuất hiện từ xa xưa, có nguồn gốc từ loại chữ cổ vùng Nam Ấn gọi là chữ Brahmi (Pramei). Dạng chữ Khmer truyền thống là dạng chữ khó viết và khó nhớ hơn dạng chữ la tinh, nên nói chung nó không được phổ cập rộng rãi trong dân chúng Khmer. Thường chỉ có tầng lớp tri thức Khmer, chiếm khoảng 20% dân số gồm sư sãi và những người hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục là biết sử dụng thành thạo chữ viết”.[13, tr.8-9]
− Tín ngưỡng – tôn giáo.
+ Tín ngưỡng.
Tín ngưỡng dân gian ra đời và tồn tại trước Bà la môn và Phật Giáo trong đời sống tinh thần của người Khmer. Nó được hình thành trong xã hội mà thiên nhiên còn là một điều kì bí và ẩn chứa nhiều hiểm nguy. Người Khmer là các cư dân nông nghiệp lúa nước, nên họ rất có lòng tin vào các vị thần như Arăk, Neak tà, Tevâda là các thần bảo hộ. Trong đó, thần bảo hộ cho dòng họ Arăk dòng họ (Arăk Chua bua), ngoài ra còn có các Arăk bảo hộ nhà (Arăk Fteh), bảo hộ gia đình (Arăk Ptan), bảo hộ một khu đất ở (Arăk Phum), bảo hộ ruộng rẫy (Arăk Veal) hay trấn giữ rừng (Arăk Prei)…thần bảo hộ cho sóc (srok) là Neak-tà (người Việt thường gọi tắt là ông Tà) và rộng hơn cho cả cộng đồng là Têvâda (tiên thánh). Trong số các Neak tà quan trọng hơn cả là Neak tà Chủ xóm và một số Neak tà Chùa. Chỉ có các Neak tà này mới được các con sóc cúng kiến định kỳ hang năm…Người Khmer cũng cho rằng mỗi nghề nghiệp trong cuộc sống như thầy thuốc, thợ mộc…có thể nuôi sống con người là do những nhân vật có tài năng sáng lập, họ tôn sùng đó là các tổ sư, nghề nào thì Kru đó. Mỗi khi làm ăn đạt kết quả tốt, họ tổ chức Thway Kru để tạ ơn.
+ Tôn giáo.
Người Khmer Trà Vinh trong cộng đồng người Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long nên cũng chịu ảnh hưỡng sâu sắc của hai tôn giáo chính là Bà la môn giáo (Bramaisme – Prumniyum) và Phật Giáo nam tông (Biudhisme – Puthniyum).
Hiện nay Trà Vinh có hơn 90% người Khmer theo đạo phật hệ Nam tông Khmer. Ngày nay Bà la môn giáo không còn phổ biến trong cộng đồng người Khmer Trà Vinh nhưng những tang tích vẫn còn tồn tại trong đời sống của họ. Nguyễn Mạnh Cường có nói “Đạo Bà la môn du nhập vào xã hội người Khmer khi nền văn hóa bản địa còn chưa định hình, góp phần vào việc hình thành những tập
tục giáo lí Pream – tức là sự hợp những lời van vái, được gọt dũa thành văn vần và trở thành kinh điển”[5, tr161]. Bà la môn giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với giai cấp thống trị lúc bấy giờ, và họ xem Bà la môn giáo như một công cụ thống trị xã hội, các giáo sĩ thường có những chức vụ quan trọng trong xã hội: vua, quan, quốc sư…họ có quyền thế rất lớn, thường xây các đền đài rực rỡ để thờ cúng các vị thần, tượng Linga của thần Civa. Đối với xã hội người Khmer chỉ thờ 3 vị thần:
Thần Prum – thần tạo ra thế gian; thần Civa – thần tàn phá thế gian; thần Visnu – thần cứu thế gian, đôi khi họ cũng gọi chung 3 vị thần này với một tên là Harihara. Các kinh điển của Bà la môn theo tiếng Khmer là Travêt phần lớn được viết bằng chữ Saneerit, các kinh điển này hầu hết được truyền dạy cho con cháu của vua chúa, quan lại và các tầng lớp trên, còn các tầng lớp dưới chỉ được tiếp thu ít. Việc thờ cúng, vái van, nghi lễ thờ cúng các vị thần của đạo Bà la môn rất rườm rà và phức tạp, tiêu tốn nhiều của cải, vì vậy có thể nói Bà la môn chỉ có ảnh hưởng đến tầng lớp trên của xã hội, còn xa lạ với tầng lớp nhân dân, tầng lớp bình dân. Vì lẽ đó, khi đạo Phật du nhập vào xã hội của người Khmer với các giáo lý, triết lý hòa bình, gần gũi với đại chúng đã dần chiếm được vụ thế quan trọng và Phật Giáo Nam Tông trở thành tôn giáo chính của người Khmer Trà Vinh. Hiện nay Bà la môn giáo tồn tại là những tang tích trong kiến trúc chùa, tháp…ở chùa Kângchông hay còn gọi là chùa Cây Hẹ ở huyện Tiểu Cần có tượng Lingkchông một biểu tượng của Bà la môn giáo.
