Một số yêu cầu đối với Báo cáo viên trong tuyên truyền miệng trong gia

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 44)

7. Kết cấu luận văn

1.3.Một số yêu cầu đối với Báo cáo viên trong tuyên truyền miệng trong gia

trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay, bên cạnh những thắng lợi đã đạt được toàn diện trên lĩnh vực chính trị, kinh tế-văn hóa, quốc phòng an ninh. Đó là những điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền miệng có thực tiễn để khẳng định lý luận, xây dựng, động viên, củng cố niềm tin trong toàn xã hội. Tuy nhiên, những vấn đề, tình hình mới nảy sinh đang làm cho công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên đứng trước những khó khăn và đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng đổi mới. Đó là sự phát triển của kinh tế-xã hội đất nước đang có sự phát triển vượt bậc, vươn ra thế giới nhưng mặt trái của nó là những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, xu thế toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, tình cảm của người dân. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề nổi cộm diễn ra trong khu vực và trên thế giới tác động đến quốc gia chúng ta. Hiện nay, vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, vấn đề Triền Tiên, các nước Trung Đông đang trở thành vấn đề nóng, tập trung sự quan tâm của dư luận. Tranh chấp lãnh thổ, khủng bố, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo trên thế giới cũng diễn biến phức tạp, khó lường. Sự bùng nổ của thời đại thông tin, thông tin nhanh chóng, dân chủ, đa chiều; sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet, các trang mạng xã hội, trình độ dân trí ngày càng phát triển. Ngoài ra các thế lực thù địch, chống phá cách mạng chủ yếu bằng diễn biến hòa bình ngày càng tinh vi và thủ đoạn hơn trước. Tình hình đó gây khó khăn, thách thức lớn cho công tác tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay. Trong khi Báo cáo viên được cung cấp thông tin sơ sài, chậm, cũ, phương tiện thiếu, trình độ tin học hạn chế đang đặt ra thách thức cho công tác tuyên truyền cũng như hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên cần phải xây dựng đội ngũ đủ mạnh, để bắt kịp với yêu cầu, nhiệm vụ mới thường xuyên biến đổi, diễn biến phức tạp, khó lường.

Hoạt động báo cáo viên là hoạt động lao động đòi hỏi những yêu cầu cao, khắt khe bởi chính yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. Người báo

37

cáo viên phải hội tụ nhiều tiêu chuẩn và quá trình hoạt động phải không ngừng học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, kỷ năng nghiệp vụ. Để làm tốt vai trò của một người báo cáo viên nhất thiết phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, báo cáo viên phải có thế giới quan khoa học- thế giới quan duy vật biện chứng. Yếu tố này được hình thành nhờ việc học tập, nghiên cứu về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản. Có thế giới quan khoa học, báo cáo viên biết lựa chọn nội dung và phương pháp tuyên truyền phù hợp; biết xử lý, đánh giá các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội theo lập trường duy vật biện chứng để thực hiện đúng mục đích đề ra.

Thứ hai, báo cáo viên phải có niềm tin và lý tưởng cách mạng XHCN. Từ đó, xây dựng lòng yêu nước, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, là cơ sở để hìnht hành tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong công việc, hình thành niềm tin, lý tưởng của người nghe. Báo cáo viên khó có thể tạo niềm tin, lý tưởng XHCN vào đối tượng tuyên truyền nếu họ không có niềm tin, lý tưởng XHCN.

Thứ ba, báo cáo viên cần có lòng say mê nghề nghiệp, biểu hiện luôn suy nghĩ, tìm tòi để cống hiến nhiều hơn cho chức năng, nhiệm vụ của mình là người cán bộ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng. Lao động nghề nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn luôn chú ý đến việc cải tiến nội dung, phương pháp tuyên truyền. Tích cực học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp; băn khoăn, trăn trở tìm kiếm phương pháp thích hợp để truyền tải cho đối tượng người nghe một cách hiệu quả nhất. Cán bộ tuyên truyền phải thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh “phải có lòng tự tin, tin vào mình, tin Đảng, tin giai cấp, tin nhân dân mình”, thiếu nó thì khó có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trên mặt trận tư tưởng văn hoá.

Thứ tư, báo cáo viên có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong quần chúng, lối sống trong sáng, gương mẫu. Hoạt động tuyên truyền của báo cáo viên có đối tượng là con người, là quần chúng nhân dân. Cho nên việc quan hệ giữa báo cáo viên với đối tượng người nghe là cực kỳ quan trọng. Cách xử lý

38

các mối quan hệ đối với đối tượng người nghe có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến chất lượng, hiệu quả tuyên truyền miệng. Hồ Chí Minh khẳng định: "Người tuyên truyền phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm. Chớ tưởng rằng: Ai phớt qua địa phương, diễn thuyết một hai giờ đồng hồ mà có kết quả. Đến địa phương nào, cần đi thăm các cụ phụ lão, các người phụ trách. Rồi đi thăm các nhà đồng bào để gây cảm tình và để hiểu biết tình hình địa phương. Dân ở đó sinh hoạt thế nào, ta phải sinh hoạt như họ. Nếu dân dậy sớm mà mình ngủ trưa, dân đang làm việc mà mình ngủ lỳ, thì sẽ bị dân ghét và ảnh hưởng xấu đến việc tuyên truyền. Thấy dân làm việc gì, dù to, dù nhỏ, ta cũng ra tay làm giúp. Đó là cách gây cảm tình tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết quả gấp bội" [20; Tr.168].

