Định hướng phát triển du lịch tỉnh TràVinh

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 67)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh TràVinh

Định hướng phát triển giao thông đến năm 2020, việc quy hoạch giao thông Tỉnh Trà Vinh bảo đảm:

− Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông hiện hữu (đường bộ, kênh đào, sân bay) cho phù hợp nhịp sống mới.

− Tận dụng triệt để tiềm năng thiên nhiên (sông, rạch, biển ).

− Phát triển mạng lưới giao thông mới phải hợp lý để nâng cao mức sống của nhân dân ở vùng sâu vùng xa.

− Mạng lưới giao thông và bến bãi có thể tiếp nhận được các phương tiện hiện đại.

− Giao thông thủy bộ và thủy lợi phải tạo thuận lợi cho nhau, không cản trở nhau. Giao thông thủy bộ và thủy lợi phải không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và các ngành kinh tế khác.

− Quy hoạch các khu dân cư thành từng điểm, không quy hoạch tràn lan theo các tuyến đường làm cản trở giao thông và lãng phí cơ sở hạ tầng.

− Bảo đảm an toàn giao thông, môi trường trong sạch. − Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng.

− Phương thức đầu tư các dự án hợp lý khả thi.

Mục đích chính : giao thông phải thuận tiện nhất cho nhân dân và giúp các ngành kinh tế khác phát triển bền vững đặc biệt là du lịch.

Theo định hướng quy hoạch kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng, vùng tỉnh Trà Vinh sẽ tăng trưởng nhanh, sẽ là 1 trung tâm Tỉnh về sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Dân số toàn tỉnh sẽ là 1300000 người, dân số đô thị sẽ lên tới 380000 người vào năm 2020 ( gấp ba số dân đô thị hiện nay ). Những định hướng đó đặt ra những yêu cầu mới đối với giao thông vận tải trong vùng.

Đổi mới các hoạt động VHTTDL theo hướng thực hiện xã hội hóa theo Nghị định số 05 ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao nhằm huy động mọi tiềm năng sẵn có ở trong nhân dân và các tổ chức xã hội, mở rộng liên kết phối hợp hoạt động văn hóa với các thành phần xã hội theo phương châm “Toàn xã hội làm văn hóa” để nâng cao mức hưởng thụ về đời sống tinh thần của nhân dân; Tiếp tục lập quy hoạch, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Chỉ thị 194/CT-BVHTTDL về việc tổ chức thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.

Ngày 23/12/2011, tại hội trường khách sạn Cửu Long, Vụ Văn hóa Dân tộc (được Bộ VHTTDL giao trực tiếp tổ chức thực hiện đề án) phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị Hội thảo triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.

Qua Hội thảo, một số Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh đã thảo luận và nêu một số ý kiến trọng tâm:

- Về kiểm kê các di sản văn hóa chú ý phương pháp triển khai cần có mẫu biểu chung, xây dựng đội ngũ chuyên gia là cán bộ dân tộc tại địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ biểu diễn nghệ thuật cần

chú trọng đầu tư khuyến khích các đoàn nghệ thuật quần chúng dạng xã hội hóa ở các vùng sâu, vùng xa. Đầu tư Trung tâm nghệ thuật biểu diễn vùng Tây Nam bộ cần đặt tại tỉnh Trà Vinh hoặc Sóc Trăng, thay vì dự thảo đề án đặt tại Cần Thơ.

- Nghệ thuật truyền thống vùng Nam bộ nên bảo tồn và phát huy hát dù kê

của đồng bào Khmer.

Vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cũng đã ban hành Kế hoạch số 17/KH-SVHTTDL về phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước 03 năm 2013-2015. Kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển VHTTDL 6 tháng đầu năm, dự kiến khả năng thực hiện kế hoạch năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 03 năm (2013-2015). Trong đó có mục tiêu về phát triển du lịch Lễ hội của tỉnh: Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao; Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin; Đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội.

Triển khai thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TW của Bộ Chính trị về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, trên cơ sở đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, sưu tầm bổ

sung hiện vật các tư liệu có giá trị lịch sử phục vụ cho công tác trưng bày ở các khu di tích, tạo điều kiện thu hút đông đảo nhân dân tham quan, học tập nghiên cứu. Đặc biệt chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer, Hoa trên địa bàn tỉnh. Có kế hoạch khảo sát, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học trên địa bàn tỉnh. Lập các dự án điều tra, sưu tầm văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Ngoài ra, kế hoạch còn nêu lên một số đề xuất, kiến nghị để phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch năm 2013: Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương hàng năm xem xét phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư, tôn tạo các khu di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, các dự án đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Với một kế hoạch rõ ràng cùng những định hướng cụ thể, ngành VHTTDL tỉnh Trà Vinh đang có những bước chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho sự nghiệp phát triển của ngành trong năm tới, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chung của tỉnh.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)