Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động báo

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 89)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động báo

ngày càng cao, đòi hỏi điều kiện làm việc của báo cáo viên càng phải được quan tâm. Huyện ủy cần tạo điều kiện để cho báo cáo viên có điều kiện khai thác các nguồn thông tin qua mạng, tham gia dự các buổi họp liên quan đến lĩnh vực cần tuyên truyền; có kế hoạch và đầu tư kinh phí để đội ngũ Báo cáo viên có điều kiện tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm để có kiến thức về thực tế phục vụ cho hoạt động tuyên truyền của mình. Ngoài ra, cấp ủy các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, diễn biến dư luận xã hội. Hiện nay, vấn đề nắm bắt tình hình tư tưởng, diễn biến dư luận xã hội và một vấn đề khó, đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành từ huyện đến cơ sở. Chức năng của công tác tuyên giáo nói chung và hoạt động Báo cáo viên nói riêng cần phải nắm bắt được tình hình tư tưởng, diễn biến dư luận xã hội để tham mưu cho cấp ủy các cấp có định hướng kịp thời tình hình dư luận xã hội. Vì vậy, cấp ủy các cấp cần tập trung lãnh đạo chỉ đạo để đội ngũ Báo cáo viên thực hiện vai trò này một cách có hiệu quả. Để làm được điều này, cần chú ý căn cứ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn đảm nhận nhiệm vụ này. Tránh tình trạng chỉ chọn lựa báo cáo viên chỉ có một vài tiêu chuẩn hoặc hời hợt, qua loa, đại khái mà không dựa trên những tiêu chuẩn cần thiết để xây dựng đội ngũ báo cáo viên đủ mạnh, phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền miệng của địa phương.

2.3.2. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động báo cáo viên động báo cáo viên

Ban Tuyên giáo là cơ quan tham mưu cho cấp ủy các cấp trên lĩnh vực chính trị tư tưởng. Bộ phận cấu thành của công tác tuyên giáo gồm: công tác tuyên truyền, huấn học và khoa giáo. Mặc dù, có sự phân chia như vậy nhưng các lĩnh

82

vực này đều hỗ trợ, bổ sung cho nhau toàn diện trên lĩnh vực tuyên giáo. Theo đó, xác định rõ chức năng và nhiệm vụ nặng nề của lĩnh vực Tuyên giáo trong tình hình mới. Hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động tuyên truyền miệng, như đã phân tích ở Chương I. Trước hết, Ban Tuyên giáo Huyện ủy cần tham mưu cho cấp ủy huyện về việc xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể cần có của một báo cáo viên Huyện ủy. Khi xây dựng được tiêu chuẩn của người Báo cáo viên, Ban Tuyên giáo cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong việc rà soát, lựa chọn đội ngũ cán bộ để có thể tham mưu giới thiệu cho cấp ủy huyện ra quyết định công nhận báo cáo viên Huyện ủy. Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo cần tăng cường khâu kiểm tra, giám sát đối với việc lựa chọn báo cáo viên của các tổ chức cơ sở đảng và các phòng, ngành có báo cáo viên. Theo tác giả, không nhất phải cơ cấu báo cáo viên mà phải lựa chọn đội ngũ dựa trên các tiêu chuẩn. Tất nhiên, Ban Tuyên giáo cần phải định hướng lựa chọn báo cáo viên ở cơ sở, ban, ngành với số lượng bao nhiêu, nhưng không nhất thiết báo cáo viên đó phải là ở những ngành nào, lĩnh vực nào. Càng mở rộng thành phần lựa chọn thì sẽ thu hút được đa dạng các lĩnh vực và có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đã được xây dựng. Chú trọng đến công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động Báo cáo viên. Thực tế thời gian qua cho thấy, đội ngũ báo cáo viên chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc truyền tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lực lượng báo cáo viên chưa thực sự chủ động, tích cực trong việc tổ chức các buổi nói chuyện mà thường là khi có ý kiến chỉ đạo hoặc kế hoạch của cấp trên. Hàng tháng, Ban Tuyên giáo phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức Hội nghị Báo cáo viên nhằm kịp thời cung cấp thông tin thời sự trong nước và quốc tế; những vấn đề mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm; tình hình phát triển kinh tế-xã hội của huyện nhà. Đây là hoạt động cần thiết song Ban Tuyên giáo cần tiến hành tổ chức thường xuyên và kịp thời. Bởi vì, trong thời đại ngày càng đa dạng về các nguồn thông tin, sự bùng nổ của kỷ nguyên công nghệ nếu người Báo cáo viên không được cung cấp nguồn thông tin chính xác, kịp thời thì không thể định hướng được tình hình dư luận, làm hạn chế công tác tư tưởng. Hội nghị báo cáo viên cũng cần được

