- Thị phần chiếm lĩnh:
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex, trong đó, các đối thủ cạnh tranh nổi bật có thể kể đến như: Công ty cổ phần thương mại - xuất nhập khẩu thiết bị xăng dầu Vinamco; Công ty TNHH thiết bị xăng dầu Hà Nội; Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Đức Minh,… Trong thời gian qua, với hiệu quả khá cao của hoạt động quản lý tài chính, kéo theo sự tăng trưởng đáng kể về thị phần chiếm lĩnh của công ty trên thị trường. Trong đó, đáng chú ý nhất là thị phần thiết bị cột bơm xăng dầu của công ty được đánh giá rất tốt, ngày càng tăng, chiếm 80% thị phần trong toàn quốc là nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam, với sản phẩm, chất lượng đáng tin cậy và được nâng cao uy tín của công ty.
Đơn vị: %
Hình 3.6. Thị phần của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex và một số đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2011-2013
69
- Đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời của các nguồn vốn kinh doanh:
Trong thời gian qua, nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex được đảm bảo đầy đủ, kịp thời đảm bảo sản xuất kinh doanh của công ty; ngoài vốn cổ đông là vốn vay ngân hàng được các ngân hàng quan tâm đặc biệt nên việc tiếp cận vốn là tốt.
- Doanh thu của công ty:
Căn cứ vào nguồn hình thành thì doanh thu của công ty bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; Doanh thu từ hoạt động tài chính; Doanh thu từ hoạt động bất thường.
Đơn vị: triệu đồng
Hình 3.7. Doanh thu của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Học viên vẽ từ bảng 3.11
Doanh thu của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex được hạch toán đầy đủ đúng kỳ, phản ánh trung thực nghiệp vụ phát sinh. Qua bảng số liệu có thể thấy rằng: Giai đoạn 2009-2011, doanh thu của công ty tăng đều với mức tăng trung bình 10% một năm; tuy nhiên giai đoạn 2012-2013, với sự khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước. doanh thu của công ty sụt giảm một mức đáng kể: năm 2013 giảm 33% so với năm 2011.
70
- Lợi nhuận của công ty:
Lợi nhuận của công ty đạt được sẽ phân phối nhằm mục đích tái đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích và tạo động lực để người lao động nâng cao năng suất góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế của công ty dùng để trả cổ tức và phân phối các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng và phúc lợi.
Diễn biến của lợi nhuận của công ty có chiều hướng giống với diễn biến của doanh thu, thể hiện ở hình sau:
Đơn vị: triệu đồng
Hình 3.8. Lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Học viên vẽ từ bảng 3.11 - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex được thể hiện qua biểu đồ sau:
71 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 2009 2010 2011 2012 2013 Phần trăm
Hình 3.9. Lợi nhuận trên vốn của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Học viên tự tổng hợp
Qua biểu đồ trên ta thấy kết quả của công ty trên một đồng vốn bỏ ra đều thu lợi nhuận, có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty có tác dụng tích cực, công ty đã thành công trong sản xuất kinh doanh.