Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báo

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 92)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báo

ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà

Hoạt động báo cáo viên cần được nhận thức là một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền miệng của Đảng. Từ nhận thức đó, cấp ủy đảng mới làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đội ngũ báo cáo viên. Hồ Chí Minh từng nói: cán bộ ở môn nào thì phải học thành thạo công việc của môn ấy. Vì vậy, trong tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ tham gia vào đội ngũ báo cáo viên cần đảm bảo hội tụ đủ tất cả các tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ, chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ, nâng cao hiệu quả hoạt động báo cáo viên. Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên Huyện Thạch Hà chủ yếu là kiêm nhiệm, là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ban, ngành cấp huyện và chủ chốt cấp xã, ngoài ra có 4 đồng chí nghỉ chế độ tham gia hoạt động báo cáo viên. Nhiều đồng chí trưởng thành qua phong trào thực tiễn chứ chưa được qua đào tạo bài bản về công tác tuyên truyền miệng, nghệ thuật tuyên truyền miệng, khả năng tiếp cận, xử lý, nắm bắt tình hình, nguồn thông tin, định hướng dư luận xã hội. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên phải hướng tới những tiêu chuẩn đã được xây dựng sẵn. Do vậy, cấp ủy đảng cần thường xuyên đào tạo về kỷ năng, nghiệp vụ tuyên truyền miệng, trau dồi phẩm chất đạo đức, kỷ năng bằng cách thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn

85

thông tin thời sự, tình hình hình phát triển kinh tế-xã hội của huyện; tổ chức liên kết với Trung tâm thông tin tư tưởng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện để bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, nghệ thuật tuyên truyền miệng, hướng dẫn sử dụng các phương tiện hỗ trợ tuyên truyền hiện đại. Đặc biệt là Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện trong hơn 10 năm hoạt động đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ LLCT, kỷ năng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên. Qua số liệu thống kê trong 10 năm qua, Trung tâm BDCT huyện đã tổ chức hơn 75 lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên. Nội dung đào tạo bao gồm nhiều chuyên đề: Công tác tuyên giáo của Đảng, Nâng cao chất lượng tuyên truyền miệng (2008), Một số vấn đề về nắm bắt diễn biến tư tưởng, Việt Nam và xu thế toàn cầu hóa (2009), Một số vấn đề trước thềm Đại hội Đảng (2010), Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên (2011)...Ngoài phần tham gia của lãnh đạo Ban Tuyên giáo, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung tâm đã mời các giảng viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các giảng viên của Trường chính trị Trần phú Hà Tĩnh, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy qua các thời kỳ trực tiếp lên lớp, giảng dạy, truyền đạt kiến thức và nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên.

Chú trọng đến việc đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỷ năng nghiệp vụ tuyên truyền miệng. Trong đó, gắn lý luận với thực tế sinh động và phong phú để người Báo cáo viên có cơ hội so sánh, lý giải những vấn đề từ trong lý luận với thực tế. Từ năm 2007-2013, đã tổ chức được 25 cuộc tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài địa phương về các mô hình phát triển kinh tế, các chủ trương, chính sách được triển khai thực hiện trong cuộc sống; nắm bắt tình hình tư tưởng, diễn biến dư luận xã hội để đội ngũ báo cáo viên có thể nắm chắc tình hình thực tiễn và có những sự minh họa sinh động, phong phú trong hoạt động tuyên truyền miệng của mình.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao tính tự giác của đội ngũ Báo cáo viên trong việc tự nâng cao trình độ, kỷ năng nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất. Trình độ năng lực, chất lượng báo cáo viên không chỉ phụ thuộc vào công

86

tác đào tạo, bồi dưỡng mà còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình tự học hỏi, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Đây là yếu tố quan trọng để tự bản thân đồng chí báo cáo viên nâng cao hiệu quả hoạt động công tác của mình. Mỗi báo cáo viên phải tự ý thức được việc tự trau dồi phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng, rèn luyện là thể hiện tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Phát huy tính tích cực tự giác trong học tập, rèn luyện đòi hỏi người báo cáo viên phải nghiêm túc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng. Thông qua nghiên cứu tài liệu, tiếp nhận các nguồn thông tin từ các kênh thông tin khác nhau để làm giàu kiến thức cho bản thân. Để nâng cao những tiêu chuẩn của người báo cáo viên thì quá trình tự học tập và rèn luyện của mỗi báo cáo viên là rất quan trọng nhưng cấp ủy các cấp và các cơ quan quản lý cũng phải tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên.

