7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn
Quan niệm của Lênin đã từng khẳng định: không có thông tin thì không thể có tiến bộ trong bất kỳ một lĩnh vực nào của khoa học, kỷ thuật và sản xuất
58
vật chất. Mác cho rằng: nắm được công cụ sản xuất thì mới nắm được quyền hành. Đại văn hào Maksim Gorki đã từng viết: sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải là ở chỗ có nhiều đất đai, rừng, gia sức và các loại quặng quý mà là ở số lượng và chất lượng những con người có học thức, có lòng yêu tri thức, ở sự nhạy bén và năng động của trí tuệ. Sức mạnh của một dân tộc không nằm trong vật chất, mà phần hết sức quan trọng là nằm trong trí tuệ. Nhà chính trị học A.Toffler khẳng định: tư liệu thông tin, chứ chẳng phải là nhờ vào số tiền anh có...tri thức có quyền lực lớn nhất trong giao dịch. Đối với người làm công tác Báo cáo viên cũng vậy, đòi hỏi phải có tri thức, trí tuệ càng đặt lên hàng đầu. Tri thức đó có được thông qua quá trình học tập, nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn và điều đó thể hiện thông qua trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. Để làm tốt công tác tuyên truyền của mình đội ngũ báo cáo viên cần phải có nguồn tri thức đa dạng, phong phú, bao quát ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tiếp nhận mau chóng các nguồn thông tin, xử lý thông tin, nắm bắt tình hình một cách tốt nhất. Vì vậy, tiêu chuẩn đầu tiên của người báo cáo viên cần có là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Người báo cáo viên phải chuyên sâu, thành thạo một việc và biết nhiều việc. Có như thế mới đảm ứng được yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới.
Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà là 31 đồng chí, Trình độ văn hóa: báo cáo viên có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ: 100%; về trình độ chuyên môn: báo cáo viên có trình độ Cao đẳng, Đại học: 58%; Sau Đại học: 6,4% ; Trung cấp: 16%; chưa có bằng cấp chuyên môn 19%. Qua số liệu trên cho thấy, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn chưa đồng bộ, điều đó làm hạn chế sức mạnh và hiệu quả của đội ngũ báo cáo viên Huyện ủy. Trình độ nhận thức của cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng là năng lực cơ bản, trụ cột cần phải có. Thông qua việc cung cấp kiến thức, cán bộ tuyên truyền miệng thực hiện chức năng giáo dục tư tưởng cho đối tượng người nghe, hình thành ở họ niềm tin và tính tích cực trong hành động. Các lĩnh vực tri thức mà báo cáo viên rất đa dạng và toàn diện, có thể là chỉ thị, nghị quyết, tình hình
59
kinh tế-xã hội, thông tin thời sự trong và ngoài nước... Những hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiều lĩnh vực khác. Muốn có được những tri thức phong phú này đề phục vụ cho công tác tuyên truyền, đòi hỏi cán bộ báo cáo viên trước hết phải có trình độ văn hóa và có trình độ chuyên môn. Về trình độ văn hóa phải tốt nghiệp THPT và trình độ chuyên môn phải là tốt nghiệp Đại học. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách tập trung cho xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí về chuẩn hóa cán bộ công chức cấp xã là tiêu chí quan trọng. Tính đến thời điểm này (4/2013), toàn huyện có 738 cán bộ công chức, trong đó 316 cán bộ và 422 công chức. Có 640 cán bộ, công chức cấp xã, trong đó, số cán bộ công chức tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học 212 người, chiếm 33%; trình độ trung cấp 227 người, chiếm 35,4%; cán bộ công chức cấp xã chưa qua đào tạo 201 người, chiếm 31,4%. Số cán bộ công chức cấp huyện có 98 người, trình độ Thạc sỹ có 8 người, chiếm 0,81%, Cao đẳng, Đại học 98 người đạt tỷ lệ 100%. Qua những số liệu trên cho thấy, chất lượng cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu trước nhiệm vụ cũng đang còn nhiều vấn đề phải bàn, nhiều việc cần làm, nhất là đối với cán bộ công chức cấp xã. Những năm trước, khi đưa ra tiêu chuẩn về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn có thể rất khó thực hiện nhưng qua số liệu trên cho thấy, các đảng bộ cơ sở ở huyện có thể lựa chọn trong số lực lượng này để giao nhiệm vụ làm công tác báo cáo viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tiếp thu cũng như truyền tải tri thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong tổng số 31 đồng chí báo cáo viên Huyện ủy, vẫn có một số đồng chí chưa có trình độ chuyên môn là Cao đẳng, Đại học (35%) Những đồng chí này, chủ yếu là ở cơ sở, do cơ sở lựa chọn giới thiệu. Trong những năm qua, việc từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức đã có những sự chuyển biến tích cực. Những cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn yêu cầu phải hoàn thiện. Đặc biệt là đối với địa bàn huyện Thạch Hà, do xuất phát điểm khá thấp so với một số vùng khác trong tỉnh cho nên đội ngũ cán bộ công chức cấp xã vẫn rất hẫng hụt về trình độ
