Có phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ lý luận chính trị đạt chuẩn

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 69)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2.Có phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ lý luận chính trị đạt chuẩn

Khái niệm đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, là sản phẩm của quan hệ giữa con người với con người và con người với xã hội. Nó bao gồm những nguyên tắc, những chuẩn mực do xã hội đề ra để đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển và con người tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với yêu cầu xã hội đó. Khi bàn về con người, C.Mác coi con người như là một hệ thống những năng lực thể chất và năng lực tinh thần, theo Mác đạo đức của con người thuộc về năng lực tinh thần, đó là những năng lực không thể thiếu được mà nhờ chúng năng lực thể chất có sự định hướng phát triển đúng đắn. Theo đó, người có đạo đức là người luôn biết cách giải quyết tốt các mối quan hệ đạo đức nảy sinh trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, nhiệt tình, thường xuyên trăn trở, lo âu cho hiệu quả

62

công việc của mình. Chúng ta có thể khẳng định rằng, nếu người báo cáo viên không có tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết cống hiến của mình thì hoạt động báo cáo viên sẽ không hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi lựa chọn báo cáo viên. Xác định rõ vai trò của đội ngũ báo cáo viên chính là người chiến sỹ cách mạng tuyên truyền, mà đã là người làm cách mạng dù ở thời kỳ nào, đất nước có chiến tranh hay hòa bình, người làm cách mạng phải luôn có đạo đức cách mạng. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền đạo đức mới đạo đức Xã hội chủ nghĩa, Tài của người cán bộ là trình độ, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. Tài được thể hiện ở trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khả năng nhận thức đúng các quy luật, sáng tạo trong giải quyết công việc; luôn làm chủ được tri thức khoa học và có khả năng hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chuyên môn của mình. “Tài” còn là khả năng hoạt động thực tiễn, kỹ năng và hiệu quả thực hành các công việc được giao. Người cán bộ cách mạng phải có năng lực trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn, có trình độ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Dù hoạt động trên bất kỳ lĩnh vực nào thì người có “Tài” phải là người có sự hiểu biết thấu đáo và thực hành thành thạo các công việc mà mình đảm nhiệm. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thành thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”. “Tài” của người cán bộ phải được nhìn nhận, đánh giá theo từng loại công việc và vì thế phải tìm chọn cán bộ có tài và bố trí phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng nhiệm vụ. Người căn dặn: “không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy, chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của họ. Thường chúng ta không biết tuỳ tài mà dùng người”. Đức và tài của người cán bộ, đảng viên trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải luôn kết hợp chặt chẽ với nhau. Tài và đức của người cán bộ, đảng viên là hai mặt không tách rời mà hoà quyện với nhau, là cơ sở, điều kiện, tiền đề của nhau, thúc đẩy lẫn nhau để hoàn thiện hình thành nhân cách người cán bộ cách mạng. Tài năng của người cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng để

63

họ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đạt chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. Người cán bộ có tài sẽ đem lại kết quả hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo cho họ trên cơ sở hành động theo quy luật khách quan. Nhưng tài năng đó phải được hiện diện trong hệ thống phẩm chất, năng lực và trong tính hiệu quả hoạt động thực tiễn của người cán bộ, đảng viên. Người cán bộ cách mạng phải là người có năng lực trí tuệ cao, tức là có trình độ hiểu biết toàn diện, sâu sắc với một hệ thống tri thức tổng hợp bao quát được nhiều lĩnh vực, có phương pháp tư duy khoa học để nhận thức được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, có năng lực thực tiễn tốt để đạt hiệu quả cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Người đã yêu cầu người cán bộ phải là đầy tớ, là công bộc của nhân dân. Người khẳng định: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [19; Tr.283]. Hồ Chí Minh khẳng định: Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [20; Tr.252-253]. Muốn làm cách mạng thì người cán bộ cần phải có những đức tính Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trong đó, nêu gương là biện pháp có tác dụng mạnh mẽ trong tuyên truyền miệng. Thể hiện qua phẩm chất nêu gương của người báo cáo viên. Tấm gương nói và làm nhất quán của người báo cáo viên có tác động trực tiếp và mạnh hơn cả đến công tác tuyên truyền miệng. Hồ Chí Minh khẳng định: Nói chung thì các dân tộc Phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [21; Tr.263]. Vậy bên cạnh tiêu chuẩn về trình độ LLCT, người báo cáo viên cần có những phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, nhân ái và nhất là có uy tín trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Trong đó, uy tín của người báo cáo viên có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác tuyên truyền. Bản chất của uy tín là sự chuyển tiếp đặc biệt từ nhận thức của một con người nhất định thành sự thừa nhận không cần bàn cãi về tính chân lý của những ý kiến mà

