Phân tích và đánh giá các nguồn lực phát triển tổ chức

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu thanh tần (Trang 54)

a. Về quản trị

 Hoạch định: công tác dự báo chính của công ty hiện nay chủ yếu là dựa vào thông tin thị trường, thông tin nội bộ, các quy hoạch và phát triển của nhà nước, các chính sách được cập nhật kịp thời và sử dụng các phương pháp dự báo khoa học đúng chuyên ngành. Do đó công tác dự báo khá chính xác, việc triển khai thực hiện các mục tiêu cũng tương đối thuận lợi. Công tác hoạch định chiến lược hiện tại do Giám Đốc công ty thực hiện, mang lại hiệu quả khá tốt.

 Tổ chức:

- Cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý của công ty theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Giám Đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, khai thác và tìm kiếm thị trường, vạch ra chiến lược kinh doanh, chủ động các phương thức quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

 Lãnh đạo: khả năng lãnh đạo của Giám Đốc khá tốt nên đã tuyển chọn được nhiều nhân viên giỏi, nhờ đó tiếp thêm sức mạnh cho doanh nghiệp và tác động tốt đến tâm lý của toàn thể nhân viên công ty. Công ty hoạt động theo hình thức cổ phần nên mạnh đã dạng thay đổi các cán bộ quản lý kém năng lực, thiếu nhiệt tình làm việc và bổ sung kịp thời bằng nguồn nhân lực mới có năng lực và nhiệt huyết hơn.

 Kiểm soát: Do hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên Giám Đốc trực tiếp thực hiện chức năng này, nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động quản lý, sự vận hành của tổ chức và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đảm bảo kết quả thực tế đạt được phù hợp, nhất quán với kết quả mong muốn đã được hoạch định; đồng thời phát hiện và chỉnh sữa các sai sót giúp công ty hoạt động hiệu quả.

b. Về nguồn nhân lực

 Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty:

Bảng 4.3: Cơ cấu lao động của Thanh Tần năm 2013

Trình độ Số lượng (người) Tỉ lệ %

Đại học 1 10,00

Cao đẳng – trung cấp chuyên nghiệp 5 50,00

Phổ thông và dưới phổ thông 4 40,00

Tổng 10 100

(Nguồn: Phòng nhân sự - Thanh Tần)

Do sản phẩm của công ty phần lớn là các sản phẩm đã thành phẩm nên Công ty sử dụng số lượng lao động trực tiếp ít. Nhu cầu sử dụng lao động ít nên chất lượng nguồn lao động được Công ty quan tâm, phần lớn nhân viên được tuyển dụng là những người có trình độ chuyên môn phù hợp nhu cầu công việc. Như được trình bày trong bảng trên, số lượng nhân lực có trình độ đại học chiếm 10,00%, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chiếm 50,00%, tổng các con số này là 60,00% là khá cao.

 Chính sách đối với người lao động:

* Được bố trí, sắp xếp, phân công công việc theo trình độ chuyên môn, tay nghề phù hợp với nhu cầu của công ty;

* Được gửi đi học tập, đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp;

* Được hưởng đầy đủ các quyền lợi và chế độ chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước (hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ ốm, nghỉ phép,… và các chế độ khen thưởng, phúc lợi khác).

Tóm lại: đội ngũ nhân viên của Công ty được tuyển chọn kỹ càng, được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với nhu cầu của công việc; đồng thời nhận được chế độ đãi ngộ tốt của Công ty và làm việc trong môi trường năng động kích thích sự phấn đấu cống hiến của nhân viên, góp phần xây dựng tổ chức vững mạnh, xây dựng tinh thần đoàn kết của tập thể.

c. Về tài chính – kế toán

Các tỉ số quản trị nợ

Bảng 4.4: Các tỉ số về quản trị nợ

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ phải trả đồng 2.313.043.443 2.612.474.297 3.364.990.204 Vốn chủ sở hữu đồng 1.241.572.687 1.778.914.714 1.833.719.716 Tổng tài sản đồng 3.554.616.130 4.391.389.011 5.198.709.920 Tỉ số nợ trên tài sản có (D/A) % 65,07 59,49 64,72 Tỉ số nợ trên vốn tự có (D/E) % 186,30 146,86 183,51

(Nguồn: Phòng Kế toán - THANH TẦN)

 Tỉ số nợ trên tài sản có (D/A): tỉ số nợ trên tài sản có của Công ty năm 2010 là 65,07%, sang năm 2011 con số này giảm xuống 59,49% là do năm 2011 nợ tăng 13% so với 2010 trong khi đó thì tổng tài sản lại tăng đến 23,54% so với 2010. Năm 2012 tỉ số này tăng lên 64,72% là do nợ phải trả tăng cao 28,80% trong khi đó tài sản chỉ tăng 18,38%. Nguyên nhân do năm 2012 kinh tế khó khăn công ty kinh doanh không hiệu quả làm nợ phải trả tăng nhanh.

 Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E): tỉ số nợ trên vốn tự có của Công ty năm 2010 là 186,30%, sang năm 2011 giảm xuống 146,86% là do năm 2011 nợ phải trả tăng 13% trong khi đó vốn tự có tăng đến 43,27% so với 2010. Năm 2012 tỉ số này giảm xuống 183,51% do nợ phải trả tăng cao 28,80% trong khi đó vốn tự có chỉ tăng 3,08%. Do nguyên nhân đã nêu ở phần trên.

 Các tỉ số thanh khoản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.5: Các tỉ số về khả năng thanh toán

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tài sản lưu động đồng 2.962.926.536 3.894.378.877 4.796.379.268 Hàng tồn kho đồng 2.677.555.229 3.293.303.687 3.515.344.861 Nợ ngắn hạn đồng 2.313.043.443 2.612.474.297 3.364.990.204 Khả năng thanh toán hiện hành (RC) Lần 1,28 1,49 1,43 Khả năng thanh toán nhanh (RQ) Lần 0,12 0,23 0,38

(Nguồn: Phòng Kế toán - THANH TẦN)

 Tỉ số khả năng thanh toán hiện hành (RC): tỉ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty qua 03 năm đều lớn hơn 1, đảm bảo Công ty có khả năng thanh toán, đặc biệt năm 2010 RC của Công ty là 1,28 lần cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là khá tốt, sang năm 2011 RC tăng lên 1,49 lần do Công ty kinh doanh có hiệu quả làm tăng tài sản đáng kể. Đến năm 2012 giảm xuống 1,43 do tình hình kinh tế suy giảm Công ty kinh doanh không đạt hiệu quả.

 Tỉ số khả năng thanh toán nhanh (RQ): Do đặc điểm kinh doanh

của ngành là hàng tồn kho chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng tài sản. Năm 2010 Công ty hoạt động chưa được tốt, hàng tồn kho nhiều, phần lớn các khoản nợ phải trả cho người bán chưa được thanh toán nên tổng nợ ngắn hạn trong năm khá cao, cho nên tỉ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty bằng 0,12 lần là thấp. Sang năm 2011 tỉ số này tăng lên 0,23 và năm 2012 tăng lên 0,38 là do hiệu số giữa tài sản lưu động và hàng tồn kho của Công ty có phần tăng mạnh hơn so với nợ ngắn hạn. Nhưng tỉ số này vẫn còn thấp công ty cần nghiên cứu cải thiện chỉ số này.

Các tỉ số hiệu quả hoạt động

Bảng 4.6: Các tỉ số hiệu quả hoạt động

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần đồng 6.956.771.400 5.302.042.550 6.954.884.078 Hàng tồn kho đồng 2.677.555.229 3.293.303.687 3.515.344.861 Hàng tồn kho bình quân đồng 2.578.286.379 2.985.429.458 3.404.324.274 Giá vốn hàng bán đồng 6.350.919.400 4.536.878.072 6.309.026205 Tổng tài sản cố định ròng đồng 591.689.594 497.010.134 402.330.652 Vòng quay hàng tồn kho (RI) Vòng 2,46 1,52 1,85 Vòng quay tài sản cố định(RF) Lần 11,76 10,67 17,29

(Nguồn: Phòng Kế toán -THANH TẦN)

(Hàng tồn kho năm 2009 là 2.479.017.529 nghìn đồng)

Vòng quay hàng tồn kho (RI): Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh

hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Năm 2010 tỷ số này là 2,46 vòng cao nhất trong ba năm, năm 2011 giảm xuống 1,52 vòng do hàng tồn kho bình quân tăng 13,63% trong khi đó giá vốn hàng bán giảm mạnh 28,56% so với 2010 vì Công ty tìm được nhà cung cấp giá tốt. Năm 2012 vì một số lí do khách quan nhà cung cấp giá tốt đã phá sản nên giá vốn hàng bán tăng lên 39,06% so với 2011 trong khi đó hàng tồn kho bình quân chỉ tăng 12,30% làm tỉ số này tăng lên 1,85 vòng.

