Đánh giá theo nội dung quảnlý tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Luận văn ThS (Trang 79)

3.3.2.1. Điểm mạnh trong quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

- Quản lý tài sản : Việc điều hoà tài sản giữa các đơn vị thành viên là cần

thiết nhằm đáp ứng cho yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Cơ chế điều hòa tài sản phục vụ kinh doanh giữa các đơn vị góp phần vào việc tiết kiệm chi phí mua sắm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Quản lý vốn: Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đã chủ động

được nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn ngắn hạn đáp ứng cho TSLĐ đảm bảo an toàn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã xây dựng được lòng tin trong các ngân hàng về việc vay nợ , do đó công ty không phải thế chấp tài sản khi vay vốn kinh doanh , đây làm một điểm sáng của công ty trong hệ thống ngân hàng.

72

- Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận: Việc quản lý doanh thu tại Công ty

cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đang được thực hiện chi tiết đến từng loại hình sản xuất kinh doanh.

Trong quản lý chi phí, việc hạch toán được thực hiện đúng theo tính chất các khoản chi phí. Do vậy, Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex có cơ sở đánh giá việc quản lý chi phí có hiệu quả hay không theo tính chất từng khoản chi phí, theo từng loại hình sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Lợi nhuận của toàn công ty được quản lý tập trung, công ty đã tiến hành phân phối lợi nhuận theo quy định Nhà nước.

- Quản lý các hoạt động đầu tư: Trong quản lý các hoạt động đầu tư của

công ty đều tuân thủ các nguyên tắc, quy định của công ty do đó hoạt động đầu tư đều mang lại kết quả khả quan.

3.3.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu trong quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

a) Điểm yếu trong quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

- Quản lý tài sản: Phải thu khách hàng (công nợ khách hàng) tại Công ty cổ

phần thiết bị xăng dầu Petrolimex còn cao, biên bản đối chiếu xác nhận nợ cũng chưa đầy đủ; chưa làm tốt việc phân tích tuổi nợ. Đồng thời mặt khác Công ty chưa cương quyết trong việc yêu cầu khách hàng, người bán hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tài chính (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh);Các yếu tố này dễ dẫn đến xảy ra rủi ro kinh doanh, mất an toàn về tài chính. Trong quản lý hàng hoá, chưa ban hành được định mức dự trữ hàng hoá.

- Quản lý vốn: Nguồn vốn huy động của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu

Petrolimex phụ thuộc quá nhiều vào việc vay vốn của các ngân hàng, do đó nguồn vốn chưa có tính dài hạn.

- Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận: Doanh thu định kỳ chưa phân tích,

đánh giá chỉ tiêu doanh thu theo từng loại hình, từng đơn vị, từng phương thức bán hàng so sánh với kế hoạch, cùng kỳ, do đó chưa xem xét mức độ tăng trưởng của từng loại hình.

73

Chi phí: Công ty đã có định mức chi phí, tuy nhiên định mức vẫn chưa đầy đủ đối với các loại hình sản xuất kinh doanh. Việc rà soát chi phí còn chưa thường xuyên ; mặt khác công ty còn bị loại một giá trị chi phí tương đối do sử dụng hóa đơn không hợp pháp ( đó là sử dụng những hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn).

Lợi nhuận: Hiện nay việc trích lập các quỹ của công ty còn rất thấp, chưa được ưu tiên để tái đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Quản lý đầu tư: Công ty chưa có hoạch định phát triển đầu tư cho thời gian

dài, cho tương lai xa. Ngoài ra đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính còn nhiều hạn chế, mang tính chây ì, ỉ lại, làm việc như một cỗ máy.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính đã được công ty quan tâm, nhưng

chưa thường xuyên và đặc biệt chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát còn

nhiều hạn chế: Trên thực tế, công ty đã quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm

soát hàng năm đều xây dựng chương trình và tiến hành kiểm tra tài chính tại các đơn vị. Tuy nhiên công tác kiểm tra còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đặc biệt chất lượng kiểm tra còn hạn chế đã dẫn đến việc vi phạm các quy định quản trị tài chính của một số tập thể, cá nhân nhưng không được phát hiện, uốn nắn kịp thời.

- Công ty chưa coi trọng việc phân tích, so sánh, đánh giá các chỉ tiêu tài

chính: Để có được những quyết định quản lý tài chính đúng đắn, cần thiết phải xem (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xét, phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong từng thời kỳ. Tuy nhiên tại công ty các chỉ tiêu này chỉ xem xét mang tính tương đối, không tính toán, so sánh phân tích cụ thể để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu, cụ thể. Mặt khác việc tìm ra mức độ thích ứng, phù hợp, hiệu quả của một số chỉ tiêu về công nợ, lượng hàng dự trữ tồn kho, tỷ lệ nợ, lượng vốn cần thiết, số dư tiền mặt, điểm hoà vốn... trong từng thời kỳ, giai đoạn trong toàn công ty và các đơn vị cũng chưa được công ty quan tâm, tính toán, xem xét.