* * *

Tóm lại, báo cáo viên phải có nhiều phẩm chất để thực hiện hoạt động tuyên truyền miệng có hiệu quả. Để có được những phẩm chất đó, đòi hỏi Báo cáo viên phải tự rèn luyện, tu dưỡng, một mặt vừa tiếp thu được nhiều tri thức ở các lĩnh vực khác nhau, mặt khác phải có những kỷ năng, năng lực tuyên truyền cũng như xử lý thông tin; xây dựng phong cách, gương mẫu để hoạt động Báo cáo viên có hiệu quả. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng căn dặn: "Ngọc càng mài càng sáng. Vàng càng luyện càng trong". Công tác tuyên truyền đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi đội ngũ làm công tác báo cáo viên nói chung và báo cáo viên huyện Thạch Hà nói riêng phải xây dựng cho mình những tiêu chuẩn đủ mạnh để đảm đương tốt nhiệm vụ được Đảng phân công, thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Muốn làm tốt điều đó, cần sự tập trung quyết liệt của cấp ủy các cấp đánh giá thực trạng của đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà thời gian qua, họ cần có những tiêu chuẩn gì và để xây dựng được những tiêu chuẩn đó, cấp ủy đảng ở địa phương cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên.

39

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP HUYỆN Ở HUYỆN THẠCH HÀ- TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Thực trạng Báo cáo viên cấp huyện (qua thực tế huyện Thạch Hà).

2.1.1. Thực trạng hoạt động của Báo cáo viên hiện nay

Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương đã đánh giá: "Công tác tuyên truyền miệng đã đi vào nền nếp, bám sát cơ sở, cố gắng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để phù hợp với tình hình thực tiễn và trình độ nhận thức, yêu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở mỗi đơn vị, thực sự là một tronng những kênh quan trọng, có hiệu quả cao của công tác tư tưởng-văn hóa. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Có nhiều hoạt động phong phú, tích cực, làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chủ lực thực hiện công tác tuyên truyền miệng của Đảng”. Hiện nay, hệ thống báo cáo viên được xây dựng và quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, với lực lượng đông đảo, hoạt động chủ yếu tại tổ chức cơ sở đảng, các đoàn thể chính trị-xã hội. Lực lượng báo cáo viên từ Trung ương đến cơ sở được quan tâm đào tạo tăng cả về số lượng và chất lượng. Đảng ta xây dựng được một đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đông đảo với hơn 11 vạn báo cáo viên và trên 1 triệu tuyên truyền viên, hình thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, từ trong Đảng đến các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang. Đội ngũ báo cáo viên ngày càng trưởng thành và hoạt động có hiệu quả. Phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chủ lực thực hiện công tác tuyên truyền miệng của Đảng.

Qua nghiên cứu tại một số báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy chất lượng báo cáo viên ngày càng được nâng cao, phần lớn có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 60% có trình độ văn hóa Đại học, độ tuổi phổ biến từ 35-50, gần 30% có thời gian làm báo cáo viên từ 6-10 năm. Theo đánh

40

giá, ở cấp tỉnh có 55%, ở cấp huyện có 45% và có cấp xã có 40% số báo cáo viên đạt loại khá, giỏi.

Việc tổ chức hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên các cấp được tiến hành thường xuyên. Nội dung các buổi nói chuyện được chuẩn bị công phu, đảm bảo tính thời sự, đáp ứng nhu cầu của người nghe. Trong đó, Hội nghị báo cáo viên được duy trì thường xuyên theo phương thức định kỳ. Ở cấp tỉnh, Hội nghị báo cáo viên được tổ chức 1 tháng/1 lần. Ở cấp huyện và cấp xã được tổ chức định kỳ 1 tháng/1lần- thường tổ chức sau Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh. Nhờ vậy, báo cáo viên thường xuyên được cung cấp thông tin chính thức từ Trung ương, đồng thời được tìm hiểu thực tế, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng tầm hiểu biết và tăng cường giao lưu, đối thoại giữa báo cáo viên với nhau với các địa phương. Hoạt động khá phong phú bằng nhiều hình thức, thiết thực, Thông báo số 71-TB/TW đã khẳng định: "Báo cáo viên đã trực tiếp cung cấp thông tin có định hướng về những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, trực tiếp đưa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đảng viên và quần chúng, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và tình cảm với Đảng, khơi dậy quyết tâm của mọi người, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo ra sự nhất trí về tư tưởng và hành động ngày càng cao trong Đảng và trong xã hội”.

