Có kinh nghiệm công tác, năng lực thực tiễn phong phú, linh hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 78)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Có kinh nghiệm công tác, năng lực thực tiễn phong phú, linh hoạt

Năng lực là khả năng, sự hiểu biết và kỷ năng của người báo cáo viên có được nhờ có kinh nghiệm chính trong quá trình tích lũy, học hỏi, trau dồi. Đối với người làm công tác tuyên truyền miệng, việc có kinh nghiệm là điều hết sức có ý nghĩa. Bởi những người có kinh nghiệm, ngoài những hiểu biết, nắm vững về lý luận, ở họ chính là kho tàng sống vô cùng phong phú và đa dạng. Có kinh nghiệm công tác đưa lại rất nhiều những thuận lợi trong quá trình truyền tải nội

71

dung. Mặt khác, những người có kinh nghiệm công tác sẽ rất vững vàng, có thể xử lý được mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình nói chuyện. Họ tự tin để tạo ra những cuộc trao đổi, đối thoại giữa người nghe và có thể làm cho cuộc nói chuyện trở nên sôi nổi, người nghe sẽ chú ý, hào hứng và đó là thành công của công tác tuyên truyền miệng. Năng lực hoạt động Báo cáo viên thể hiện thông qua sự nhạy cảm về chính trị, thông qua khả năng phát hiện, nắm bắt, dự báo và xử lý những vấn đề mới phát sinh trong đời sống chính trị, hiểu biết những quan hệ chính trị, quá trình chính trị, các quy luật của đời sống chính trị, cũng như kinh nghiệm công tác. Trước tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những bất trắc, khó lường, nhưng hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Tình hình dân chủ hoá trong các mối quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển; toàn cầu hoá và cách mạng khoa học-kỷ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp lật đổ, khủng bố… vẫn diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tác động tiêu cực đến tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân. Các thế lực thù địch tiếp tục tìm cách chống phá cách mạng nước ta, đặc biệt là thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình hòng xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Đối với địa phương, tình hình trong huyện vẫn còn nhiều khó khăn về tiến độ triển khai dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê như công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, vấn đề ô nhiễm môi trường…Những yếu tố đó sẽ gây khó khăn không nhỏ đến công tác tuyên truyền, đòi hỏi những người làm công tác tuyên truyền miệng phải thực sự am hiểu thực tiễn, những diễn biến xảy ra trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội để từ đó có nhận định, tuyên truyền và đưa ra định hướng đúng đắn về tư tưởng chính trị. Muốn vậy, người báo cáo viên cần có phải là người có kinh nghiệm trong công tác và năng lực thực tiễn, nắm bắt vấn đề nhanh nhạy và chính xác. PGS.TS Tô Huy Rứa trong một bài phát biểu về công tác tuyên giáo đã khẳng định: mỗi cán bộ Tuyên giáo phải là cán bộ am hiểu sâu sắc và có trình độ chuyên môn tốt trên từng lĩnh vực được phân công

72

phụ trách. Đây là đòi hỏi cao, song không thể né tránh. Định hướng chính trị của chúng ta phải trên cơ sở am hiểu lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách, không thể chỉ nói chính trị chay để mong thuyết phục người khác. Xét cụ thể, người làm công tác báo cáo viên cũng chính là người cán bộ tuyên giáo. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc am hiểu trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực phụ trách mà người báo cáo viên cần có kiến thức rộng lớn, am hiểu nhiều việc, lý luận và thực tiễn. Muốn vậy, người báo cáo viên phải có kinh nghiệm, năng lực thực tiễn thực sự phong phú. Cần phải chống tình trạng mà Lênin từng cảnh báo: thường đưa quá nhiều những người kém năng lực vào công tác đó và do đó hạ thấp trình độ công tác tuyên truyền.

