Những chủ trƣơng của Đảng trong việc tăng cƣờng và đổi mới công tác

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

1.1.3. Những chủ trƣơng của Đảng trong việc tăng cƣờng và đổi mới công tác

trình độ, năng lực của đội ngũ này. Mặt khác, việc nắm bắt thông tin và chuyển tải thông tin trong công tác tuyên truyền miệng không bảo đảm độ chính xác như tuyên truyền bằng truyền thông đại chúng, văn bản...Bởi chính yếu tố chủ quan của người báo cáo viên.

1.1.3. Những chủ trƣơng của Đảng trong việc tăng cƣờng và đổi mới công tác tuyên truyền miệng công tác tuyên truyền miệng

Hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để thực hiện vai trò đó, Đảng phải có hệ thống tổ chức của mình. Cùng với các tổ chức khác, hệ thống tuyên giáo được ra đời, hình thành và phát triển nhằm góp phần trực tiếp

25

thực thi vai trò lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Hệ thống tuyên giáo của Đảng trực tiếp góp phần thực hiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng. Đảng lãnh đạo về đường lối, vạch ra chiến lược để xây dựng, bảo vệ đất nước. Việc xây dựng đường lối là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất đối với Đảng. Đảng lãnh đạo bằng hệ thống chính trị, bằng công tác tổ chức, cán bộ, trong đó có hệ thống tổ chức của Đảng, hệ thống tổ chức của Nhà nước và hệ thống các đoàn thể chính trị-xã hội của Đảng. Tương ứng với hệ thống tổ chức ấy, Đảng có trách nhiệm đào tạo xây dựng một đội ngũ cán bộ để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng lãnh đạo bằng kiểm tra giám sát. Xây dựng đường lối, xây dựng bộ máy thi phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc bộ máy ấy thực hiện đường lối, chủ trương như thế nào. Đảng lãnh đạo bằng vận động, thuyết phục quần chúng. Tự thân Đảng không thể triển khai đầy đủ đường lối, chính sách của mình, và dù có một hệ thống chính trị rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở cũng không thể đủ sức làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều quan trọng đặt ra là phải tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tập hợp hướng dẫn và phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc. Quá trình vận động, thuyết phục để đưa đường lối của Đảng vào quần chúng, trở thành nhận thức, hành động tự giác, tạo thành sức mạnh tổng hợp và đó chính là nhân tố quyết định thắng lợi việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Trong quá trình ấy, trước hết là vận động đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng tự giác thực thi nhiệm vụ, đồng thời làm gương để động viên và thuyết phục quần chúng tham gia. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Phải chăm lo xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Từ phương thức và chức năng nhiệm cụ của Đảng, công tác tuyên giáo là bộ phận quan trọng. Xác định công tác tuyên truyền, vận động là công tác của toàn Đảng.

Hiện nay, công tác tuyên truyền có những thuận lợi cơ bản xuất phát từ những thành tựu quan trọng mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã giành

26

được trong hơn 25 năm đổi mới, tạo ra bước phát triển mới, thế và lực mới. Vai trò, uy tín của đất nước trên thế giới ngày càng được khẳng định. Nền kinh tế tiếp tục có những bước phát triển và tăng trưởng ổn định. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, kiện toàn, hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, đạt nhiều thành tựu. Mặt khác, công tác tuyên truyền cũng gặp phải những khó khăn, phức tạp trong diễn biến của tình hình quốc tế, của hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều việc phải làm. Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vị trí, vai trò và tính hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, trong công tác xây dựng Đảng. Bắt nguồn và kế thừa truyền thống văn hóa và lịch sử vẻ vang của dân tộc, lại được thử thách và trưởng thành trong suốt quá trình cách mạng, từ khi đấu tranh giành chính quyền, tiến hành các cuộc kháng chiến vĩ đại, Đảng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng tuyên truyền miệng. Đảng xác định đây là vũ khí sắc bén để tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đoàn kết thành một khối thống nhất ý chí và hành động. Trãi qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khác nhau, Đảng ta luôn coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng. Chính vì vậy, nhiều văn bản của Đảng ra đời nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng. Trong thời kỳ cả nước bắt đầu tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Ban Bí thư Trung ương (khóa IV) đã ban hành Chỉ thị 14-CT/TW, ngày 3/8/1977 về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của Đảng, đây là văn bản đầu tiên đặt cơ sở hình thành đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong cả nước. Tiếp theo đó, Đảng ta đã cụ thể hóa thêm một bước đối với lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền miệng trong Thông báo số 71-TB/TW, ngày 7/6/1997 của Thường vụ Bộ Chính trị (Khóa VIII) về việc tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng. Ngày 15/10/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) ban hành Chỉ thị 17-CT/TW về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Ban Tuyên giáo Trung

