Thực trạng Báo cáo viên Đảng bộ huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 52)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Thực trạng Báo cáo viên Đảng bộ huyện Thạch Hà

Kể từ khi có Chỉ thị 14-CT/TW, ngày 3/8/1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IV) về việc Tổ chức đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng ở địa phương, công tác báo cáo viên của Đảng ngày càng được coi trọng. Đặc biệt Thông báo 71-TB/TW, ngày 7/6/1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc "Tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng” ở địa phương, các cấp ủy đã ban hành chỉ thị về tổ chức và quy chế hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của cấp mình. Do đó, công tác báo cáo viên của địa phương có bước đổi mới căn bản, toàn diện và hoạt động có hiệu quả, chất lượng nâng lên rõ rệt, góp phần tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các vấn đề thời sự trong nước, quốc tế, dư luận xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Nhìn chung, công tác tuyên truyền, hoạt động báo cáo viên đã đi vào nền nếp, lực lượng báo cáo viên trở thành lực lượng xung kích của Đảng trên mặt trận tư tưởng, đảm bảo truyền tải nhanh chính xác quan điểm tư tưởng của Đảng đến đời sống xã hội. Từ năm 2007, sau nhiều lần chia tách huyện, đội ngũ báo cáo viên cấp huyện cũng có nhiều sự biến động, nhiều đồng chí chuyển về công tác ở huyện mới Lộc Hà. Vì vậy, thời gian này, hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên có sự ảnh hưởng nhất định. Đến năm 2008, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã nhanh chóng tham mưu, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên Huyện ủy. Đến sau Đại hội khóa XXVIII (nhiệm kỳ 2010-2015) đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà được củng cố và kiện toàn, có 31 đồng chí, trong đó, có 23 đồng chí ở cơ sở, 8 đồng chí là lãnh đạo ở các ban, phòng, ngành cấp huyện, 8 Đảng bộ cơ sở không có báo cáo viên cấp huyện. Sở dĩ, ở các đảng bộ này không có báo cáo viên vì những yếu kém trong hoạt động báo cáo viên. Cơ bản hệ thống báo cáo viên cấp huyện được tổ chức chặt chẽ, được sự quan tâm của cấp ủy, chính

45

quyền các cấp; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động tuyên truyền từng bước được đầu tư, tạo điều kiện. Trong đó, đầu tư mua sắm máy ghi âm, máy tính, máy chiếu cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện (được thành lập từ năm 2003) mỗi năm từ 50-150 triệu đồng. Hiện nay, huyện đang tổ chức triển khai xây dựng Trung tâm BDCT đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu là nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho huyện. Mỗi năm, ngân sách của huyện trích cho hoạt động báo cáo viên từ 20-30 triệu đồng. Nhiều xã, thị trấn có chế độ phụ cấp riêng cho báo cáo viên từ 150-200 nghìn đồng/1buổi nói chuyện. Thực hiện Thông tư 105/1998 và Thông tư 79/2005 và Hướng dẫn số 06, ngày 15/8/2011 của liên ban Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chế độ phụ cấp đối với báo cáo viên các cấp được huyện Thạch Hà thực hiện nghiêm túc đã góp phần động viên tinh thần lao động hăng say của đội ngũ báo cáo viên. Hiện nay, mỗi báo cáo viên có mức phụ cấp 0,2% mức lương tối thiểu và được nhận thường xuyên, đều đặn thông qua các hội nghị báo cáo viên. Từ năm 2007 lại nay, hoạt động báo cáo viên ngày càng có những chuyển biến tích cực. Năm 2008, nội dung tuyên truyền về lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị chiếm 70%, các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chiếm 30%. Năm 2009, nội dung tuyên truyền về lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị chiếm 60%; các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chiếm 30%; thời sự trong nước, quốc tế chiếm 10%. Năm 2011, nội dung tuyên truyền về lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị chiếm 50%; các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chiếm 30%; thời sự trong nước, quốc tế chiếm 20%. Hiện nay, nội dung tuyên truyền như vậy được cho là khá hợp lý. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã kịp thời thông tin định hướng thông tin và triển khai có nền nếp hoạt động của đội ngũ báo cáo viên. Bình quân, mỗi năm tổ chức trên 10 cuộc hội nghị báo cáo viên; mỗi báo cáo viên trung bình trực tiếp tuyên truyền từ 5-10