83

tổ chức bài bản, chu đáo, tạo ra môi trường tốt để các báo cáo viên có thể thể hiện năng lực tuyên truyền miệng của mình; tạo điều kiện thuận lợi cho các báo cáo viên trao đổi kinh nghiệm, trau dồi kỷ năng, chuyên môn nghiệp vụ. Hội nghị báo cáo viên là diễn đàn quan trọng để đội ngũ báo cáo viên được tiếp thu các nguồn thông tin của hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh. Ngoài việc tổ chức theo hình thức hội nghị, cũng cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, học tập kinh nghiệm từ thực tiễn để báo cáo viên có thêm cơ sở thực tiễn phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng của mình. Thời gian qua, Ban Tuyên giáo Huyện ủy cần chú trọng đến việc tham mưu tổ chức cho đội ngũ báo cáo viên tham quan, học tập kinh nghiệm ở các mô hình điển hình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội của huyện nhà cũng như tỉnh nhà. Đổi mới công tác quản lý đối với hoạt động của báo cáo viên ở cơ sở là một yêu cầu quan trọng. Ban Tuyên giáo cần có cơ chế quản lý chặt chẽ, thực hiện theo dõi, yêu cầu chế độ báo cáo và phân công cán bộ tham dự các buổi nói chuyện của báo cáo viên để đội ngũ này phát huy hiệu quả ở cơ sở. Cần quy định số lượng các buổi nói chuyện trong năm mà các báo cáo viên Huyện ủy phải thực hiện được là 15 buổi/năm. Ban Tuyên giáo cần tăng cường công tác đánh giá, phân loại chất lượng Báo cáo viên theo định kỳ; kịp thời biểu dương, khen thưởng những báo cáo viên hoạt động có hiệu quả. Thông qua hội nghị báo cáo viên cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng, có thể 6 tháng đầu năm và cuối năm. Công tác thi đua khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khuyến khích các báo cáo viên tích cực hoạt động, trau dồi phẩm chất, trình độ kỷ năng, nghiệp vụ. Công tác này, Ban Tuyên giáo có triển khai nhưng không thường xuyên do đó làm hạn chế sự nỗ lực, phấn đấu của các báo cáo viên.

Tùy theo mức độ bảo mật của thông tin, Ban Tuyên giáo cần kịp thời cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên các nguồn tài liệu, trong đó nhất thiết phải được cung cấp một số tài liệu sau: Thông tin nội bộ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn, Tạp chí Thông Tin Tư tưởng của tỉnh, Bản Tin Thạch Hà, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Báo Hà Tĩnh...

Ban Tuyên giáo là cơ quan trực tiếp quản lý đội ngũ báo cáo viên do vậy cần phải đưa ra nhiều giải pháp để quản lý, điều hành tốt hơn hoạt động của đội

84

ngũ báo cáo viên ở cơ sở. Nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp có trách nhiệm trong việc lãnh đạo công tác tuyên truyền miệng và nòng cốt là đội ngũ báo cáo viên. Ban Tuyên giáo cần xây dựng Quy chế hoạt động của đội ngũ báo cáo viên và phải bám vào Quy chế để thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy cần phải đổi mới phương thức chỉ đạo đối với Ban Tuyên giáo các xã, thị trấn theo phân cấp quản lý. Ban Tuyên giáo các xã, thị trấn có trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của báo cáo viên địa phương mình. Cần có sự chủ động trong việc lập kế hoạch tuyên truyền, tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền cũng như đổi mới trong cách thức tiến hành tránh trông chờ vào kế hoạch của cấp trên.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)