Chức năng của đội ngũ báo cáo viên đối với công tác tuyên truyền miệng

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 39)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Chức năng của đội ngũ báo cáo viên đối với công tác tuyên truyền miệng

miệng trong giai đoạn hiện nay

Thực tiễn lịch sử hoạt động của Đảng ta ở mọi giai đoạn cách mạng đã chỉ ra rằng: báo cáo viên, tuyên truyền viên là công cụ sắc bén để xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; góp phần quan trọng trong việc trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Chính vì vậy, dù hoạt động bí mật hay công khai, khi chưa có chính quyền hay khi đã giành chính quyền, Đảng ta đều rất chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên coi đây là lực lượng nòng cốt trong đội ngũ

32

tuyên truyền miệng của Đảng. Chỉ thị số 14-CT/TW nêu rõ: báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lượng tuyên truyền có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn tư tưởng và hành động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân theo đường lối, quan điểm của Đảng. Nhiệm vụ báo cáo viên có mấy nhiệm vụ cơ bản:

Thứ nhất, cung cấp thông tin, đặc biệt là những thông tin mới, có giá trị trong nước và quốc tế; tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật... của Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh- quốc phòng, đối ngoại. Thông qua cung cấp thông tin, Báo cáo viên giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu được nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, địa phương, đơn vị.

Thứ hai, Báo cáo viên không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho đối tượng người nghe mà quan trọng hơn phân tích, bình luận làm rõ ý nghĩa nội dung chính trị của các vấn đề, nhiệm vụ được đề cập. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn khoa học, có tính thuyết phục, Báo cáo viên phân tích, bình luận, làm rõ bản chất các sự kiện chính trị. Từ đó chỉ ra các nguyên nhân, dự báo chiều hướng, khả năng và triển vọng của tình hình, định hướng thông tin, góp phần hình thành dư luận xã hội theo hướng tích cực; nâng cao nhận thức, trình độ chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Thứ ba, qua hoạt động tuyên truyền của Báo cáo viên nhằm động viên, khuyến khích, động viên cổ vũ mọi người tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua lao động, sản xuất. Tập hợp sức mạnh, huy động lực lượng quần chúng nhân dân tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, hoạt động Báo cáo viên là hoạt động thông tin hai chiều, một mặt thông tin tác động đến đối tượng, mặt khác nhận thông tin phản hồi từ phía đối tượng. Qua đó, Báo cáo viên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, cũng như tâm trạng, thái độ nhận thức, tư tưởng của họ đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phản ánh lên cấp trên. Trên cơ sở

33

đó, Đảng và Nhà nước kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối của mình cho phù hợp quy luật phát triển, với thực tiễn cách mạng. Trong đó, Báo cáo viên đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Báo cáo viên không chỉ thực hiện nhiệm vụ bằng trí tuệ, năng lực, bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm mà còn bằng cả lòng nhiệt tình, tâm huyết, phong cách gần gủi gắn bó với quần chúng nhân dân, gương mẫu để thuyết phục người nghe. Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ lợi ích giữa các nhóm xã hội, tình trạng phát triển dân trí và tình trạng thông tin, Báo cáo viên có thể nắm được tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong những giai đoạn nhất định để báo cáo lên cấp trên.

Những biến động của đời sống xã hội có tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của mỗi người. Trong công tác tuyên truyền miệng, Báo cáo viên cần phải nắm bắt diễn biến tư tưởng của đối tượng khi tâm trạng chưa bộc lộ thành quan điểm chủ kiến, nhất là phải nắm bắt cho được tâm trạng khởi đầu, xu hướng phát triển của nó để định hướng nội dung tuyên truyền, có những phương pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp và hiệu quả nhất.

Những chức năng trên của Báo cáo viên luôn gắn chặt với nhau, bổ sung cho nhau, tác động cho nhau. Báo cáo viên khi tuyên truyền với những nội dung phong phú, phân tích thấu đáo, có cơ sở lý luận-thực tiễn khoa học xác đáng, bình luận sâu sắc, tính định hướng cao, nắm bắt diễn biến tư tưởng tâm trạng của đối tượng chắc chắn sẽ có tác dụng tuyên truyền giáo dục rất lớn, sức cổ vũ hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả tuyên truyền sẽ cao.

Tính đặc thù hoạt động Báo cáo viên

Một là, đối tượng hoạt động. Báo cáo viên và giảng viên đều làm nhiệm vụ truyền đạt, thuyết trình trước một tập thể có đông người nghe, nhưng giảng viên là người được đào tạo chuyên ngành về nội dung và phương pháp sư phạm; nội dung chương trình đã được đào tạo theo quy chuẩn như: sách giáo khoa, giáo trình; giảng dạy nhiều lần về nội dung chương trình cho đối tượng nhất định, tương đối đồng đều về trình độ. Đối tượng thuyết trình của Báo cáo

34

viên là những cộng đồng người vừa không ổn định vừa không đồng đều về đặc điểm xã hội: giai cấp, nghề nghiệp, tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, trình độ, kinh nghiệm....cũng như tâm lý: nhu cầu, tâm trạng, lợi ích. Vì vậy, sự đa dạng về đối tượng đòi hỏi người Báo cáo viên phải có trình độ tri thức về các lĩnh vực kinh tế, chính trị-xã hội, văn hoá, con người cũng như phương pháp truyền đạt, sự hiểu biết đối tượng sâu sắc.