Phật giáo là tôn giáo gần như như độc nhất co ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt đời sống của người Khmer. Ngày nay Phật giáo của người Khmer thuộc tổ chức của giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vào thế kỉ XIII, đạo Phật Tiểu thừa dần được phổ cập trong dân chúng, đẩy lùi và đi đến xóa nhòa đạo Bà la môn, chiếm lĩnh toàn bộ đời sống người Khmer Nam Bộ. Phật giáo ra đời và có mặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không lâu. Theo di chỉ khảo học cho thấy vùng Nam Trà Vinh là một trong hai trung tâm Phật giáo lớn nhất của vùng thời kỳ trước Angkor cùng với Sóc Trăng. Một số tượng phật cổ đã được tìm thấy tại đây. Tuy nhiên do Bà la môn giáo có mặt trước nên có những ưu thế ban đầu, Phật giáo Nam tông lúc đầu yếu thế hơn Bà la môn giáo vì ở giai đoạn này hầu hết vua, quan, quý tộc hầu hết đều theo Bà la môn và họ xem đây như một công cụ thống trị xã hội về mặt tinh thần. Vì lẽ đó Phật giáo Nam tông chưa có sức ảnh hưởng đến xã hội và phát triển chậm. Phật giáo chỉ tồn tại trong tầng lớp nghèo khổ và đẳng cấp thấp nhất lúc bấy giờ. Những người dân bị trị đến cùng cực họ tìm đến Phật giáo như một sự giải thoát tinh thần và xoa dịu nỗi đau nổi đau thể xác trước sự bóc lột và thống trị của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đến thế kỷ XIII, xã hội phong kiến bắt đầu thối nát, chiến tranh loạn lạc, các cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các giai cấp thống trị càng đẩy người dân vào sự cơ cực lầm than. Lúc này đạo Bà la môn với sự phân chia đẳng cấp, những giáo lý, cúng bái phức tạp đã xa rời thực tế đã đưa đạo này xa rời quần chúng. Trước thời loạn lạc, những giáo lý, triết lý hòa bình của Phật Giáo phù hợp với xã hội vì thế mà đạo Phật ngày càng có vị thế và ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội bấy giờ. Sự thắng thế của Phật giáo được thể hiện qua cái chết của Kabil
Maha Prum – vị thần bốn mặt của đạo Bà la môn già nua đã tự cắt đầu vì thua cuộc chàng thiếu niên Thomadal – biểu tượng của đạo Phật trẻ trung. Người Khmer theo Phật giáo Nam tông chỉ thờ PhậtThích Ca, không thờ các vị Bồ tát. Mỗi người
Khmer từ khi ra đời đã được tính là một tín đồ của Phật giáo theo truyền thống gia đình, lớn lên thì được giáo dục bởi những giáo lý nhà Phật, sống hòa vào Phật và chết thì trả về với Phật, mỗi người nam trong cộng đồng Khmer đều phải tự nguyện vào chùa tu trong một khoảng thời gian nhất định, phương châm tu hành là tự mình hoằng pháp, sống theo lý tưởng làm phước ở thiện…Ở người Khmer thờ cúng tổ tiên không là một tín ngưỡng sâu đậm mà chính việc dâng hiến, cúng nhường cho Phật mới thật sự là nhu cầu và ngôi chùa có đời sống quan trọng traong đời sông văn hóa – tinh thần của người Khmer.[10, tr.163 - 164]. Sinh hoạt Phật giáo là sinh hoạt lễ hội chủ yếu trong cộng đồng của người Khmer.