Theo yêu cầu của cấp trên và Nhà nước, công ty phải ghi chép, phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập những báo cáo tài chính, tuy nhiên công ty còn chưa chú trọng nhiều đến việc sử dụng các báo cáo tài chính đã lập để phân tích

74

và hoạch định xem chuyện gì xảy ra trong hoạt động tài chính của công ty. Đó cũng là một sự khác biệt rất lớn và là một hạn chế trong công tác quản lý tài chính của một công ty nhà nước so với công ty cổ phần.

b) Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều nhưng chủ yếu có 4 nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân chủ quan:

- Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex còn nhiều hạn chế. Nhận thức của lãnh đạo Công ty về vấn đề hoàn thiện công tác quản lý tài chính còn chưa đầy đủ, cán bộ quản lý tài chính còn yếu về nghiệp vụ.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến việc thiết lập các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán. Các báo cáo tài chính kế toán mang tính ghi nhận, hoàn thành, chưa phục vụ được yêu cầu quản trị doanh nghiệp nên không đảm bảo cho việc cung cấp thông tin một cách kịp thời. Trong một số trường hợp, Công ty có thể mắc các sai lầm trong việc ra các quyết định quản lý tài chính và bỏ qua các cơ hội tốt trong kinh doanh do các báo cáo tài chính yếu kém.

- Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là công ty cổ phần nhưng vốn Nhà nước chiếm 51% và cán bộ công nhân viên vẫn còn tư duy của công ty bao cấp. Chính vì vậy, quy chế tài chính của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam vẫn nặng về yêu cầu quản lý tập trung chưa thực sự giao quyền chủ động cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn.

- Mục tiêu quản trị hiện nay của công ty và nguyên nhân sâu xa là hình thức sở hữu vốn (của nhà nước) đã chưa thực sự tạo ra động lực để phát huy tính năng động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ những người lao động trong doanh nghiệp. Một bộ phận không nhỏ người lao động còn tư tưởng ỷ lại vào công ty, Tổng công ty và Nhà nước. Các đơn vị trực thuộc thiếu chủ động, năng động sáng

75

tạo trong việc thực hiện công tác quản trị tài chính nên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng quảnlý tài chính của đơn vị nói riêng và của toàn công ty nói chung.

- Sự chưa tách bạch, phân định rõ ràng giữa chức năng tài chính và chức năng kế toán (còn chồng chéo, trùng lắp) của phòng Tài chính kế toán công ty cũng như các chi nhánh Xí nghiệp; Sự thiếu hiểu biết, chủ quan về tầm quan trọng của quản lý tài chính và trình độ tư duy, năng lực chuyên môn, thiếu nhiệt tình trong công tác của một số cán bộ, chuyên viên tài chính kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công ty.

Nguyên nhân khách quan:

Những hạn chế trong quản lý tài chính của công ty trong những năm qua còn bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân khách quan như tình hình giá xăng dầu thế giới, sự quan tâm của các cấp nhà nước, cơ chế chính sách của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, của hệ thống ngân hàng, yếu tố địa lý, bất lợi trong kinh doanh của Công ty. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

- Chính sách giá và thuế của Nhà nước là nguyên nhân chính dẫn đến có lúc Công ty mất cân đối về nguồn tài chính, gây khó khăn cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Thực tế cho thấy vào những thời điểm giá xăng dầu thế giới tăng cao nhưng Nhà nước không điều chỉnh giá và thuế kịp thời, làm cho công ty khi đó không bán hàng cũng lỗ, càng bán càng lỗ, và lỗ nhưng vẫn buộc phải bán. Nó làm xoá nhoà đi thành tích, nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa công ty với các đơn vị kinh doanh xăng dầu khác trên địa bàn.

- Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, sự không rõ ràng trong giao quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn tới những hạn chế về việc chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt là công tác giám sát đánh giá hiệu quả kinh doanh của chủ sở hữu chưa tạo ra sức ép phải tăng cường công tác quản lý tài chính. Nếu như các công ty cổ phần luôn có sự giám sát xã hội rộng rãi (của cổ đông và các nhà đầu tư...) thì tại doanh nghiệp nhà nước hiện nay, sự chồng chéo chức năng của các cơ quan kiểm tra cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc giám sát bị hạn chế.

76

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Luận văn ThS (Trang 79)