Nghệ thuật

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 36)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5. Nghệ thuật

Người Khmer là dân tộc có nhiều năng khiếu về ngệ thuật: các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, ca múa, sân khấu…của người Khmer đã phát triển ở trình độ cao, xác lập được bản sắc, phong cách riêng của dân tộc.

Kiến trúc truyền thống của họ chủ yếu tập trung ở các công trình cộng đồng. Ở Trà Vinh có hơn 100 ngôi chùa thể hiện trọn vẹn nghệ thuật kiến trúc người Khmer. Đặc biệt là ngôi chính điện trong chùa. Trong văn hóa người Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long ghi “Chính điện thường có 3 cấp mái, mỗi cấp lại chia thành 3 nếp, nếp bằng ở giữa được nâng cao hơn hai nếp bên. Cấp mái thứ nhất dóc tới 60 độ, hai cấp mái giữa và dưới thoải hơn nhiều. Chính sự thay đổi của các cấp mái so le nhau đã tạo nên một nét đẹp hài hòa, vui mắt riêng của nghệ thuật kiến trúc

Khmer”.[16, tr.316]. Ngô Đức Thịnh cũng có viết “Trong chùa, điêu khắc tập trung vào tượng tròn thể hiện Phật Thích Ca Mâu Ni ở các tư thế khác nhau”[19, tr.49].

Người Khmer Trà Vinh cũng như toàn thể người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có cả một kho tàng múa truyền thống rất phong phú. Chẳng những được đưa lên sân khấu mà còn được sử dụng phổ biến trong các dịp lễ hội, vui chơi, giải trí…thậm chí nó được sử dụng như một “công cụ thách đố” (múa phá rào của Maha trong đám cưới truyền thống người Khmer). Nghệ thuật múa của người Khmer được chia làm hai loại múa cung đình và múa dân gian. Ở Trà Vinh phổ biến nhất là thể loại múa dân gian, múa cung đình chỉ còn sử dụng trên sân khấu.

Cộng đồng người Khmer Trà Vinh rất yêu thích nghệ thuật sân khấu, vì vậy nghệ thuật sân khấu rất được ưa chuộng tại Trà Vinh. Tuy nhiên do yếu tố khách quan nghệ thuật sân khấu không còn biểu diễn rộng rãi như trước đây. Gồm các thể loại như Rôbăm, Yukê, Lakhôn…

“Tìm hiểu vốn dân tộc Khmer Nam Bộ có viết”:

Rôbăm: là hình thức múa là ngôn ngữ chù yếu. Nó có mặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ rất lâu đời, tuồng tích được rút ra từ các truyền thuyết nhuốm máu thần thoại. Nổi tiếng từ xa xưa là vở Reamkêr được rút ra từ án anh hùng ca Ấn Độ Ramayana. Các vai phản diện đều đeo mặt nạ. Vai nào cũng có y trang riêng, kiểu múa riêng. Múa hát ở đây được phối hợp với nhau. Nhạc cụ chủ yếu là đôi trống, hai đàn nhị, một thanh la, một Srâlai [14, tr.45]. Khi Rôbăm còn thịnh hành nhiều đoàn Khmer đã có lập đoàn.

Yukê: là hình thức kịch hát Khmer, ra đời vào những năm 1920 – 1930. Người ta còn kể đến những người sáng lập là Kru Kưu, Chha Kôn, Bầu Tea…Yukê

ra đời để đáp ứng một nhu cầu mới của xã hội Khmer. Trên cơ sở một trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội mới và trong khung cảnh những mối giao lưu đa dạng phức tạp hơn mà sân khấu Rôbăm nhỏ hẹp và đơn giản không theo kịp xu hướng thưởng thức mới của xã hội nữa. Thật ra Yukê không chỉ có cơ sở trong Rubăm mà còn chịu ảnh hưởng của hát Tiều, hát Bộ, hát Quảng, cải lương…Điều lý thú là dù bị ảnh hưởng nhiều như vậy nhưng Yukê vẫn thể hiện rõ bản sắc Khmer. [14, tr.46].

Lakkhôn (kịch nói): xuất hiện trong khoảng 40 năm nay. Một số sư sãi Khmer đi tu học ở Pnôm Pênh đã mang hình thức sân khấu này về với tên gọi là Lakhônn Cheat (kịch dân tộc) hoặc Chhak kâmphlèng (hài kịch).

2.3.CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER, TỈNH TRÀ VINH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG DU LỊCH

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 36)