Đối với Tỉnh Hà Tĩnh, đội ngũ báo cáo viên Tỉnh ủy được thành lập và từng bước kiện toàn qua từng thời kỳ. Đến nay, đội ngũ báo cáo viên gồm 45 đồng chí của 19 đảng bộ trực thuộc, trong đó có các đồng chí Phó Bí thư thường trực, các đồng chí Trưởng, Phó ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của 12 huyện, thành, thị, Đảng ủy trực thuộc và đoàn thể cấp tỉnh. Nhìn chung, các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ LLCT và chuyên môn khá, có uy tín, có năng khiếu, có khả năng nghiên cứu, tiếp thu truyền đạt thông tin chính xác, rõ ràng, có sức thuyết phục, có tính chiến đấu cao, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. 100% có trình độ chuyên môn Cao đẳng, Đại học, 60% có trình độ LLCT cao cấp. Báo

41

cáo viên ở cấp cơ sở 15% có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học, 15% có trình độ LLCT cao cấp, 60% có trình độ lý luận chính trị trung cấp và 30% cán bộ nghỉ hưu. Hoạt động của báo cáo viên Tỉnh ủy do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trực tiếp quản lý, điều hành. Duy trì đều đặn hội nghị báo cáo viên 1 tháng/1lần. Tỷ lệ báo cáo viên dự sinh hoạt định kỳ thường xuyên trên 87%, ý thức tham gia sinh hoạt tốt. Nội dung sinh hoạt từng bước được đổi mới và ngày càng phong phú. Thông tin có tính định hướng, các nghị quyết của Đảng, những vấn đề thời sự sôi động và những vấn đề mà dư luận quan tâm. Trung bình mỗi năm hoạt động, báo cáo viên của tỉnh đã tuyên truyền 50 đề tài gồm: thông tin định hướng chính trị tư tưởng chiếm 40%, thời sự quốc tế chiếm 15%, các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh 15%, tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh 15%, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, về pháp luật, văn hóa, an ninh quốc phòng chiếm 15%. Bình quân mỗi kỳ sinh hoạt có 4-5 nội dung. Nét mới là đã thông báo nhanh, kịp thời nghị quyết các hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh đến đội ngũ báo cáo viên toàn tỉnh. Trong sinh hoạt báo cáo viên thường kỳ, phần lớn đều có các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đến tham gia và chỉ đạo. Các đồng chí cũng trực tiếp đến thông báo với hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy nội dung và các nghị quyết của các kỳ họp. Báo cáo viên Tỉnh ủy được cung cấp đầy đủ các tài liệu phục vụ tuyên truyền miệng liên quan đến nội dung hội nghị Báo cáo viên thường kỳ, nhất là cuốn Thông tin nội bộ rất có giá trị. Mỗi năm báo cáo viên Tỉnh ủy ở cơ sở đã tổ chức được 957 buổi nói chuyện với trên 216.372 người nghe. Trong đó, có 28 đồng chí nói từ 20 buổi trở lên. Báo cáo viên có số buổi nói chuyện nhiều nhất là 30 buổi, ít nhất là 5 buổi. Qua báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phân loại hàng năm có 35/45 đồng chí được xếp loại tốt, 10 đồng chí xếp loại trung bình. Đến nay, 12/12 huyện, thị, thành và các đảng ủy trực thuộc đều có báo cáo viên Tỉnh ủy. Đội ngũ báo cáo viên cấp huyện, thị, thành chủ yếu là cán bộ chủ trì các cấp, các ngành, các đoàn thể, đơn vị. Có trình độ, có năng lực, có uy tín, có tâm huyết với nghề nghiệp nên việc tổ chức, hoạt động báo cáo viên ở cấp huyện, thành, thị, đoàn thể có nhiều thuận lợi

42

hơn. Đây chính là lực lượng nòng cốt duy trì, đẩy mạnh các hoạt động báo cáo viên của tỉnh Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, bên cạnh bước trưởng thành và kết quả đạt được, công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở còn những hạn chế, khuyết điểm:

Lực lượng báo cáo viên tuy đông nhưng chưa đủ mạnh, nhiều vùng, nhiều lĩnh vực còn thiếu và yếu; việc tham gia tích cực, hăng say công tác tuyên truyền miệng còn diễn ra ở đội ngũ báo cáo viên các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt do công việc nhiều, chi phối. Nhiều báo cáo viên chưa chủ động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tỷ lệ báo cáo viên giỏi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ còn thiếu ở tất cả các cấp. Đặc biệt là cấp huyện, xã, khu vực miền núi.

Chất lượng, nội dung tuyên truyền miệng còn thấp. Việc chủ động xây dựng kế hoạch, đề tài, nội dung tuyên truyền còn hạn chế. Thiếu vắng những chuyên đề có tầm lý luận sâu sắc và có thực tiễn phong phú. Chất lượng nội dung thông tin trong các hội nghị báo cáo viên chưa cao. Tính định hướng-là một yêu cầu rất cơ bản trong thông tin tuyên truyền miệng chưa cao. Tính chiến đấu còn thấp, nhiều báo cáo viên né tránh vấn đề gay cấn, bức xúc mà dư luận quan tâm. Chỉ tập trung vào những vấn đề thời sự, chưa thực sự chú trọng những vấn đề cơ bản, chiến lược, chưa lý giải thấu đáo một số tâm trạng xã hội

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 44)