27

ương đã kịp thời ban hành Hướng dẫn số 31-HD/BTGTW, ngày 10/12/2011 về xây dựng, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên các cấp. Thông qua, hệ thống văn bản mà Đảng ta đã ban hành cũng như quá trình phát triển của sự nghiệp cách mạng, cho thấy sự quan tâm của Đảng ta đối với công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên. Từ khi có Chỉ thị 14-CT/TW, đến nay lực lượng báo cáo viên ngày càng được tăng cả về số lượng và chất lượng, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đội ngũ báo cáo viên có những chuyển biến rõ nét. Đảng quan tâm lãnh đạo bằng cơ chế, chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ đội ngũ Báo cáo viên. Cơ chế bố trí, sử dụng hợp lý Báo cáo viên để tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy khả năng của mình, nâng cao hiệu quả công tác. Đảng thực hiện thường xuyên kiểm tra quá trình tuyên truyền và đánh giá hiệu quả tuyên truyền miệng để tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả đó. Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của báo cáo viên. Hiện nay, tất cả các tổ chức cơ sở Đảng từ Trung ương đến địa phương đều có lực lượng báo cáo viên. Lực lượng báo cáo viên đã được tạo điều kiện để đào tạo và từng bước được chuẩn hóa về trình độ. Họ được tham gia các lớp tập huấn, rèn luyện kỷ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hoạt động của báo cáo viên cũng được quan tâm. Các trang thiết bị, chế độ phụ cấp, đãi ngộ từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, những chủ trương của Đảng để tập trung quan tâm đến lực lượng báo cáo viên vẫn còn những sự hạn chế nhất định cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.

Thứ nhất, mặc dù đội ngũ báo cáo viên có tăng về số lượng và chất lượng song Đảng chưa có quy định cụ thể về tổ chức, đào tạo cho đội ngũ này thành lực lượng chuyên trách. Việc đào tạo thường xuyên, liên tục và có những quy định rõ ràng về tiêu chuẩn để trở thành báo cáo viên còn thiếu và yếu. Một thực tế là hiện nay đa số báo cáo viên từ Trung ương đến địa phương chủ yếu là kiêm nhiệm. Nhận thức của một số cán bộ vẫn còn xem nhẹ vai trò của đội ngũ báo cáo viên. Do đó, chưa phát huy được hiệu quả của đội ngũ báo cáo viên.

28

Cá biệt, có một số cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng nhưng cả năm không tổ chức được một cuộc tuyên truyền, nói chuyện nào. Việc quản lý, khai thác đội ngũ Báo cáo viên cũng thiếu đi quy chế rõ ràng, cụ thể và đồng bộ trên toàn quốc. Mỗi địa phương, đơn vị thực hiện theo một kiểu. Mặc dù, lực lượng báo cáo viên rất đông đảo nhưng hiệu quả khai thác không cao nhất là đối với báo cáo viên ở cơ sở.

Thứ hai, về yêu cầu đảm bảo các điều kiện về vật chất đảm bảo cho công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sự quan tâm, đầu tư của cấp ủy, chính quyền các cấp không đồng bộ, còn nhiều bất cập. Thậm chí nhiều nơi, nhiều địa phương chế độ phụ cấp cho Báo cáo viên chưa được quan tâm, ít ỏi. Do vậy, chưa động viên, khuyến khích được đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền miệng.

Nói tóm lại, đứng trước những đòi hỏi của công tác tư tưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, công tác tuyên truyền miệng cần phải được đổi mới. Muốn đổi mới, trước hết cần sự tập trung của Đảng đưa ra những chủ trương cụ thể, hoàn thiện dần các chính sách về tổ chức, đào tạo, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ báo cáo viên. Có như vậy, đội ngũ báo cáo viên mới nâng cao được hiệu quả và trở thành cầu nối giữa Đảng với nhân dân.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và tại các Báo cáo về công tác Tuyên giáo tập trung phân tích sâu sắc thực trạng tình hình tư tưởng trong xã hội và thực trạng công tác tư tưởng của Đảng. Trong đó, đã xác định những nội dung căn bản cần phải đổi mới của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của báo cáo viên đó là:

Cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành công tác tuyên truyền miệng. Nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới đặt ra cho công tác tư tưởng nói chung và công tác tuyên truyền miệng nói riêng những yêu cầu mới trong việc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc cả nội dung và hình thức, phương pháp.

29

Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần quan tâm và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)