Trong quá trình lựa chọn Báo cáo viên cấp ủy đảng thường xem xét những người có kinh nghiệm trong công tác, đó là một nhân tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả hoạt động tuyên truyền miệng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại dưới góc độ là người có kinh nghiệm công tác, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau thì chưa đủ. Người báo cáo viên đảm nhiệm vai trò tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì cần phải có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền. Thực tế cho thấy, sau mỗi kỳ Đại hội, nhân sự báo cáo viên có sự thay đổi. Công tác lựa chọn báo cáo viên có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền cũng gặp những khó khăn nhất định. Công tác tuyên truyền đòi hỏi tính đặc thù cao, phải là người có kinh nghiệm thuyết trình, diễn đạt trước đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Là những người có năng lực linh hoạt, biến chuyển trong những tình huống khó xử trong quá trình tuyên truyền. Có như vậy công tác tuyên truyền mới đạt hiệu quả cao. Qua khảo sát cho thấy, số lượng 31 báo cáo viên Huyện ủy có gần 64,5% báo cáo viên mới có thời gian từ 1-2 năm tham gia hoạt động báo cáo viên. Do đó, đã làm hạn chế không nhỏ đến công tác tuyên truyền miệng thời gian qua. Báo cáo viên thiếu kinh nghiệm sẽ hạn chế trong quá trình tuyên truyền, thậm chí ngại tổ chức, triển khai, trao đổi thông tin các buổi nói chuyện, tuyên truyền. Trong đó, vẫn có cơ sở đã xuất hiện tình trạng cả năm không tổ chức được một buổi nói chuyện, tuyên truyền. Báo cáo viên thiếu kinh nghiệm rơi vào tâm lý lo

73

lắng, mất tự tin dẫn đến dù có tổ chức nói chuyện thì vẫn khó thu hút được người nghe.

Đối với đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà, cần thiết phải có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền ít nhất từ 2 năm trở lên mới lựa chọn làm báo cáo viên Huyện ủy. Điều này, nhiều tổ chức cơ sở đảng ít chú ý đến cho nên công tác tuyên truyền miệng gặp những khó khăn. Mặt khác, huyện Thạch Hà một huyện rộng, dân số tương đối đông, điều kiện phát triển kinh tế không đồng đều giữa 3 vùng đồng bằng, miền biển, vùng bán sơn địa. Bên cạnh đó, huyện lại là huyện ven đô của Thành phố Hà Tĩnh, có được những thuận lợi cơ bản; tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp của huyện chủ yếu cung cấp cho địa bàn Thành phố Hà Tĩnh; thu hút một lực lượng lao động lớn của huyện làm việc. Bên cạnh những thuận lợi đó cũng đặt ra cho đội ngũ báo cáo viên những tác động, ảnh hưởng của lối sống đô thị, những tác động đa chiều từ những nguồn thông tin của trung tâm tỉnh lỵ nhất là mặt tiêu cực. Từ thực tế địa bàn huyện, đòi hỏi người báo cáo viên cần phải có năng lực thực tiễn phong phú và đa dạng. Kịp thời nắm bắt mau lẹ những diễn biến tư tưởng trong đời sống xã hội cũng như những tác động của các nguồn thông tin. Quá trình hoạt động đòi hỏi phải thường xuyên đưa lại những thông tin thực tế, liên hệ với những gì đang diễn ra xung quanh. Người báo cáo viên phải có năng lực thực tiễn phong phú như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả của các bài nói chuyện của mình. Ngoài ra, người báo cáo viên cần có năng lực sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ cho công tác tuyên truyền miệng của mình như máy tính, máy chiếu. Đối với đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà, báo cáo viên ở cơ sở chiếm tỷ lệ khá lớn, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ này có phần hạn chế, do vậy, cũng phần nào làm cho người nghe nhàm chán. Thậm chí một số báo cáo viên cũng không tự đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng bằng việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền của mình. Như chúng ta biết, ngành Giáo dục và Đào tạo những năm gần đây đã có nhiều sự đổi mới về phương pháp dạy học để khắc phục tình trạng không thu hút được đối tượng người nghe. Tác giả thiết nghĩ, hoạt động tuyên truyền miệng cũng có những đặc

74

điểm giống với hoạt động dạy học nếu xét về góc độ nghiệp vụ. Việc cần thiết phải đổi mới phương pháp cũng là một vấn đề cần phải đặt ra cho đội ngũ báo cáo viên.