 Vòng quay tài sản cố định (RF): Năm 2010 vòng quay tài sản cố

định là 11,76 lần sang năm 2011 giảm xuống 10,67 lần do doanh thu thuần giảm nhanh (chủ yếu do giá vốn hàng bán giảm 28,56% so với 2010) trong khi tổng tài sản cố định ròng của Công ty chỉ giảm 16,00%. Năm 2012 tỉ số vòng quay tài sản cố định là 17,29 tăng nhiều so với năm 2011 do doanh thu tăng (chủ yếu do giá vốn hàng bán tăng 39.06% so với 2011) trong khi đó tài sản cố định ròng lại giảm. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đang tăng.

Các tỉ số khả năng sinh lời

Bảng 4.7: Các tỉ số khả năng sinh lời

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận ròng đồng 61.831.639 118.542.027 54.805.002 Doanh thu thuần đồng 6.956.771.400 5.302.042.550 6.954.884.078 Tổng tài sản đồng 3.554.616.130 4.391.389.011 5.198.709.920 Vốn chủ sở hữu đồng 1.241.572.687 1.778.914.714 1.833.719.716 Tỷ suất LNR/DT (ROS) % 0,89 2,24 0,79 Tỷ suất LNR/TS (ROA) % 1,74 2,70 1,05 Tỷ suất LNR/VCSH (ROE) % 5,98 6,66 2,99

(Nguồn: Phòng Kế toán - THANH TẦN)

 Tỉ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): năm 2010 ROS của năm này đạt 0,89 %. Sang năm 2011, tình hình hoạt động của Công ty có hiệu quả, doanh thu thuần giảm mà lợi nhuận tăng 91,71% so với 2010 là do giá vốn hàng bán giảm, công ty kinh doanh có hiệu quả và doanh thu từ cung cấp dịch vụ tăng (trong năm này Công ty tuyển được một số thợ sửa chữa có tay nghề cao). Năm 2012 con số này giảm xuống 0,79 do Siêu thị Điện máy Nguyễn Kim khai trương làm cho cạnh tranh khốc liệt hơn Công ty quyết định giảm giá bán để tăng doanh số chiếm thị phần nên tăng thu tăng vọt 31,15% so với 2011 mà lợi nhuận giảm 53,76%.

 Tỉ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): năm 2010 ROA của Công ty đạt 1,74 % là rất thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty là rất kém. Năm 2011 lợi nhuận ròng tăng rất nhiều 91,71% , tài sản chỉ tăng 23,55% so với 2010 nên ROA tăng lên 2,70 %. Năm 2012 tỉ suất lợi nhuận ròng trên tài sản giảm xuống 1,05% do lợi nhuận giảm (nguyên nhân đã nêu ở phần trên) và tài sản tăng 18,37% so với 2011.

 Tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): năm 2010 tỉ suất này là 5,98%, sang năm 2011 tăng lên 6,66% là do vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 tăng gần 50% và lợi nhuận ròng tăng mạnh 91,71% so với

năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận giảm do những nguyên nhân nêu ở phần trên và vốn chủ sở hữu tăng 3,09% nên ROE giảm xuống 2,99%.

Tóm lại: Nhìn chung, năm 2012 các tỉ số quản trị nợ khá lớn cho thấy tỉ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong năm này khá cao, trong khi các tỉ số thanh khoản lại quá thấp cho nên khi các khoản nợ đến hạn trả cùng lúc công ty dễ rơi và tình trạng mất khả năng thanh toán; đồng thời, vòng quay hàng tồn kho trong năm tăng lên, vòng quay tài sản cố định tăng cho thấy quản lí hàng tồn kho đạt hiệu quả và hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng. Do một số nguyên nhân khách quan nên năm này Công ty hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao.

d. Về hoạt động sản xuất

 Cùng với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, Công ty cũng không ngừng thay đổi, đầu tư mua mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh. Gần đây, vào tháng 02/2011 Công ty đã đưa vào sử dụng mặt bằng kinh doanh mới nhằm mở rộng mặt bằng kinh doanh, phát triển đa dạng chủng loại hàng hóa.