* * *

Nói tóm lại từ thực trạng báo cáo viên huyện Thạch Hà, cần xây dựng những tiêu chuẩn chung làm cơ sở cho các cấp ủy đảng lựa chọn, đào tạo đội ngũ làm báo cáo viên đạt chuẩn. Muốn vậy, cấp ủy các cấp phải có những giải pháp cụ thể như đã trình bày ở trên nhằm từng bước xây dựng đội ngũ làm công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

87

KẾT LUẬN

Đảng ta xây dựng dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để trang bị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thấm nhuần lý luận tiên phong đó thì đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Sự hình thành của đội ngũ báo cáo viên gắn liền với sự ra đời của Đảng. Trong thực tiễn cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc vai trò của đội ngũ báo cáo viên là chiến sỹ xung kích, tiên phong trên mặt trận tư tưởng. Thực hiện sứ mệnh tuyên truyền hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để từ đó định hướng tư tưởng, động viên, khuyến khích người dân tham gia vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng lãnh đạo tuyển chọn và đào tạo cán bộ tuyên truyền bằng việc xác định những tiêu chuẩn là chọn những người hội tụ được các tiêu chuẩn đó để không ngừng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

Vai trò của đội ngũ báo cáo viên nói chung và đội ngũ báo cáo viên cấp huyện, huyện Thạch Hà nói riêng càng thể hiện rõ trong giai đoạn hiện nay. Đa số các đồng chí báo cáo viên từ huyện đến cơ sở có kinh nghiệm thực tiễn, tư tưởng chính trị tốt, tâm huyết và trách nhiệm với phong trào, có phong cách đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn. Trong công tác, nhiều đồng chí đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện, phát huy tối đa đề cương, hướng dẫn, tài liệu cung cấp, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và Ban Tuyên giáo cấp trên, bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và địa phương, chủ động về nội dung, thời gian, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trong từng tháng, từng quí, từng năm. Lực lượng Báo cáo viên các cấp đã tham mưu cho cấp uỷ Đảng và trực tiếp chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước các chuyên đề của cấp uỷ, tình hình kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng các địa phương; tuyên truyền các gương điển hình trong "Việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; cung cấp thông

88

tin, thời sự trong nước và quốc tế... từng bước củng cố niềm tin, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về xây dựng quê hương, đất nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Để tuyên truyền có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, của huyện. Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và diễn biến tâm trạng xã hội. Kiên quyết đấu tranh và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá. Tiếp tục chỉ đạo, triển khai có hiệu quả “Việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng hiệu quả loại hình tuyên truyền miệng; tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ Báo cáo viên đang là yêu cầu, đòi hỏi của công tác tuyên truyền miệng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, đặc biệt là trong việc lựa chọn đội ngũ báo cáo viên cấp huyện còn nhiều bất cập, hạn chế cần phải tập trung thực hiện. Sự cần thiết của việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện Thạch Hà đủ tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên là yêu cầu cấp thiết. Để xây dựng được những tiêu chuẩn đó, trước hết đòi hỏi sự vào cuộc trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ. Tập trung rà soát, lựa chọn những người hội tụ các điều kiện, tiêu chuẩn để thực hiện chức năng của người báo cáo viên. Mặt khác cần tăng cường công tác giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Hoạt động của đội ngũ báo cáo viên phải được soát xét, kiểm tra, đánh giá từng thời điểm nhất định. Là cơ quan chuyên môn quản lý đội ngũ báo cáo viên, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phải phối hợp với các cấp uỷ đảng để xây dựng được đội ngũ báo cáo viên đạt chuẩn không chạy theo số lượng. Muốn vậy, cần nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của đội ngũ báo cáo viên đồng thời cần tiến hành đồng bộ các giải pháp.

