7. Kết cấu luận văn
2.1.1. Thực trạng hoạt động của Báo cáo viên hiện nay
Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương đã đánh giá: "Công tác tuyên truyền miệng đã đi vào nền nếp, bám sát cơ sở, cố gắng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để phù hợp với tình hình thực tiễn và trình độ nhận thức, yêu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở mỗi đơn vị, thực sự là một tronng những kênh quan trọng, có hiệu quả cao của công tác tư tưởng-văn hóa. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Có nhiều hoạt động phong phú, tích cực, làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chủ lực thực hiện công tác tuyên truyền miệng của Đảng”. Hiện nay, hệ thống báo cáo viên được xây dựng và quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, với lực lượng đông đảo, hoạt động chủ yếu tại tổ chức cơ sở đảng, các đoàn thể chính trị-xã hội. Lực lượng báo cáo viên từ Trung ương đến cơ sở được quan tâm đào tạo tăng cả về số lượng và chất lượng. Đảng ta xây dựng được một đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đông đảo với hơn 11 vạn báo cáo viên và trên 1 triệu tuyên truyền viên, hình thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, từ trong Đảng đến các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang. Đội ngũ báo cáo viên ngày càng trưởng thành và hoạt động có hiệu quả. Phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chủ lực thực hiện công tác tuyên truyền miệng của Đảng.
Qua nghiên cứu tại một số báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy chất lượng báo cáo viên ngày càng được nâng cao, phần lớn có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 60% có trình độ văn hóa Đại học, độ tuổi phổ biến từ 35-50, gần 30% có thời gian làm báo cáo viên từ 6-10 năm. Theo đánh
40
giá, ở cấp tỉnh có 55%, ở cấp huyện có 45% và có cấp xã có 40% số báo cáo viên đạt loại khá, giỏi.
Việc tổ chức hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên các cấp được tiến hành thường xuyên. Nội dung các buổi nói chuyện được chuẩn bị công phu, đảm bảo tính thời sự, đáp ứng nhu cầu của người nghe. Trong đó, Hội nghị báo cáo viên được duy trì thường xuyên theo phương thức định kỳ. Ở cấp tỉnh, Hội nghị báo cáo viên được tổ chức 1 tháng/1 lần. Ở cấp huyện và cấp xã được tổ chức định kỳ 1 tháng/1lần- thường tổ chức sau Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh. Nhờ vậy, báo cáo viên thường xuyên được cung cấp thông tin chính thức từ Trung ương, đồng thời được tìm hiểu thực tế, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng tầm hiểu biết và tăng cường giao lưu, đối thoại giữa báo cáo viên với nhau với các địa phương. Hoạt động khá phong phú bằng nhiều hình thức, thiết thực, Thông báo số 71-TB/TW đã khẳng định: "Báo cáo viên đã trực tiếp cung cấp thông tin có định hướng về những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, trực tiếp đưa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đảng viên và quần chúng, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và tình cảm với Đảng, khơi dậy quyết tâm của mọi người, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo ra sự nhất trí về tư tưởng và hành động ngày càng cao trong Đảng và trong xã hội”.
Đối với Tỉnh Hà Tĩnh, đội ngũ báo cáo viên Tỉnh ủy được thành lập và từng bước kiện toàn qua từng thời kỳ. Đến nay, đội ngũ báo cáo viên gồm 45 đồng chí của 19 đảng bộ trực thuộc, trong đó có các đồng chí Phó Bí thư thường trực, các đồng chí Trưởng, Phó ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của 12 huyện, thành, thị, Đảng ủy trực thuộc và đoàn thể cấp tỉnh. Nhìn chung, các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ LLCT và chuyên môn khá, có uy tín, có năng khiếu, có khả năng nghiên cứu, tiếp thu truyền đạt thông tin chính xác, rõ ràng, có sức thuyết phục, có tính chiến đấu cao, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. 100% có trình độ chuyên môn Cao đẳng, Đại học, 60% có trình độ LLCT cao cấp. Báo
41
cáo viên ở cấp cơ sở 15% có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học, 15% có trình độ LLCT cao cấp, 60% có trình độ lý luận chính trị trung cấp và 30% cán bộ nghỉ hưu. Hoạt động của báo cáo viên Tỉnh ủy do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trực tiếp quản lý, điều hành. Duy trì đều đặn hội nghị báo cáo viên 1 tháng/1lần. Tỷ lệ báo cáo viên dự sinh hoạt định kỳ thường xuyên trên 87%, ý thức tham gia sinh hoạt tốt. Nội dung sinh hoạt từng bước được đổi mới và ngày càng phong phú. Thông tin có tính định hướng, các nghị quyết của Đảng, những vấn đề thời sự sôi động và những vấn đề mà dư luận quan tâm. Trung bình mỗi năm hoạt động, báo cáo viên của tỉnh đã tuyên truyền 50 đề tài gồm: thông tin định hướng chính trị tư tưởng chiếm 40%, thời sự quốc tế chiếm 15%, các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh 15%, tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh 15%, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, về pháp luật, văn hóa, an ninh quốc phòng chiếm 15%. Bình quân mỗi kỳ sinh hoạt có 4-5 nội dung. Nét mới là đã thông báo nhanh, kịp thời nghị quyết các hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh đến đội ngũ báo cáo viên toàn tỉnh. Trong sinh hoạt báo cáo viên thường kỳ, phần lớn đều có các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đến