Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm WT

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu thanh tần (Trang 77)

Bảng 4.13: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WT

Các chiến lược có thể lựa chọn Chiến lược liên doanh Chiến lược quảng bá & tiếp cận KH Các yếu tố chính Phân loại AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong

1. Khả năng quản trị của Giám Đốc khá

tốt 3,0 2,3 6,9 3,7 11,1

2. Trình độ nhân viên phù hợp nhu cầu

công việc 2,6 2,7 7,02 2,9 7,54

3. Tình hình tài chính chưa ổn định 2,0 3,3 6,6 3,0 6 4. Máy móc thiết bị hiện đại 2,6 2,7 7,02 3,0 7,8 5. Chiến lược nguồn nhân lực 2,3 2,6 5,98 3,1 7,13 6. Khả năng quảng cáo, giới thiệu sản

phẩm chưa tốt 2,1 2,4 5,04 3,1 6,51

7. Khả năng thu thập thông tin thị

trường chưa hiệu quả 2,0 2,3 4,6 2,6 5,2 8. Mạng lưới kênh phân phối hạn chế 2,3 2,7 6,21 3,1 7,13 9. Chất lượng sản phẩm tốt, ổn định 3,6 3,1 11,16 3,1 11,16 10. Giá sản phẩm phù hợp với thị

trường 3,0 2,4 7,2 3,1 9,3

Các yếu tố bên ngoài

1. Nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng

chậm phục hồi 2,6 2,9 7,54 3,0 7,8

2. Lãi suất thị trường 2,9 2,9 8,41 3,7 10,73 3. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3,1 2,7 8,37 3,3 10,23 4. Tình hình chính trị ổn định 1,7 2,6 4,42 3,0 5,1

5. Các chính sách ưu tiên của Nhà

nước 2,0 2,0 4 2,4 4,8

6. Nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày

càng tăng 3,3 2,6 8,58 3,0 9,9

Các chiến lược có thể lựa chọn Chiến lược liên doanh Chiến lược quảng bá & tiếp cận KH Các yếu tố chính Phân loại AS TAS AS TAS

toàn khi sử dụng sản phẩm điện

8. Nguồn cung cấp linh kiện dồi dào 3,0 2,7 8,1 3,4 10,2 9. Đe dọa từ các sản phẩm thay thế 2,0 2,9 5,8 3,0 6 10. Sự phát triển kỹ thuật, công nghệ 3,1 2,7 8,37 2,6 8,06 11. Đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ

tiềm ẩn gây áp lực lớn 3,1 2,6 8,06 2,7 8,37

12. Vị trí địa lí 2,7 2,9 7,83 3,4 9,18

Tổng cộng số điểm hấp dẫn 154,23 176,26

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia - 2013)

Tổng số điểm của chiến lược quảng bá và tiếp cận khách hàng là cao nhất (176,26 điểm) nên chiến lược này được ưu tiên lựa chọn.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 5.1 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC

Thông qua ma trận QSPM chọn được 4 chiến lược:  Chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược kết hợp về phía trước

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm

Chiến lược quảng bá và tiếp cận khách hàng

Do nguồn lực công ty có hạn, nền kinh tế khủng hoảng chậm phục hồi nên tác giả tiếp tục khảo sát ý kiến chuyên gia để xác định được chiến lược cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn này.

Bảng 5.1 Mức cần thiết thực hiện các chiến lược

Các chiến lược Mức cần thiết Tính khả thi

Chiến lược phát triển thị trường 3,7 3,3

Chiến lược kết hợp về phía trước 3,3 3,0

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm 2,7 2,8

Chiến lược quảng bá và tiếp cận khách hàng 2,6 3,7

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia - 2013)

Chiến lược phát triển thị trường có mức cần thiết cao nhất (3,7), tính khả thi là 3,3 trên mức trung bình có thể thực hiện được nên chiến lược này được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn này. Sau đó mới tiếp tục thực hiện các chiến lược còn lại.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG

5.2.1 Giải pháp về giá

Mục tiêu của Thanh Tần là định giá không quá chênh lệch so với mức giá trung bình trên thị trường (thấp hơn khoảng 2% so với sản phẩm của đối thủ)

Mục tiêu định giá: Gia tăng doanh số bán và thị phần trên thị trường mục tiêu; Giữ vững khách hàng hiện có; Bảo đảm chi phí phân phối và có được lợi nhuận.