60
chuyên môn. Vì thế khi lựa chọn báo cáo viên, cơ sở thường không chú ý đến trình độ chuyên môn mà hay dựa trên kỷ năng thuyết trình và kinh nghiệm công tác lâu năm, thậm chí chỉ lựa chọn qua loa, hình thức cho nên khi cấp ủy huyện xem xét quyết định thường rất khó nắm bắt được những ưu điểm, hạn chế của từng báo cáo viên. Việc lựa chọn báo cáo viên để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ tiếp thu thông tin để truyền tải thông tin sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đòi hỏi người báo cáo viên phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT và phải có trình độ chuyên môn Đại học trở lên. Những đồng chí chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn thì không đưa vào danh sách lựa chọn. Thực tế, nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm năm công tác, trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT thì rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho người báo cáo viên trong công tác tuyên truyền miệng. Hiện nay, huyện Thạch Hà đang triển khai 32 chương trình, dự án trọng điểm của huyện, tỉnh, trung ương như dự án. Nhìn chung, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ủng hộ tuyệt đối vào chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm túc Pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện để các chương trình, dự án triển khai đúng tiến độ. Tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và nhân dân cơ bản ổn định, tuy nhiên do đặc điểm tình hình tác động đến tư tưởng, tình cảm của người dân làm cho công tác tư tưởng gặp những khó khăn cần phải có sự nhận định tình hình và có con mắt chính trị thấu đáo trên lập trường tư tưởng của Đảng. Muốn vậy, người báo cáo viên cần đạt đến trình độ nhất định, có độ đồng đều trong nhận thức thì mặt bằng của hoạt động báo cáo viên huyện Thạch Hà sẽ được phát triển. Việc đầu tiên của sự lựa chọn cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng chính là yếu tố nhận thức. Vì nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng của người cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng. Từ nhận thức ấy, người báo cáo viên có thể năng động, sáng tạo và nhanh nhạy trong việc tiếp thu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để từ đó có phương pháp truyền đạt sâu rộng và có hiệu quả trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực tế, 15,6% các đồng chí báo cáo viên cấp huyện hiện tại đã bộc lộ sự yếu kém trong hoạt động tuyên truyền miệng. Họ ít tham gia các
61
chương trình tập huấn, các hội nghị báo cáo viên và khi tham gia thì rất hạn chế trong việc đưa ra các ý kiến tranh luận, những trao đổi đối với đồng chí, đồng nghiệp để có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Các đơn vị có số báo cáo viên này thường không xây dựng được chương trình, kế hoạch tuyên truyền, tổ chức các buổi nói chuyện mà khi có cấp trên nhắc nhở thì mới tiến hành tổ chức 1-2 buổi trong năm. Từ trình độ nhận thức thể hiện năng lực yếu kém trong hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ này. Tuy nhiên, việc đưa vào trở thành báo cáo viên là trách nhiệm của các tổ chức cơ sở đảng và của cơ quản tham mưu trực tiếp là Ban Tuyên giáo Huyện ủy nhưng rõ ràng khi tiêu chuẩn này chưa được quan tâm và xác định nó như là tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn báo cáo viên thì việc một số báo cáo viên không có trình độ, năng lực lại tham gia vào đội ngũ báo cáo viên gần như là một điều thực tế cho thấy sự yếu kém trong công tác chính trị tư tưởng của địa phương. Cần khẳng định lại, tiêu chuẩn đầu tiên của người báo cáo viên cấp huyện phải có đó là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn phải từ Đại học trở lên. Có đưa ra tiêu chuẩn và lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn như thế đội ngũ báo cáo viên cấp huyện mới hoàn thành được nhiệm vụ được giao.