Báo cáo viên

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

1.2.1. Báo cáo viên

Từ khi có Đảng, đội ngũ báo cáo viên luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Cùng với đó, thuật ngữ báo cáo viên được sử dụng khá rộng rãi và đa nghĩa trong đời sống chính trị nước ta, qua các giai đoạn và trong từng lĩnh vực khác nhau.

Trong từ điển Tiếng Việt, Báo cáo viên là người trình bày báo cáo trước một hội nghị đông người [34; Tr.54]. Theo cách hiểu này, báo cáo viên chỉ tất cả nhữg người trình bày báo cáo trước hội nghị đông người do cơ quan nhà

30

nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức khác...Vì vậy, thuật ngữ báo cáo viên không chỉ có trong hoạt động chính trị của các tổ chức Đảng, Nhà nước, Đoàn thể mà còn trong các tổ chức quần chúng tự nguyện khác.

Chức danh Báo cáo viên được Đảng ta quy định trong văn bản và Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương hướng dẫn thực hiện, ngoại trừ một số báo cáo viên ở các cơ quan chức năng và một số cán bộ, đảng viên đã nghỉ hưu được các cấp uỷ Đảng lựa chọn làm báo cáo viên chuyên trách. Phần lớn báo cáo viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và hưởng chế độ theo quy định của Bộ Tài chính.

Ngày 3/8/1977, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 14 có nêu rõ: "Báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lượng tuyên truyền miệng có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn tư tưởng và hành động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân theo đường lối, quan điểm của Đảng". Theo Chỉ thị này, Báo cáo viên là một chức danh để chỉ đội ngũ những người tuyên truyền trực tiếp bằng lời nói đến các đối tượng là cán bộ, đảng viên và nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Đội ngũ Báo cáo viên được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở, các ngành, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang, được tổ chức theo hệ thống dọc, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ và sự quản lý của Ban Tuyên giáo các cấp.

Báo cáo viên của Trung ương do Ban Bí thư uỷ nhiệm cho Ban Tuyên giáo Trung ương lựa chọn một số cán bộ cao cấp, Uỷ viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, chuyên gia giỏi có phẩm chất và năng lực tuyên truyền làm Báo cáo viên.

Ở địa phương, Báo cáo viên được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định do cấp uỷ xây dựng. Báo cáo viên ở cấp nào do cấp đó trực tiếp ra quyết định công nhân, Ban Tuyên giáo quản lý điều hành, số lượng Báo cáo viên phụ thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp. Thông thường, Báo cáo viên ở cấp tỉnh có từ 35-50 người, cấp huyện có từ 15-35 người, cấp xã có từ 1-3 người.

31

Phương thức hoạt động chủ yếu của Báo cáo viên là bài giảng, báo cáo chuyên đề, giới thiệu nghị quyết, nói chuyện thời sự, chính sách, các vấn đề xã hội khác...trong các hội nghị, các buổi sinh hoạt đảng, câu lạc bộ, mittinh, nơi tập trung đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giải chỉ tập trung bàn đến đội ngũ Báo cáo viên cấp huyện- còn gọi là Báo cáo viên Huyện uỷ, là những người do Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện lựa chọn, Ban Thường vụ Huyện uỷ công nhận và ra quyết định, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ. Báo cáo viên Huyện uỷ gồm một số đồng chí là cán bộ chủ chốt cấp huyện, lãnh đạo quản lý các ban, ngành, đoàn thể của huyện, một số chuyên viên giỏi trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...và một số đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã hoặc một số đồng chí cán bộ có uy tín, năng lực đã nghỉ hưu ở xã. Báo cáo viên Huyện uỷ với nhiệm vụ tiếp thu quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của địa phương, những vấn đề về thời sự chính trị- xã hội trong nước và quốc tế đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn cấp huyện, xã.

Trong tình hình hiện nay, để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị địa phương, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ báo cáo viên đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)