46

cuộc. Đội ngũ báo cáo viên đã hoạt động tích cực, có nhiều sáng tạo, đổi mới trong phương thức hoạt động. Ban Tuyên giáo từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên và hướng dẫn họ hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trong thời gian qua, đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà có những bước trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Cấp ủy các cấp từ huyện đến cơ sở đều quan tâm chỉ đạo. Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát huy vai trò của báo cáo viên. Sau mỗi kỳ Đại hội Đảng các cấp, đội ngũ báo cáo viên ngày càng được kiện toàn và củng cố, nâng cao trình độ và nghiệp vụ. Đa số báo cáo viên được rèn luyện, thử thách và trưởng thành qua thực tiễn. Hầu hết, báo cáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, tâm huyết, trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công. Trong số đó, nhiều báo cáo viên có năng lực, uy tín, kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục thuyết phục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đa phần đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đều là cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã và trong số 31 đồng chí báo cáo viên cấp huyện thì có 8 đồng chí thuộc các ban, ngành chuyên môn cấp huyện, là những báo cáo viên có điều kiện thuận lợi để tiếp thu nhanh, kịp thời các thông tin chính thống. Huyện Thạch Hà là địa bàn rộng, cửa ngõ của Thành phố Hà Tĩnh, đã và đang triển khai nhiều dự án quan trọng của huyện, tỉnh, quốc gia. Để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân, đội ngũ báo cáo viên đã thực sự vào cuộc quyết liệt. Không ngừng đổi mới phương thức tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhanh đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, ổn định tình hình trong đời sống xã hội.

Mặt khác, đội ngũ báo cáo viên cấp huyện chủ yếu ở cơ sở cho nên việc nắm bắt thông tin từ cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc định hướng dư luận

47

một cách kịp thời. Theo Mác: Thực tiễn là thước đo của chân lý. Vì vậy, Đội ngũ báo cáo viên Huyện ủy là các đồng chí ở cơ sở chiếm tỷ lệ khá lớn (74,1%) cũng là một trong những điều đáng quan tâm khi nghiên cứu về đội ngũ Báo cáo viên huyện Thạch Hà. Tuy nhiên, điều này cũng có tính hai mặt của nó, sẽ phân tích ở phần hạn chế.

Thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong những năm qua huyện Thạch Hà đã có những chủ trương, giải pháp tích cực phát huy sức mạnh nội lực sẵn có, phối kết hợp với các cấp, các ngành chủ động bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ báo cáo viên. Qua khảo sát nhiệm kỳ 2005-2010 địa phương đã cử báo cáo viên đi tham gia các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ: ở cấp tỉnh: 15 lớp; cấp huyện định kỳ tổ chức 4 lớp/1 năm. Tham gia học Đại học: 12 đồng chí; Cao học: 2 đồng chí. Nâng cao trình độ LLCT: 14 đồng chí. Từ việc đào tạo, bồi dưỡng, hàng năm đều có tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đồng chí báo cáo viên. Năm 2011: báo cáo viên đạt loại khá, giỏi chiếm 54,3%, 2012: báo cáo viên khá, giỏi chiếm 60,6%. Với những kết quả đã đạt được, cho thấy đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà cơ bản đã được đào tạo, đặc biệt về trình độ lý luận chính trị và kỷ năng nghiệp vụ. Họ đã được trang bị những kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các kiến thức về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, nghiệp vụ công tác đoàn thể, cập nhật những thông tin mới. Đội ngũ Báo cáo viên huyện có thế giới quan duy vật biện chứng, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định vào mục tiêu lý tưởng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng; nhận thức tốt bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức cách mạng, có năng lực thuyết trình đối thoại, khả năng nắm bắt dư luận xã hội, nâng cao năng lực tự phê bình và phê bình, luôn có ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

48

Nhìn chung, đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà ở nhiều lĩnh vực khác nhau, vốn kiến thức đa dạng, hiểu biết rộng, phong phú trên các lĩnh vực là điều kiện rất thuận lợi để báo cáo viên xây dựng đề cương bài tuyên truyền, thể hiện năng lực thuyết trình, có thể lý giải, phân tích sâu mọi vấn đề mà đối tượng người nghe quan tâm. Chính họ là lực lượng nòng cốt trực tiếp tham gia cung cấp thông tin có định hướng về những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, trực tiếp đưa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong Đảng và toàn dân.

Những hạn chế của đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà

Bên cạnh sự trưởng thành về mọi mặt của đội ngũ báo cáo viên vẫn còn bộ phận nhỏ báo cáo viên bật cập về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm công tác chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Điều này, không chỉ xẩy ra ở huyện Thạch Hà mà còn ở các địa phương khác, do vậy, trong thời gian tới cấp ủy Đảng các cấp cần quan tâm đến việc xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn đội ngũ Báo cáo viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Qua số liệu khảo sát 31 báo cáo viên cấp huyện ở Thạch Hà (phục lục 1):

Độ tuổi từ 30-40: 25,4%; từ 40-50 tuổi: 56,7%; từ 50-60 tuổi: 15,2%; trên 60 tuổi: 2,7%.

Trình độ văn hóa: báo cáo viên có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ: 100%.