89

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Huyện Thạch Hà có địa bàn rộng, nhiều chương trình dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn, là cửa ngõ của Thành phố Hà Tĩnh do đó đặt ra nhiều vấn đề trong tư tưởng, dư luận nhân dân đòi hỏi cần phải có sự định hướng tư tưởng kịp thời. Đó cũng chính là một trong những giải pháp quan trọng mà Nghị quyết TW4 (khoá XI) đề ra. Đội ngũ báo cáo viên đủ tiêu chuẩn góp phần tuyên truyền, giáo dục, định hướng hoạt động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân theo quan điểm của Đảng thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn nâng cao được hoạt động của đội ngũ báo cáo viên đòi hỏi phải xây dựng được tiêu chuẩn đồng bộ cho cán bộ tuyên truyền miệng từ Trung ương đến các địa phương, đây là hướng đi cần tiếp tục được nghiên cứu sâu thêm.

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Bình (1996), "Phấn đấu vươn lên ngang tầm những nhiệm vụ công tác tư tưởng trong thời kỳ mới". Tạp chí Cộng sản.

2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Công tác tuyên giáo ở cơ sở, NXBLĐ&XH, Hà Nội.

3. Ban Văn hoá- Tư tưởng Trung ương (2005), Quy chế hoạt động báo cáo viên.

4. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động báo cáo viên năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.

5. C.Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, T1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. C.Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, T20, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. C.Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, T34, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Công tác tuyên giáo ở cơ sở (2008), Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội. 9. Công tác Tuyên giáo (2012), Nxb Chính trị-hành chính, Hà Nội.

10. Đào Duy Tùng (1985), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb sách giáo khoa Mác-Lênin.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Hà Đăng (1994), "Đổi mới và tăng cường hoạt động báo cáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng", Tạp chí Tư tưởng- Văn hoá, (10).

13. Đảng bộ Huyện Thạch Hà (2010), Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện khoá XXVIII, nhiệm kỳ 2010-2015.

14. Giáo trình triết học Mác-Lênin (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Phạm Đình Huỳnh (chủ nhiệm đề tài) (1995): "Nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ tuyên giáo huyện thị- thực trạng và giải pháp", Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

16. Hồ Chí Minh (1998), về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

91

17. Hồ Chí Minh (2007), Tầm nhìn ngôn ngữ, Nxb Lao động, Hà Nội 18. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội

19. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T9, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T5, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T19, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T20, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh,Toàn tập, T38, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội

25. Lương Khắc Hiếu (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng, t1, t2, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

26. Vũ Ngọc Hoàng (2013), "Tiếp tục đổi mới, nâng cao sức chiến đấu, tính thuyết phục của công tác Tuyên giáo", Tạp chí Tuyên giáo số tháng 1/2013.

27. Phạm Huy Kỳ (2008), Lịch sử Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

28. Nguyên lý công tác tư tưởng (1999), t1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Nghệ thuật nói trước công chúng (2012), Barry Clough, Nxb Hồng Đức.

30. Phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị (2008), Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.

31. Lê Khả Phiêu (1997), "Chúng ta mong muốn các lực lượng làm công tác tư tưởng cấp huyện và cơ sở ngày một mạnh hơn", Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá.

32. Tô Huy Rứa (2012), Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và tổ chức của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia.

33. Tô Huy Rứa, Lương Khắc Hiếu (1994), "Đào tạo cán bộ tuyên truyền bậc đại học theo mô hình mới", Tạp chí Tư Tưởng - Văn hoá.

92

34. Từ điển Tiếng Việt, T48, Nxb. Lao động-xã hội. 35. Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Lao động-xã hội.

36. Ngô Văn Thạo (2002), "Đổi mới công tác tuyên truyền miệng và hoạt động BCV trong tình hình mới", Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá,.

37. Nguyễn Trung Thu (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người mới, văn hóa mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Ngô Văn Thạo (2012), Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. V.I.Lênin, Toàn tập, T8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. V.I.Lênin, Toàn tập, T25, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. V.I.Lênin, Toàn tập, T29, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. V.I.Lênin, Toàn tập, T47, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 43. V.I.Lênin, Toàn tập, T38, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2011).

45. Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)