Biện pháp giảm giá: Nâng cao năng suất và chất lượng của công nhân; Giảm giá thành các chi phí đầu vào; Có phương án dự phòng rủi ro;…

5.2.2 Giải pháp về phân phối

Ngoài kênh phân phối hiện tại công ty cần tuyển chọn được nhà phân phối độc quyền, chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm riêng của công ty, họ sẽ ăn hoa hồng theo sản lượng và có sự quản lý của công ty. Nếu không thiết lập được nhà phân phối độc quyền, có thể chấp nhận để nhà phân phối kinh doanh những sản phẩm khác, miễn không phải là của đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Có chính sách khuyến khích và thắt chặt quan hệ của các trung gian phân phối.

Ký hợp đồng phân phối dài hạn với các siêu thị lớn.

Mở rộng mạng lưới kênh phân phối thêm ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, mở hệ thống đại lý để người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sản phẩm của Công ty với giá phù hợp, tránh hàng giả bằng cách tiến hành điều tra các cửa hàng ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, chọn cửa hàng phù hợp để phân phối sản phẩm của Công ty, ký hợp đồng về việc bán sản phẩm đúng với chính sách của Công ty.

Cần đưa ra nhiều chương trình chăm sóc khách hàng như: đại lý lấy hàng lâu năm được ưu đãi tặng quà nhân dịp sinh nhật, Tết, Lễ, Hội lớn, trưng bày sản phẩm miễn phí, thi công bảng hiệu cho đại lý, bảo hành tại nhà,…

5.2.3 Giải pháp về chiêu thị

Mục tiêu quảng cáo:

Thông qua các kênh thông tin cộng đồng nhằm lôi kéo khách hàng đến với công ty.

Giới thiệu và nâng cao hình ảnh của mình, nói lên điểm mạnh về mặt hàng của công ty là chất lượng của sản phẩm, nhân viên phục vụ nhiệt tình, hướng dẫn kỹ cách sử dụng để sản phẩm xài bền hơn, tiết kiệm điện.

Thông báo những chính sách mới của công ty.

Phương thức quảng cáo

Ngoài những cách thức truyền thống, công ty cần tăng cường quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên mạng thông qua các Website có lượng truy cập cao,…

Thuê người viết trang web riêng của Công ty, trang web phải thể hiện đầy đủ thông tin của Công ty, sản phẩm của Công ty, cách đặt hàng, cách liên hệ, các chinh sách….để khách hàng dễ dàng truy cập tìm kiếm thông tin.

5.2.4 Giải pháp về nhân sự

Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng quan trọng nhất mà tất cả mọi cán bộ, nhân viên đều cần, đặc biệt là bộ phận tiếp xúc khách hàng trực tiếp. Hiện nay hầu hết kỹ năng giao tiếp của nhân viên Thanh Tần chưa được đào tạo bài bản, mà chỉ hình thành qua các kinh nghiệm thực tế. Công ty cần thuê chuyên gia về đào tạo cho các nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của các bộ phận trong công ty, đặc biệt là bộ phận tiếp xúc trực tiếp khách hàng, để bộ phận này tư vấn, phục vụ đúng nhu cầu khách hàng.

Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin thị trường, cung cấp các thông tin cần thiết cho Giám Đốc để đưa ra các quyết định đúng đắn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong bất cứ giai đoạn nào, thời kỳ nào của cơ chế thị trường thì chiến lược kinh doanh cũng luôn luôn cần thiết và không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với Công ty Thanh Tần cũng vậy, chiến lược kinh doanh tuy còn mới mẻ nhưng đóng vai trò quan trọng, quyết định sự sống còn, sự thịnh suy của công ty. Thông qua các hệ thống mục tiêu, mô hình chiến lược chủ yếu mà xác định, tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về cách thức, biện pháp mà công ty sẽ phải thực hiện vươn tới trong tương lai.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin cùng với các yếu tố bất ngờ xảy ra liên tiếp đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia nên việc hoạch định các chiến lược kinh doanh đúng đắn là rất cần thiết. Qua việc phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và môi trường nội bộ doanh nghiệp của Công ty Thanh Tần ta thấy Công ty đang hoạt động khá hiệu quả. Với những lợi thế hiện tại của mình như: khả năng quản trị của ban lãnh đạo khá tốt, đội ngũ lao động phù hợp nhu cầu công việc, máy móc thiết bị hiện đại, chất lượng sản phẩm tốt và ổn định,… Công ty cần tiếp tục phát huy, nâng cao năng suất, tạo lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu lớn mạnh, phát triển và xâm nhập thị trường tiềm năng; đồng thời, cần có giải pháp giúp ổn định tình hình tài chính, tăng khả năng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng kênh phân phối và thị trường,…

