- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao, được cho thuê trên địa bàn, tránh sử dụng lãng phí và đặc biệt có tác động xấu đến môi trường xung quanh.
- Cho phép các tổ chức kinh tế không còn khả năng đầu tư được chuyển nhượng một phần dự án hoặc toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật
- Có chế tài mạnh hơn, thực hiện kiên quyết đối với các đơn vị vi phạm luật đất đai, môi trường, kiên quyết thu hồi các diện tích sử dụng không hiệu quả,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82
tránh tình trạng các tổ chức kinh tế nhờn luật hoặc cố tình sai phạm, thà vi phạm
để trục lợi rồi nộp phát còn hơn chấp hành đúng luật.
- Quy định thu tiền thuế sử dụng đất, tiền thuê đất nếu không đưa vào sử
dụng thì phải đóng cao hơn so với khi đã đưa vào sử dụng, thay cho thanh tra kiểm tra phạt rồi lại cho tồn tại.
- Đẩy nhanh công tác đo đạc, lập bản đồđịa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật, hướng tới đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức kinh tế sử dụng đất, hướng tới ổn
định và bền vững thị trường đất đai và quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ
chức kinh tế trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng định mức cho các tổ chức kinh tế, đặc biệt là định mức sử
dụng đất của các tổ chức kinh tếđược giao đất không thu tiền sử dụng đất để trên cơ sở này rà soát, thu hồi hoặc bổ sung đất phù hợp với quy định, tránh giao cho các tổ chức kinh tếđể họ sử dụng lãng phí quỹđất Nhà nước giao, cho thuê.
- Xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức (chủ tịch UBND thành phố, trưởng phòng TNMT, trưởng Ban quản lý khu công nghiệp...) nếu để tình trạng đất đai bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, bỏ hoang, sử
dụng không hiệu quả...
3.3.2. Giải pháp về kinh tế
- Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn thành phố các tổ chức kinh tế vi phạm về sử dụng đất chủ yếu là do không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự
án dẫn đến xây dựng chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng. Để hạn chế điều này cần yêu cầu chủđầu tư tạm nộp số tiền thuê đất, tiền sử dụng đất – dạng ký quỹ tương ứng với số tiền phải nộp cho Nhà nước, sau đó nếu đơn vị triển khai dự án đúng mục đích, đúng tiến độ theo phương án đầu tưđược duyệt thì sẽđược hoàn trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng. Nếu không thực hiện đúng cam kết trong dự
án đầu tư thì sung vào công quý số tiền đã ký quỹ đồng thời thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
- Phát huy tốt vai trò của Tổ chức phát triển quỹ đất trong việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sớm nhận được mặt bằng để thực hiện dự án. Như đối với các diện tích có vi phạm củng cố cơ sở
pháp lý để lập thủ tịch thu hồi và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất, lập kế
hoạch khai thác, sử dụng hoặc để giao cho những tổ chức đơn vị có nhu cầu sử
dụng; kiên quyết không để các tổ chức tự khắc phục hậu quả.
- Việc tư vấn, giới thiệu, bố trí cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng đất phải dựa trên cơ sở ưu tiên phát triển và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung để dễ quản lý cũng như các vấn đề khác trong quá trình sử dụng đất.
3.3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
Qua nghiên cứu cho thấy công tác theo dõi việc sử dụng đất của các tổ
chức từ trước tới giờ là theo hình thức thủ công, chưa khoa học, việc theo dõi cập nhật biến động, chỉnh lý hồ sơđịa chính chưa kịp thời. Vì vậy để theo dõi quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức một cách thuận lợi, khoa học thì cần phải:
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai đầy đủ và minh bạch, nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là khu vực có quy hoạch, các khu vực đã được giải phóng mặt bằng chờ đầu tư...Tạo điều kiện trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý, giữa cơ quan quản lý với người dân, giúp công tác quản lý nhà nước vềđất đai được chính xác, hiệu quả hơn.
- Đầu tư đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quản lý đất đai; tổ
chức thực hiện vệc lập và hoàn thiện hệ thống hồ sơđịa chính, xây dựng cơ sở dữ
liệu về đất tổ chức trên địa bàn thành phố để phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước vềđất đai cả trước mắt và lâu dài.
3.3.4. Các giải pháp khác
- Đối với những tổ chức kinh tế hiện nay sử dụng đất mà chưa có giấy tờ
chứng minh quyền sử dụng đất (chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất) cần tiến hành rà soát lại về tính pháp lý, sự phù hợp và quy mô sử dụng đất để hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84
thức hóa hoặc thu hồi, tránh lãng phí thất thoát cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức kinh tế trong quá trình hoạt động.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng đất trái pháp luật. Thu hồi diện tích giao đất, cho thuê đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, vi phạm quy hoạch, tiến độđầu tư chậm, hiệu quả chưa được phát huy gây lãng phí tài nguyên đất.
- Đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên được bồi dưỡng đào tạo, tham quan học hỏi kinh nghiệm trao đổi thông tin giữa các địa phương nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, chính trị cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý đất đai, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin vềđất đai kịp thời.
- Nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và các tổ chức xã hội đối với việc quản lý đất đai của UBND các cấp. Thực hiện việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát huy hiệu quả sử dụng đối với đất thu hồi, tránh tình trạng thu hồi rồi bỏ không trong khi người dân không có đất để
sản xuất.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất
đai trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của các tổ chức kinh tế trong việc quản lý sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Thành phố Bắc Ninh có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 8260,88 ha. Thành phố có 292 tổ chức kinh tế sử dụng đất với 778,22 ha.
2. Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố cho thấy:
- Các tổ chức kinh tế sử dụng đất để hoạt động sản xuất công nghiệp đều sử dụng đất đúng mục đích. Phần lớn các diện tích đất này đều nằm trong quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của thành phố và được sử dụng chính làm trụ sở làm việc, nhà xưởng và kho bãi. Do đó không có tình trạng cho thuê lại, cho mượn đất, nhà xưởng mà không được sự cho phép của các cơ quan quản lý. Có duy nhất 1 tổ chức trong 190 tổ chức hoạt động sản xuất công nghiệp là chậm sử dụng đất, với diện tích là 15924.0 m2 chiếm 0.42% tổng diện tích đất của các tổ chức hoạt động sản xuất công nghiệp.
- Các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất để hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ - tài chính là 86 tổ chức. Các tổ chức này đều sử dụng đất
để làm trụ sở làm việc, mặt bằng kinh doanh, xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại và kho bãi. Hiện có 12 tổ chức kinh tế với 14 dự án chậm sử dụng đất. Các tổ
chức còn lại đều sử dụng đúng mục đích và không có sai phạm trong sử dụng đất. - Các tổ chức được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để xây dựng cơ hạ tầng và xây nhà để bán về cơ bản đã thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính
đất đai. Có 1 dự án của Công ty CP phát triển đô thị Kinh Bắc là chủđầu tư chậm sử dụng đất.
Như vậy, sai phạm chính của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh trong sử dụng đất là việc bỏ không đất dự án và chậm sử dụng. Theo thống kê năm 2013, thành phố có tất cả 16 dự án của 14 tổ chức kinh tế chậm sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86
dụng đất. Trong đó có 9 dự án xây dựng trung tâm thương mại, 1 dự án xây dựng nhà ởđể bán, 1 dự án xây dựng trung tâm đối ngoại, 1 dự án xây dựng khách sạn 5 sao, 1 dự án xây dựng trung tâm kinh doanh dịch vụ ô tô xe máy, 1 dự án xây dựng xưởng chế biến nông lâm sản, 1 dự án xây dựng trường mẫu giáo và 1 dự
án xây dựng xưởng lắp ráp xe máy được chuyển mục đích là xây dựng nhà để
bán. Đến tháng 6 năm 2014, chỉ có duy nhất dự án xây dựng trường mẫu giáo đã hoàn thành và đang bắt đầu tuyển sinh, các dự án còn lại vẫn trong tình trạng nằm chờ thực hiện.
- Hầu hết các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có 210 tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận, đạt 72.1% số tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Tuy nhiên một số trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng diện tích được cấp và diện tích giao đất, diện tích theo hiện trạng sử dụng đất có sự chênh lệch.
3. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại thành phố Bắc Ninh, đề tài đưa ra một số giải pháp chính sách pháp luật, kinh tế, khoa học công nghệ..., giúp cho công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức ngày càng hiệu quả.
Kiến nghị
- Cần xây dựng khung pháp lý cụ thể đối với các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được giao, thuê
đất nhằm hạn chế những tiêu cực trong sử dụng đất, đồng thời sử dụng có hiệu quả và bền vững.
- Quy định việc cấp giấy chứng nhận gắn với công tác giao đất, cho thuê đất cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tịch mà không tách thành thủ tục riêng.
- Cần xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoàn thiện để đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước vềđất đai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố Bắc Ninh (2013), Báo cáo tổng kết.
2. Nguyễn Quang Bính (2012), Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý, sử
dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Bồng (2014), Bài giảng Hệ thống pháp luật về quản lý đất đai và thị trường bất động sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02.8.2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà nước giao đất, cho thuê đât theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14.12.2007 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Số liệu thống kê đất đai năm 2012.
7. Chính phủ (1996), Nghị định số 85/CP Quy định việc thi hành pháp lệnh về
quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Chỉ thị số 245/TTg ngày 22.4.1996.
8. Chính phủ (1999), Nghịđịnh số 17/1999/NĐ-CP về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
9. Chính phủ (2001), Nghị định số 79/2001/NĐ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghịđịnh số 17/1999/NĐ- CP ngày 19.03.1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế
chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
10.Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.
11.Chính phủ (2006), Nghịđịnh số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 quy định việc sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
12.Chính phủ (2007), Nghịđịnh 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.
13.Chính phủ (2007), Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
14.Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
15.Chính phủ (2009), Nghị định số 69/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 16.Nguyễn Huy Hoàng (2012), Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
17.Trần Quang Huy (2005), Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân.
18.Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2007), Quản lý đất đai và Thị trường bất động sản, NXB Bản đồ.
19.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993), Luật Đất đai - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1998), Luật Đất đai - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật Đất đai sửa đổi bổ sung một số