Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Thiết bị xăng dầu

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Luận văn ThS (Trang 45)

3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX PETROLIMEX

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Thiết bị xăng dầu Petrolimex Petrolimex

Ngày 28 tháng 12 năm 1968, Tổng cục trưởng Tổng cục vật tư đã có Quyết định số 412/VT - QĐ thành lập Chi cục Vật tư I, với chức năng nhiệm vụ: Tổ chức, tiếp nhận, bảo quản, cung ứng và sản xuất vật tư thiết bị cho hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau gần 4 năm hoạt động, Ngày 20 tháng 12 năm 1972 Bộ trưởng Bộ vật tư có Quyết định số 719/VT - QĐ chuyển tên thành Công ty Vật tư I.

Đến năm 1977 Bộ trưởng Bộ vật tư có Quyết định số 233/VT - QĐ chuyển Công ty Vật tư I thành Công ty Vật tư chuyên dùng xăng dầu trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.Nhiệm vụ chính của công ty là cung ứng vật tư thiết bị xăng dầu cho sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới công trình xăng dầu.

Để thực hiện chức năng nhiệm vụ mới của công ty, tại Quyết định số 1642/2000/QĐ - BTM ngày 30 tháng 11 năm 2000 đổi tên thành Công ty Thiết bị xăng dầu Petrolimex.

Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 19 tháng 12 năm 2001, Quyết định số 1437/2001/QĐ - BTM chuyển thành Công ty cổ phần Thiết bị xăng dầu Petrolimex. Sau khi cổ phần hóa, Công ty dần từng bước mở rộng lĩnh vực ngành hàng kinh doanh.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, công ty đã và đang có những bước tiến đáng kể, công ty đã hai lần được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba, huy chương vàng tại hội chợ EXPO 2005.

38

Với bề dày lịch sử và kinh nghiệm của 45 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ có trình độ; sự ủng hộ của Quý cổ đông cùng với sự hợp tác, giúp đỡ của các ban ngành, địa phương và khách hàng trong và ngoài ngành xăng dầu, Công ty cổ phần Thiết bị xăng dầu Petrolimex đặt mục tiêu trở thành một trong những đơn vị mạnh của Tập đoàn Xăng dầu Việt nam - PETROLIMEX, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Nguồn: http://www.peco.petrolimex.com.vn/

- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết và là

Cơ quan quyết định cao nhất trong công ty.

- Hội đồng quản trị: là Cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân

danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát: Là những thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và

39

đặc điểm của công việc nên Ban kiểm soát phải là cổ đông, có trình độ am hiểu kỹ thuật và nghiệp vụ kinh doanh của công ty, trong đó có ít nhất là 1 kiểm soát phải có nghiệp vụ tài chính kế toán tuy nhiên không làm việc tại phòng tài chính kế toán.

- Ban giám đốc gồm có 2 người:

Giám đốc công ty: Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ máy quản lý.

Phó giám đốc công ty: Phó giám đốc công ty là người giúp việc cho Giám đốc công ty, theo dõi các hoạt động phong trào.

- Phòng Tổ chức hành chính: Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc

cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty; Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế công ty; Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.

- Phòng Kinh doanh: Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Giám đốc quản

lý các lĩnh vực sau:

+ Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược: + Công tác thống kê tổng hợp sản xuất; + Công tác điều độ sản xuất kinh doanh; + Công tác quản lý hợp đồng kinh tế;

+ Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; + Công tác đấu thầu;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

40

+ Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn;

+ Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư; + Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty;

+ Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định;

+ Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

+ Tổ chức thu mua hàng hóa và bán hàng của công ty đảm bảo không bị đứt nguồn hàng, tính toán phương án khả thi cho từng lần nhập hàng, bán hàng đảm bảo có lợi nhuận, hàng nhập kho đảm bảo chất lượng, số lượng.

- Phòng Tài chính kế toán: Chức năng nhiệm vụ: Thực hiện công việc tính

toán, ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế, tài chính phát sinh của đơn vị nhằm phản ánh, giám sát tình hình và kết quả hoạt động của công ty thông qua 3 thước đo: Tiền, hiện vật và thời gian lao động; trong đó tiền là thước đo chủ yếu.

Ngoài ra, kế toán còn có hai chức năng: Chức năng phản ánh (thông tin) và chức năng giám đốc (kiểm tra).

Về đội ngũ cán bộ, Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex có một đội ngũ đủ mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm số lượng khá lớn (40%) đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay của Công ty.

Tổng số lao động (đến thời điểm 31/12/2013) là 155 người, trong đó có 48 lao động nữ.

Về trình độ: Trình độ trên đại học chiếm: 0,5%; trình độ đại học chiếm: 23%; trình độ cao đẳng chiếm: 6,3 %; trình độ trung cấp nghề chiếm: 70,2%.

41

Hình 3.2. Cơ cấu theo trình độ của cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Nguồn: Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Về độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 43,75%; từ 30- 40 tuổi chiếm 30%; từ 40 tuổi trở lên chiếm 26,25%.

Đơn vị: %

Hình 3.3. Cơ cấu theo độ tuổi của cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

42

Về tổ chức bộ máy quản lý tài chính, Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là đơn vị kinh doanh thương mại có quy nhỏ, hạch toán kế toán độc lập. Bộ máy quản lý tài chính của Công ty bao gồm Kế toán trưởng, Phó phòng Kế toán tài chính.

Ở cấp Chi nhánh, xí nghiệp: Là đơn vị hạch toán độc lập, nhân sự được bố trí đủ đáp ứng yêu cầu công tác.

Tổ chức công tác kế toán của Công ty theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Các công việc kế toán như phản ánh, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo... được thực hiện tại Phòng Kế toán tài chính của Công ty hoặc tại Phòng Kế toán tài chính của Chi nhánh, xí nghiệp. Báo cáo quyết toán của Công ty được lập trên cơ sở tổng hợp báo cáo quyết toán của khối Văn phòng Công ty với báo cáo quyết toán của Chi nhánh, xí nghiệp.

Trực thuộc Công ty, Chi nhánh, xí nghiệp có các kho, các cửa hàng là các đơn vị hạch toán báo sổ. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đây chỉ lập chứng từ ban đầu và thực hiện hạch toán tại Phòng Kế toán tài chính Chi nhánh, xí nghiệp.

Tổ chức bộ máy kế toán của Phòng Kế toán tài chính Công ty gồm có 8 người, trong đó 01 Kế toán trưởng (Trưởng phòng), 1 Phó phòng và 6 nhân viên chịu trách nhiệm từng phần hành cụ thể. Tại Phòng Kế toán tài ch ính Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 4 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, Xí nghiệp gồm có 3 người,, trong đó có 1 trưởng phòng và 2 nhân viên.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Luận văn ThS (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)