Qua kết quả phân tích, Công ty Thanh Tần ưu tiên thực hiện chiến lược:

Chiến lược phát triển thị trường

Với việc đề ra chiến lược kinh doanh cho công ty Thanh Tần, với mong muốn góp phần làm cho ngành kinh doanh điện máy Việt Nam phát triển mạnh mẽ và ổn định. Đối với Thanh Tần thì việc đề xuất chiến lược sẽ giúp công ty phát triển ổn định và đạt được mục tiêu doanh thu từ 10 đến 15 tỉ VNĐ vào năm 2018.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với công ty

Hoàn thiện bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả; củng cố, phát triển các phòng chức năng thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình, đem lại kết quả cao nhất.

Xúc tiến các công tác nhân sự, chi phí để đáp ứng yêu cầu thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường và maketing nhằm mục đích nghiên cứu, nhận dạng nhu cầu thị trường, ước lượng nhu cầu thị trường để từ đó đề xuất ban giám đốc đề ra các chính sách thích hợp cho từng giai đoạn, từng thị trường.

Thường xuyên liên lạc với các trung gian phân phối để kịp thời phát hiện các vấn đề xảy ra trong quá trình kinh doanh, nhằm thắt chặt mối quan hệ với họ, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.

Chăm lo đời sống nhân viên, cán bộ quản lý nhiều hơn, tạo môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, phát huy tinh thần tập thể, đoàn kết, hăng say lao động sản xuất. Từ đó tạo ra nhiều giá trị sản phẩm đạt chất lượng cao mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty.

6.2.2 Đối với Nhà nước

Tiếp tục duy trì và tăng cường các chương trình hỗ trợ ngành: chương trình ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mới kinh doanh, hiện đại hóa thiết bị và công nghệ, thưởng xuất khẩu, v.v…

Vấn đề cốt lõi trong việc phát triển kinh tế xã hội là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hạ tầng được đầu tư tốt thì kinh tế mới phát triển được. Hiện nay, một số đường lớn ở Cần Thơ như đường Mậu Thân, Đại lộ Hòa Bình, Nguyễn Trãi thường bị ngập nước khi trời mưa, mùa nước dâng cao cần nhanh chóng khắc phục, tạo điều kiện để Thanh Tần vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu được thuận tiện, dễ dàng.

Hiện nay, các thủ tục hành chính vẫn còn gây nhiều khó khăn cho các công ty, từ việc cấp giấy phép kinh doanh cho đến các thủ tục xuất khẩu hàng hóa các doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian và chi phí, công ty muốn xuất hàng theo đúng thời gian hợp đồng thì phải hoàn thành sản phẩm sớm hơn, như vậy làm cho chi phí tồn kho tăng lên, gây thiệt hại cho công ty. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần rút ngắn thời gian cấp phép và kiểm tra hoàn thành thủ tục xuất hàng.

Bộ tài chính cần có những chính sách giúp ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô để các công ty có được cơ sở vững chắc cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình. Chỉ số có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp là lãi suất, Nhà nước cần ổn định hoặc tạo ra những dao động nhỏ trong chính sách lãi suất, để doanh nghiệp có thể dự trù đúng mức chi phí phải chịu mà thực hiện các hợp đồng với khách hàng. Đa phần các doanh nghiệp đều vay vốn tương đối nhiều, vì vậy một khi có sự biến động lớn về lãi suất sẽ ảnh mạnh đến mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Ong Quốc Cường (2013), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại Học Cần Thơ.

-PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam (2008), Chiến

lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội.

-Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê. -Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2011), Quản trị chiến lược, NXB tổng hợp TP. HCM.

-TS. Trần Ái Kết, ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt (2012), Căn bản về Quản

trị tài chính, NXB Đại Học Cần Thơ.

-[1] Cao Sỹ Khiêm (2013). Kinh tế 2013 qua lăng kính chuyên gia. <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/kinh-te-2013-qua-lang-kinh- chuyen-gia-2726191.html>.[Ngày truy cập 19 tháng 9 năm 2013].

-[2] Theo Thanh Niên (2013). Hàng điện tử nhập khẩu giá rẻ.

<http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Hang-dien-tu-nhap-khau-gia-re/52566.bld >. [Ngày truy cập 19 tháng 9 năm 2013].

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu thanh tần (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)