Trình độ chuyên môn: báo cáo viên có trình độ Cao đẳng, Đại học có 18 đồng chí, chiếm 58%, Trung cấp có 5 đồng chí, chiếm 16%, chưa có bằng cấp chuyên môn có 6 đồng chí, chiếm 19%, sau Đại học có 2 đồng chí, chiếm 6,4%.

Thâm niên báo cáo viên: 1-2 năm có 20 đồng chí, chiếm 64,5%, 3-5 năm có 5 đồng chí, chiếm 16%, từ 5 đến 10 năm có 6 đồng chí, chiếm 19%.

49

Trình độ Lý luận chính trị: Cao cấp LLCT có 2 đồng chí, chiếm 6,4%, Trung cấp LLCT có 25 đồng chí, chiếm 80,6%, Sơ cấp LLCT có 4 đồng chí, chiếm 12,9%; cơ cấu tỷ lệ báo cáo viên: ở các ban, ngành cấp huyện: các xã, thị trấn: 23 báo cáo viên (chiếm tỷ lệ: 74,1% ); 8 báo cáo viên (chiếm tỷ lệ: 25,8%). Trong đó, có 8 đảng bộ cơ sở không có báo cáo viên Huyện ủy.

Qua những số liệu trên cho thấy, cấp ủy các cấp chưa xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể, thống nhất để lựa chọn báo cáo viên cấp huyện. Theo quy trình, đội ngũ báo cáo viên do cấp ủy cơ sở giới thiệu, Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu trình Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định. Tuy nhiên, vì không có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho nên quá trình lựa chọn gặp khó khăn. Vì thế, lựa chọn còn mang tính chất cảm tính. Sự chênh lệch, bất cập về trình độ văn hóa, trình độ Lý luận chính trị, kinh nghiệm công tác và năng lực tuyên truyền là nguyên nhân lớn đưa đến sự giảm sút hiệu quả hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên, chưa thực sự phát huy ưu thế của đội ngũ này.

Thực tế đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà vẫn còn 19% chưa có trình độ chuyên môn Cao đẳng, Đại học, trình độ sau Đại học rất ít (6,4%). So với trình độ văn hóa của cán bộ chủ chốt cấp huyện qua đào tạo Cao đẳng, Đại học là 221 người, chiếm 33%. Từ so sánh đó, có thể khẳng định trình độ văn hóa của báo cáo viên huyện Thạch Hà hiện nay, còn khiêm tốn, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Sự yếu kém này biểu hiện ở chổ một số báo cáo viên hạn chế về năng lực tiếp thu kiến thức, nguồn thông tin, khả năng phân tích, chứng minh, luận giải vấn đề. Hạn chế về thế giới quan duy vật biện chứng, nhiều khi không nhận thức đúng bản chất khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những sai lệnh trong nhận thức và hành động, kìm hãm sự phát triển tư duy lý luận, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát thực tiễn. Sự hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ tất yếu sẽ làm hạn chế trình độ LLCT, hạn chế giảng dạy, giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

50

Báo cáo viên huyện Thạch Hà với đội ngũ khá đông đảo, tuy nhiên sự hạn chế về kinh nghiệm trong hoạt động báo cáo viên và năng lực thuyết trình, đối thoại, nắm bắt dư luận xã hội dẫn đến chất lượng các buổi thuyết trình, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa sát với đối tượng, thậm chí nhiều báo cáo viên thiếu đi kỷ năng xử lý, định hướng thông tin. Qua khảo sát, số báo cáo viên có thâm niên hoạt động Báo cáo viên dưới 5 năm là chủ yếu, chiếm 80,5%; 15,5% hạn chế về trình độ Lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn; 9,5% hạn chế mức độ hiểu biết các lĩnh vực của đời sống xã hội; 8,9% Báo cáo viên thuyết trình chưa sát đối tượng; 8,7% báo cáo chuyên đề Chỉ thị, Nghị quyết thiếu liên hệ, minh chứng bằng thực tiễn; 15,8% thiếu tính định hướng.

Qua kết quả khảo sát đội ngũ báo cáo viên của Đảng bộ cấp huyện của 12 huyện, thị trong tỉnh Hà Tĩnh nhận thấy:

Đội ngũ báo cáo viên nhìn chung ở độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ khá lớn, có kinh nghiệm, ở nhiều vị trí công tác, ngành nghề chuyên môn khác nhau. báo cáo viên tuổi đời từ 40-50 tuổi chiếm 56,7%. Số năm tham gia làm báo cáo viên cấp ủy dưới 5 năm 80,5%; từ 5-10 năm 19%. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVII (2005-2010), Đảng bộ cấp huyện nhiệm kỳ mới (2010-2015) đã chủ động xây dựng lại đội ngũ Báo cáo viên có sự đan xen về thâm niên công tác, độ tuổi để có sự tạo điều kiện cho

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)