+ Ngôi chùa trong cuộc sống người Khmer.
Trong sách dạy làm người của người khmer câu câu: “Ri neak minh ban buốt tuk, chia tôk knong sao sơ mai” có ngĩa là người không được tu trong chùa là
người có nhiều tội lỗi trong cuộc sống. Chính vi vậy mà vai trò ngôi chùa trong cuộc sống người Khmer rất quan trọng. Ở Trà Vinh hiện nay có 141 ngôi chùa Khmer theo phật giáo Nam Tông với hơn 3500 vị sư sãi, cứ 1 hoặc 2 sóc là có một ngôi chùa. Các thành viên phum trong sóc gắn bo chặt chẽ với nhà chùa là vì chùa không chỉ là một trung tâm tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa – xã hội. Trong mỗi dịp lễ hội, bên cạnh những nghi lễ cổ truyền là những hình thức sinh hoạt vui chơi, giải trí, biểu diễn văn nghệ của quần chúng…tất cả đều được tổ chức ở khuôn viên nhà chùa.
Trong tác phẩm “Vài nét về người Khmer Nam Bộ” Nguyễn Mạnh Cường có chia ra hoạt động của nhà chùa chia ra làm 3 loại chính:
Một là, các hoạt động thường kỳ vào những ngày 5, 8, 10, 15, 3 (theo Phật lịch) hang tháng nhà chùa tổ chức thọ ngũ giới và bát giới cho các tín đồ.
Hai là, các lễ hội phật giáo hàng năm được tổ chức tại chùa cho mọi tín đồ tham dự.
Ba là, những lễ hội truyền thống dân tộc hàng năm được tổ chức cùng với toàn dân.[10, tr.86]
Ở Trà Vinh hầu như ngôi chùa nào cũng có hồ. Đây không phải là điều ngẫu nhiên mà là sự tồn tại có chủ đích, gắn liền với biết bao ý nghĩa trong văn hóa của người Khmer. Trong một ngôi chùa có thể có một hoặc vài cái hồ tùy theo khuôn viên của mỗi chùa. Hồ trong chùa tồn tại bởi nhiều nguyên nhân: do lúc xây dựng chùa, nền chùa thường được đắp cao lên nên họ sử dụng đất trong khuôn viên để đắp, sau đó để lại cái hố nhìn khó coi vì vậy mà họ đào lại thành cái ao cho phù hợp với khuôn viên chùa; Một số là hồ tự nhiên được hình thành trước khi người ta xây chùa sao đó được chỉnh sửa lại cho hợp với cảnh quan tổng thể. Những cái hồ còn gắn liền với tục thiêu người chết của người Khmer. Giàn thiêu được đặt gần hồ để khi thiêu xong, họ đem những khúc xương còn lại xuống hồ để rửa. Việc làm đó giống như góp phần siêu thoát và gột sạch tội lỗi cho người chết trước khi họ về với cõi niếc bàn, và nước dưới hồ trở thành một loại nước thiêng. Vì lẽ đó mỗi khi có lễ hội cổ truyền họ thường quay quần bên hồ để cầu nguyện, vui chơi, ca hát, thả đèn nước,…Hồ trong các chùa Khmer ở Trà Vinh luôn chứa đựng bên trong nó là các yếu tố tinh thần của đồng bào Khmer nên nó có một vị trí quan trọng, cần được
giữ gìn và bảo vệ. Vào mùa lễ hội Ok Om Bok người Khmer thường tập trung tại Ao Bà Om để thả đèn gió.
Hiện nay, trong tỉnh có 141 ngôi chùa là một tài sản vật thể có giá trị của người Khmer ở Trà Vinh. Có những ngôi chùa được xây dựng vào thế kỉ XVI, nhưng cũng có những ngôi chùa mới xây dựng hoặc trùng tu vào thế kỉ XIX, XX. Về kiến trúc mỗi ngôi chùa Khmer đều là một công trình nghệ thuật. Hiện nay có 5 ngôi chùa Khmer được công nhận là di tích lịch sử.