 Để phục vụ cho việc phát triển về lâu dài, từ năm 2011 Công ty đã mua các thiết bị hiện đại hỗ trợ sản xuất như mỏ hàn thế hệ mới (có cảm biến nhiệt tự động), máy đo nhiệt độ linh kiện điện tử, thiết bị chép dữ liệu, máy khoan đa năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đầu năm 2012, Công ty đã trang bị hệ thống đèn led hiện đại cho bảng hiệu nhằm tăng sự thu hút khách hàng.

 Bên cạnh việc trang bị cơ sở vật chất hạ tầng, Công ty còn nổ lực phấn đấu xây dựng phát triển thương hiệu đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của ngành cũng như đòi hỏi khắt khe của thị trường xuất khẩu. Với những nổ lực của mình Thanh Tần đã đạt được các chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Tóm lại: Công ty có cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị, máy móc hiện đại, cho nên sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng của thị trường và luôn ổn định.

e. Hoạt động marketing

 Sản phẩm: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Thanh Tần tập trung chủ yếu vào kinh doanh các mặt hàng điện máy, điện lạnh, điện cơ, điện gia dụng. Một số sản phẩm chính do chính Công ty sản xuất mang thương hiệu Calitronic:

Hình 4.1: Một số sản phẩm chính của Thanh Tần

 Giá cả sản phẩm: Công ty áp dụng phương thức định giá sản phẩm

dựa trên giá của thị trường, với mỗi sản phẩm tại mỗi thị trường khác nhau Công ty có mức định giá khác nhau. Ngoài ra Công ty còn áp dụng một số chính sách khuyến mãi giảm giá đối với các khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành.

Phân phối: Thanh Tần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm các mặt hàng điện máy, điện lạnh, điện cơ, điện gia dụng nên chủ yếu phân phối thông qua kênh bán sỉ và bán lẻ. Vì đặc tính một số sản phẩm khó lắp ráp và vận chuyển nên Công ty Thanh Tần giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng và đối với nhà bán sỉ và bán lẻ Công ty sẽ tổ chức các khóa huấn luyện để giúp đỡ họ trong việc lắp ráp và vận chuyển.

Sơ đồ 4.1: Hệ thống phân phối sản phẩm của Thanh Tần

Công ty phân phối sản phẩm theo cách trên sẽ hạn chế được các thủ tục rườm rà và tiết kiệm chi phí, nhưng lại gặp phải một số bất lợi như: qua trung gian sản phẩm sẽ bị mất giá và Công ty khó có thể kiểm soát được đầu ra, mất cơ hội xây dựng hình ảnh thương hiệu đối với người tiêu dùng.

 Chiêu thị:

 Công ty tận dụng các cơ hội quảng bá thương hiệu của mình trong các hội chợ thương mại trong và ngoài nước giúp đưa hình ảnh công ty đến với khách hàng nhiều nhất có thể.

 Trong tương lai, Công ty sẽ xây dựng trang web riêng cung cấp đầy đủ thông tin về Công ty, sản phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn đạt được và cách thức liên hệ để khách hàng dễ dàng tìm hiểu và liên hệ đặt hàng khi có nhu cầu.

 Áp dụng một số chính sách hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng như: giá ưu đãi cho khách hàng mới, hỗ trợ phương thức thanh toán ưu đãi cho khách hàng truyền thống, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, giao hàng đúng tiến độ, đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm.

Tóm lại: Hiện nay công tác marketing của Công ty cũng chưa có sự khác biệt nhiều so với các công ty khác trong ngành. Các sản phẩm hiện tại của Công ty đã đạt chất lượng khá tốt, cần xây dựng chiến lược phát triển thêm một số sản phẩm tạo sự khác biệt; đồng thời xây dựng, mở rộng hệ thống

THANH TẦN Nhà bán sỉ

Nhà bán lẻ

phân phối ở một số thị trường tiềm năng như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

g. Về hệ thống thông tin

 Việc thu thập thông tin về khách hàng và tìm kiếm cơ hội mua bán thông qua tham gia các hội chợ triển lãm thương mại trong nước và phấn đấu tham gia các hội trợ mang tầm vóc quốc tế nhằm tìm được các khách hàng tiềm năng. Công ty còn tìm kiếm khách hàng qua báo, đài, mạng Internet, qua sự giới thiệu của các doanh nghiệp trong ngành và khách hàng cũ.

 Tuy nhiên nguồn cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch còn hạn chế do công ty chủ yếu bán sỉ và bán lẻ. Việc thu thập thông tin về các thị

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu thanh tần (Trang 54)