Giải pháp hoàn thiện quảnlý tài sản

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Luận văn ThS (Trang 85)

4.2.1.1. Hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa

- Đối với xăng dầu: Đây là mặt hàng có tính chất tương đối ổn định về nhu cầu trong kinh doanh theo địa bàn và mùa vụ. Vì vậy trong kinh doanh, Công ty phải xác định được nhu cầu vốn hàng hoá hợp lý nhất theo cơ cấu mặt hàng và khả năng bán hàng trong từng thời điểm của từng đơn vị. Công ty phải nghiên cứu áp dụng được định mức dự trữ hàng hoá khoa học. Như thế sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển vốn dự trữ hàng hoá, giảm được chi phí tiền lãi do thanh toán chậm trả đồng thời giúp Công ty có quyết định đúng đắn trong việc dự trữ hàng hoá tồn kho.

Công ty phải yêu cầu các đơn vị báo cáo hàng ngày lượng hàng hoá nhập, xuất, tồn kho để từ đó cân đối chung nhu cầu nhập, xuất hàng hoá cho toàn Công ty hợp lý nhất. Tránh tình trạng hàng hoá tồn kho quá nhiều hoặc quá ít tại các cửa hàng gây bất lợi trong kinh doanh.

Ngoài ra, do tính chất dễ cháy nổ của xăng dầu, Công ty cần chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn cháy nổ, tính toán và mua bảo hiểm hàng hoá để hạn chế tổn thất khi các rủi ro có thể xảy ra.

Đối với hàng hoá là cột bơm, vật tư thiết bị: tính toán kỹ lưỡng, nghiên cứu thị trường để xác định thời điểm mua và bán và dự trữ thích hợp. Mặt khác, Công ty cũng cần phải có ngay các quy định về hoạt động của các loại hình kinh doanh để tạo cho bộ phận kinh doanh cột bơm, vật tư thiết bị được chủ động kinh doanh cũng như gắn trách nhiệm cá nhân với hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra cần thường xuyên kiểm kê đánh giá lượng hàng hoá tồn kho chậm luân chuyển, giảm giá để tính toán trích dự phòng thích hợp.

Đối với nguyên vật liệu,vật tư tồn kho lâu năm, không cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phải định giá bán thanh lý thu hồi vốn.

78 4.2.1.2. Hoàn thiện quản lý tài sản cố định

Trong nền kinh tế thị trường, giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình làm cho giá trị của TSCĐ luôn biến đổi, giá trị còn lại theo sổ sách không phản ánh đúng với giá trị thực của tài sản. Mặt khác xuất phát điểm của từng TSCĐ khác nhau dẫn tới hao mòn vô hình cũng khác nhau, việc sửa chữa nâng cấp cũng làm thay đổi giá trị thực của chúng nhưng có lúc không ghi tăng giá trị của nó... Vì vậy, hàng năm Công ty cần đánh giá một cách cụ thể giá trị thực của TSCĐ hiện có, làm cơ sở xác định chính xác mức khấu hao phù hợp, kịp thời thu hồi vốn và xử lý những tài sản kém hiệu quả, tránh thất thoát vốn.

- Công ty cần xác định thời gian sử dụng của TSCĐ căn cứ vào tình trạng kỹ thuật, chất lượng và mức độ tham gia của TSCĐ vào quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở khung thời gian quy định của Nhà nước theo Thông tư 45 /2013/TT-BTC ngày 23/4/2033 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể:

+ Đối với các TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh xăng dầu mang tính ổn định nên duy trì tỷ lệ khấu hao hiện hành.

+ Đối với các hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao như vận tải xăng dầu, kinh doanh dầu mỡ nhờn thì nên thực hiện khấu hao nhanh (bằng 1,5 đến 2 lần mức khấu hao quy định của Nhà nước) để nhanh chóng thu hồi vốn.

+ Đối với một số loại tài sản hoạt động trong môi trường đặc biệt như đường ống dẫn dầu tại cảng biển, thời gian sử dụng thực tế ngắn hơn so với quy định, công ty cần làm việc với các cơ quan quản lý để đăng ký thời gian khấu hao phù hợp.

- Đối với các đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng TSCĐ phải được phản ánh theo dõi cả về giá trị và hiện vật. Trên cơ sở quy định về chế độ bảo dưỡng vận hành và trách nhiệm vật chất sẽ giúp người trực tiếp quản lý, sử dụng thấy rõ được trách nhiệm của mình từ đó sẽ tăng được hiệu suất sử dụng tài sản được giao.

- Phải thường xuyên kiểm tra, xem xét mức độ tham gia của TSCĐ ở tất cả các đơn vị, bộ phận trong Công ty. Qua đó kịp thời phát hiện những bất cập trong quá trình quản lý, sử dụng; thực hiện điều động linh hoạt từ nơi thừa tới nơi thiếu; từ nơi không phù hợp tới nơi phù hợp hơn, tránh lãng phí trong đầu tư mà tận dụng triệt để năng lực hiện có của TSCĐ.

79

- Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phải phân tích hiệu quả của việc khai thác, sử dụng TSCĐ thông qua các chỉ tiêu: khả năng sinh lời; tỷ suất sử dụng của TSCĐ... Qua đó, rút ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về quản lý, sử dụng TSCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ở các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Luận văn ThS (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)