2.3.4. Nghệ thuật trong phương pháp tuyên truyền

Khi bàn đến khái niệm nghệ thuật phát biểu miệng đã có nhiều quan điểm được đưa ra. Theo E.A Noogin, khái niệm nghệ thuật phát biểu miệng chính là khả năng vận dụng thành thạo, sáng tạo một tập hợp những thao tác chuẩn bị và tiến hành phát biểu trước công chúng nhằm mục đích thông tin kiến thức, thuyết phục va cảm hóa, tạo niềm tin và thôi thúc hành động của người nghe. Để có nghệ thuật trong tuyên truyền đòi hỏi quá trình rèn luyện, nỗ lực, học hỏi của người Báo cáo viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định người cán bộ tư tưởng cần thực hiện được: Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao quần chúng. Phải luôn dùng lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực, dễ hiểu. Khi nói cũng như khi viết phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm làm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng tự hỏi: ta viết cho ai xem, ta nói cho ai nghe?. Trước khi nói phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cho cẩn thận. Làm được như thế người báo cáo viên rõ ràng đã đạt tới nghệ thuật của công tác tuyên truyền miệng. Đối với hoạt động tuyên truyền miệng, điều quan trọng bậc nhất của nghệ thuật tuyên truyền là tính thuyết phục đối với người nghe. Đạt được điều này, sẽ đạt được mục tiêu tuyên truyền đã đề ra. Hoạt động báo cáo viên là hoạt động có tính đặc trưng, đối tượng khác nhau, vì vậy, người báo cáo viên phải có nghệ thuật trong công tác tuyên truyền mà vấn đề cơ bản nhất vẫn là tạo được tính thuyết phục đối với đối tượng cần truyền tải nội dung.

Để khẳng định thêm về tính thuyết phục trong nghệ thuật tuyên truyền miệng cần phân tích yêu cầu này đối với đội ngũ báo cáo viên. Trong từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ Thuyết phục là: dẫn tới nghe điều phải hoặc công nhận sự thật bằng vận dụng lý lẽ hay trình bày chứng cứ. Còn tính thuyết phục là điều kiện cho người ta tin theo” [35; Tr.771]. Tính thuyết phục trong công tác tuyên

75

truyền của Đảng ta hiện nay là hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, , dân chủ, công bằng, văn minh”; bằng lý luận và thực tiễn chứng minh cho tính đúng đắn của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; bằng tri thức và bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bằng tình cảm cách mạng đội ngũ báo cáo viên để cảm hóa nhân dân và phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính thuyết phục chịu sự tác động chi phối của nhiều yếu tố. Yếu tố thức nhất là chịu sự tác động của mục đích công tác tư tưởng vì công tác tư tưởng có đối tượng là con người. Mục đích công tác tuyên truyền được hệ thống chính trị mà trước hết là Đảng trực tiếp xác định để phục vụ cho nhiệm vụ chính trị trong mỗi giai đoạn nhất định. Nếu không xác định rõ được mục đích cụ thể thì cũng không lựa chọn được nội dung, không thể sử dụng được phương pháp, hình thức công tác tư tưởng phù hợp với đối tượng hay nói cách khác, mục đích của công tác tuyên truyền không cụ thể thù cũng không có tính thuyết phục trong công tác tuyên truyền. Thứ hai, tính thuyết phục chịu sự chi phối, tác động của đối tượng của công tác tuyên truyền. Công tác tư tưởng nói chung và đặc biệt là công tác tuyên truyền đều là công tác về con người. Nhưng con người lại thuộc phạm trù xã hội, mang đặc điểm tâm lý-xã hội khác nhau. Vì vậy, trong quá trình tuyên truyền để đảm bảo tính thuyết phục nhất thiết phải gắn với từng nhóm đối tượng cụ thể và chịu sự tác động của những nhóm đối tượng đó. Muốn đạt được tính thuyết phục trong công tác tuyên truyền người Báo cáo viên phải nghiên cứu đặc điểm của đối tượng, xuất phát từ trạng thái, tâm lý, tư tưởng, trình độ, thành phần giai cấp, dân tộc, lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo của đối tượng người nghe để lựa chọn nội dung, phương pháp tuyên truyền sao cho phù hợp với nhu cầu, tình cảm của người nghe. Việc lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện tác động cho phù hợp với trình độ nhận thức và điều kiện của đối tượng. Người báo cáo viên muốn tuyên truyền thành công mục đích, đòi hỏi phải nâng cao tính thuyết phục với quan điểm chính đối tượng người nghe quy định việc người báo cáo viên lựa chọn linh hoạt, sáng tạo nội