Hai là, công cụ chủ yếu của Báo cáo viên là ngôn ngữ. Quá trình diễn giảng, thuyết phục, sự cảm hoá mà Báo cáo viên thực hiện với đối tượng đều qua ngôn ngữ, bằng ngôn ngữ Báo cáo viên thực hiện quá trình chuyển đổi thông tin đến đối tượng như mục đích đã đặt ra. Vì vậy, người Báo cáo viên phải tích luy vốn từ ngữ, nắm vững quy luật và văn phong trình bày của ngôn ngữ.

Ba là, tính chất hoạt động tuyên truyền miệng của Báo cáo viên vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Trong quá trình tuyên truyền. Một mặt, dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn để nhìn nhận, phân tích sự việc, hiện tượng, từ đó thuyết phục, cảm hoá đối tượng. Mặt khác, công tác tuyên truyền trong từng thời kỳ cách mạng để giải đáp những vấn đề cuộc sống đặt ra. Muốn đạt hiệu quả thì phương pháp và hình thức tuyên truyền phải phải phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tiễn. Điều đó cho thấy, hoạt động Báo cáo viên là hoạt động nghệ thuật-nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật giao tiếp, nói chung nghệ thuật-nghệ thuật diễn thuyết. Hoạt động Báo cáo viên còn có đặc trưng sáng tạo-sáng tạo ra bài giảng của mình (với những nội dung khác nhau chưa sẵn có, biên soạn đề cương nội dung chương trình theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị hoặc yêu cầu người tổ chức). Nhiều khi những nội dung trong trình bày bài giảng là những vấn đề mới, chưa diễn ra nhưng người Báo cáo viên cần sáng tạo, cần phân tích, dự báo những khả năng sắp xảy ra. Đây là một yếu tố khách quan quy định đặc trưng hoạt động Báo cáo viên-thực hiện hai lần sáng tạo trong một hoạt động.

Là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, hoạt động Báo cáo viên không chỉ đòi hỏi tính sáng tạo, sự rèn luyện nghiêm túc, mà

35

còn phải có năng khiếu nghề nghiệp đó là năng khiếu trong tuyên truyền miệng, giao tiếp, sự nhạy cảm chính trị, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ.

Bốn là, hoạt động Báo cáo viên khác với hoạt động của các "bình chủng" hợp thành công tác tư tưởng, như: hệ thống trường chính trị, báo chí, xuất bản, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình...Mỗi "binh chủng" có đặc điểm riêng, chức năng riêng, có phương thức tác động riêng, và do đó hiệu quả tác động là không giống nhau. So với các "binh chủng" khác, tác động tuyên truyền miệng của Báo cáo viên có ưu thế: tiếp xúc trực tiếp với người nghe, lấy được ý kiến quần chúng, thực hiện được thông tin hai chiều, do đó có thể giải đáp một cách sinh động, kịp thời vấn đề quần chúng nêu ra. Điều quan trọng là do nói với từng tập thể nhỏ, từng người nên Báo cáo viên phải vận dụng những nội dung chung nhưng phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Năm là, Báo cáo viên cấp uỷ các cấp cũng có những nét đặc thù nhất định. Báo cáo viên Tỉnh uỷ báo cáo chuyên đề theo từng lĩnh vực Báo cáo viên phụ trách. Do đó, hoạt động Báo cáo viên Tỉnh uỷ thể hiện tính chuyên môn và chuyên sâu rõ rệt. Ở cơ sở do tính đặc thù của đối tượng người nghe: trình độ tương đối thấp, đa phần nông dân, địa bàn nông thôn nên lựa chọn Báo cáo viên cấp uỷ ở cơ sở thường là những người cao tuổi, có uy tín, kinh nghiệm. Đối với Báo cáo viên Đảng bộ cấp huyện hầu hết là những người đang tham gia cấp uỷ, tham gia báo cáo chuyên đề trên tất cả các lĩnh vực do cấp uỷ phân công. Khác với Báo cáo viên Tỉnh uỷ, người Báo cáo viên Đảng bộ huyện không chỉ hoạt động trên địa bàn cấp huyện mà còn tăng cường hoạt động ở cơ sở khi cấp uỷ cơ sở yêu cầu. Báo cáo viên Đảng bộ huyện phải không ngừng thay đổi nội dung báo cáo và lựa chọn phương pháp thuyết trình phù hợp với từng đối tượng. Có thể nói, đội ngũ Báo cáo viên này phải rất năng động, sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén...Nhưng do đặc thù vậy, nên ở họ có sự hạn chế tính chuyên môn và chuyên sâu khi báo cáo các chuyên đề, nhất là những chuyên đề không thuộc lĩnh vực mình công tác.

36

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)