tham gia và chỉ đạo. Các đồng chí cũng trực tiếp đến thông báo với hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy nội dung và các nghị quyết của các kỳ họp. Báo cáo viên Tỉnh ủy được cung cấp đầy đủ các tài liệu phục vụ tuyên truyền miệng liên quan đến nội dung hội nghị Báo cáo viên thường kỳ, nhất là cuốn Thông tin nội bộ rất có giá trị. Mỗi năm báo cáo viên Tỉnh ủy ở cơ sở đã tổ chức được 957 buổi nói chuyện với trên 216.372 người nghe. Trong đó, có 28 đồng chí nói từ 20 buổi trở lên. Báo cáo viên có số buổi nói chuyện nhiều nhất là 30 buổi, ít nhất là 5 buổi. Qua báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phân loại hàng năm có 35/45 đồng chí được xếp loại tốt, 10 đồng chí xếp loại trung bình. Đến nay, 12/12 huyện, thị, thành và các đảng ủy trực thuộc đều có báo cáo viên Tỉnh ủy. Đội ngũ báo cáo viên cấp huyện, thị, thành chủ yếu là cán bộ chủ trì các cấp, các ngành, các đoàn thể, đơn vị. Có trình độ, có năng lực, có uy tín, có tâm huyết với nghề nghiệp nên việc tổ chức, hoạt động báo cáo viên ở cấp huyện, thành, thị, đoàn thể có nhiều thuận lợi
42
hơn. Đây chính là lực lượng nòng cốt duy trì, đẩy mạnh các hoạt động báo cáo viên của tỉnh Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, bên cạnh bước trưởng thành và kết quả đạt được, công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở còn những hạn chế, khuyết điểm:
Lực lượng báo cáo viên tuy đông nhưng chưa đủ mạnh, nhiều vùng, nhiều lĩnh vực còn thiếu và yếu; việc tham gia tích cực, hăng say công tác tuyên truyền miệng còn diễn ra ở đội ngũ báo cáo viên các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt do công việc nhiều, chi phối. Nhiều báo cáo viên chưa chủ động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tỷ lệ báo cáo viên giỏi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ còn thiếu ở tất cả các cấp. Đặc biệt là cấp huyện, xã, khu vực miền núi.
Chất lượng, nội dung tuyên truyền miệng còn thấp. Việc chủ động xây dựng kế hoạch, đề tài, nội dung tuyên truyền còn hạn chế. Thiếu vắng những chuyên đề có tầm lý luận sâu sắc và có thực tiễn phong phú. Chất lượng nội dung thông tin trong các hội nghị báo cáo viên chưa cao. Tính định hướng-là một yêu cầu rất cơ bản trong thông tin tuyên truyền miệng chưa cao. Tính chiến đấu còn thấp, nhiều báo cáo viên né tránh vấn đề gay cấn, bức xúc mà dư luận quan tâm. Chỉ tập trung vào những vấn đề thời sự, chưa thực sự chú trọng những vấn đề cơ bản, chiến lược, chưa lý giải thấu đáo một số tâm trạng xã hội cũng như khuynh hướng tư tưởng mới nảy sinh. Chỉ thị 17-CT/TW đã chỉ rõ: "Chất lượng công tác tuyên truyền miệng còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của cán bộ, đảng viên có trình độ ngày càng cao và có nhiều thông tin; tính thuyết phục, tính hấp dẫn chưa cao”.
Phương thức hoạt động vẫn nặng một chiều từ trên xuống, chưa chú trọng đến đối thoại, trao đổi, lắng nghe, đối thoại, tính thuyết phục chưa cao. Mặc dù, đội ngũ báo cáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển tải chủ trương, đường lối, đưa thông tin về cơ sở nhưng trên thực tế thông tin vẫn còn dừng lại ở cán bộ, đảng viên, mà ít tới quần chúng. Vì vậy, việc nắm bắt kịp
43
thời, phản ánh luồng tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có những khó khăn. Do đó, một số chủ trương, chính sách không đi vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, một số cấp ủy và Ban Tuyên giáo các cấp chưa thực sự nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác báo cáo viên nên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chăm lo xây dựng đội ngũ, tăng cường và đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hoạt động, quy chế, chính sách.
Từ những thực trạng trên, có thể thấy trong thời gian qua, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên đã có những bước trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Song những hạn chế, khuyết điểm đang gặp phải đã và đang làm hạn chế chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo cáo viên. Trong yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển xã hội, đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền và hoạt động báo cáo viên để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyên truyền miệng có nhiều nguyên nhân. Trước hết là do công tác quản lý xã hội, quản lý kinh tế, công tác xây dựng Đảng còn yếu kém. Đặc biệt một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Việc xử lý các sai phạm, vụ việc vi phạm pháp luật kéo dài, làm cho công tác tuyên truyền miệng gặp khó khăn, tính thuyết phục kém. Sự chưa tập trung cao độ trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, có nơi còn xem nhẹ hoặc khoán trắng cho Ban Tuyên giáo các cấp. Bên cạnh đó, là sự chống phá ngày càng tinh vi của các thế lực phù địch gây khó khăn cho công tác tuyên truyền miệng. Đội ngũ làm công tác tuyên truyền miệng ở các địa phương, cơ sở vật chất vừa thiếu vừa hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do chưa quy định cụ thể, rõ ràng tiêu chuẩn của người báo cáo viên thống nhất trên toàn quốc. Mỗi địa phương tự xây dựng những tiêu chuẩn riêng để lựa chọn cho nên thiếu tính đồng bộ và dẫn đến hiệu quả không đồng đều. Chế độ chính sách nhiều nơi còn bật cập. Những
44
nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động báo cáo viên thời gian qua.