76

dung, phương pháp, hình thức và phương tiện công tác tuyên truyền. Hồ Chí Minh đã khẳng định: dân chúng không nhất luận như nhau, trong dân chúng có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, có lớp tiến bộ, có lớp lừng thừng, có lớp lạc hậu” [22; Tr.296]. Khi đối tượng đã khác nhau, sử dụng một hình thức, một phương pháp như nhau thì rõ ràng tính thuyết phục sẽ không cao mà hiệu quả tác động tư tưởng cũng thấp. Tính thuyết phục của công tác tuyên truyền còn chịu sự chi phối của chính nội dung tuyên truyền. Nội dung công tác tuyên truyền chính là nội dung các hoạt động mà người báo cáo viên phải tiến hành nhằm thực hiện mục đích đề ra. Nội dung công tác tuyên truyền thường rất rộng, động chạm tới nhiều vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhưng trước hết là đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc sử dụng nội dung để tác động đến tư tưởng, nhận thức cho đối tượng người nghe có vai trò to lớn trong việc liên kết các nhóm và cả cộng đồng, hướng tới việc hình thành sự thống nhất về tư tưởng, nhận thức. Nội dung của công tác tuyên truyền là yếu tố cơ bản quy định tính thuyết phục trong công tác tuyên truyền. Điều đó không chỉ tác động chi phối nội dung mà còn xác định mục tiêu tuyên truyền. Người báo cáo viên biết nắm bắt vấn đề, nội dung tuyên truyền càng cụ thể, thiết thực, sâu sắc, mới mẻ thì cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân càng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ hình thành niềm tin và sẵn sàng hành động theo mục đích của công tác tuyên truyền đã đặt ra. Trong công tác tuyên truyền miệng, cần phải được lựa chọn nội dung, phương pháp, cách thức, đề cương công phu và chu đáo. Có như thế người báo cáo viên mới tránh được kiểu tuyên truyền xáo mòn, nhàm chán, lặp đi, lặp lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Trước khi nói không sắp sửa kỹ càng, lúc ra nói lặp đi, lặp lại cái mình đã nói rồi. Lúng túng như gà mắc tóc. Thôi đi thì trẽn, nói nữa thì chán tai” [23; Tr.301-302].

Nghệ thuật tuyên truyền còn thể hiện ở những góc độ, khía cạnh khác. Đó là người báo cáo viên phải biết tạo ấn tượng đối với nội dung cần chuyển tải. Muốn làm được điều này, trong quá trình nói chuyện người báo cáo viên phải

77

biết cách tạo không khí cởi mở, thân thiện thông qua ngôn ngữ hình thức, ánh mắt, sự giao lưu, trao đổi. Đối tượng của công tác tuyên truyền rất rộng, đa dạng do đó người nghe thể hiện thái độ thông qua thiện cảm hay không thiện cảm đối

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)