64

cá nhân đó nêu ra. A.X. Macarencô đã nêu: ý nghĩa của uy tín là ở chỗ nói không cần phải chứng minh và được coi như là một sự xứng đáng không có chút nghi ngờ nào nữa. Nguồn gốc tạo nên uy tín là sự thành công trong công tác, vị trí xã hội, kinh nghiệm, đạo đức....Người báo cáo viên có uy tín sẽ nhanh chóng tạo ra được ấn tượng tích cực cho người nghe. Ấn tượng tích cực đó của người nói làm cho tác động của động lực tinh thần của người nghe tăng lên. Uy tín là một trong những tiền đề quan trọng và là điều kiệm rèn luyện bắt buộc để đạt được thành công trong phát biểu miệng. Hồ Chí Minh cũng đề cao và đánh giá rất đúng mức vai trò của đạo đức. Theo Người, nhân cách con người bao gồm cả Đức và Tài, trong đó đạo đức là gốc, Tài là yếu tố quan trọng. Như vậy, đạo đức là một yếu tố, một mặt của nhân cách. Để đảm đương được nhiệm vụ người báo cáo viên Huyện ủy phải là người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có sự say mê, hứng thú, tâm huyết với nghề nghiệp của mình. Tinh thần trách nhiệm, lòng say mê nghề nghiệp là một trong những yếu tố thuộc về phẩm chất đạo đức của người báo cáo viên. Có được tinh thần trách nhiệm, lòng say mê nghề nghiệp chứng tỏ người báo cáo viên có tính tự giác, tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình. Đối với huyện Thạch Hà, tiêu chuẩn này hết sức quan trọng. Bởi vì, huyện là một huyện có địa bàn rộng với 31 xã, thị trấn, nhiều vùng xa trung tâm, điều kiện đi lại và kinh tế rất khó khăn, mức thu nhập của người dân trung bình 15-17triệu đồng/năm. Nhiều xã kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động báo cáo viên không có nhiều. Hoạt động báo cáo viên lại đòi hỏi sự kiên trì, rèn luyện, không ngừng học tập, tiếp thu thông tin mới, nghệ thuật trong tuyên truyền miệng. Do đó, báo cáo viên cần phải có tinh thần trách nhiệm, thực sự tâm huyết với nghề mới có thể đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ được. Thực tế cho thấy, thời gian qua, khi lựa chọn đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà cấp ủy cơ sở chưa nhận thức được vấn đề này một cách đầy đủ. Cho nên, khi được lựa chọn làm báo cáo viên Huyện ủy thì nhiều đồng chí đã không thể hiện được tinh thần trách nhiệm của mình, còn ngại khó, ngại khổ, cá biệt có đồng chí cả năm không tổ chức được buổi nói chuyện nào hoặc không đạt được chỉ tiêu bắt

65

buộc. Biểu hiện nữa là việc chuẩn bị đề cương thuyết trình, tài liệu, phương pháp không được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, kỷ càng dẫn đến buổi nói chuyện nhàm chán, người nghe không muốn nghe. Đó cũng là biểu hiện của sự hạn chế về tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề. Người báo cáo viên cấp huyện luôn phải có suy nghĩ để có thể cống hiến được nhiều hơn cho sự nghiệp tuyên truyền miệng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: học tập lý luận Mác-Lênin không phải là để trang sức, để lòe thiên hạ mà nắm được cái tinh thần xử trí mọi việc, nắm cái chân lý phổ biến; học lý luận phải đạt được những hiệu quả thực sự, phải nắm được quy luật vận động của xã hội, để vận dụng sáng tạo vào công tác thực tiễn, học để có tri thức, để làm việc. Đó cũng là một trong những yêu cầu để đội ngũ báo cáo viên nói chung và đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà nói riêng cần phải có. Sự hạn chế về trình độ LLCT của đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà là nguyên nhân gây ra căn bệnh khá phổ biến là bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm. Nhiều cán bộ báo cáo viên huyện Thạch Hà chưa qua đào tạo bài bản về trình độ LLCT mà chỉ tham gia một vài lần tập huấn, bồi dưỡng cho nên đây là một trong những hạn chế rất lớn của báo cáo viên huyện Thạch Hà. Trong tổng số 31 báo cáo viên cấp huyện: 6,4% có trình độ LLCT cao cấp, 80,5% có trình độ LLCT trung cấp, 12,9% trình độ LLCT sơ cấp. Qua khảo sát thực tế, hoạt động báo cáo viên còn rất nhàm chán, chủ yếu báo cáo viên dựa vào kinh nghiệm của bản thân nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác tuyên truyền trong thời gian qua. Cần lý giải vài điều về tư duy kinh nghiệm. Đó là lối tư duy, suy nghĩa chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cả về nội dung và hình thức. Tư duy kinh nghiệm rất hạn chế đó là hời hợt, đơn giản, đơn nhất nhưng lại được coi là cái chung, cái phổ biến, cái bản chất. Trong đó, tuyệt đối hóa kinh nghiệm, xem nhẹ lý luận khoa học. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thỏa mãn với vốn kiến thức của bản thân, ngại học tập lý luận nâng cao trình độ, kiến thức chủ yếu nằm ở sách vở. Người báo cáo viên mà rơi vào tư duy kinh nghiệm thì hiệu quả tuyên truyền sẽ thấp, thậm chí phản tác dụng. Để khắc phục những hạn chế trên, yêu cầu bắt buộc của người báo cáo viên Huyện ủy phải được qua đào tạo các chương trình

66

bồi dưỡng về LLCT và đạt trình độ chính trị là trình độ LLCT Cao cấp hoặc cử nhân chính trị. Đây chính là tiêu chuẩn cơ bản nhất phải có của người báo cáo viên-cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

Như chúng ta biết, yếu tố đầu tiên cấu thành và là nền tảng trong phẩm chất của người báo cáo viên là phải có trình độ lý luận chính trị, có lập trường chính trị vững vàng, kiên định. Lênin viết: Vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không có hệ tư tưởng trung gian vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng thứ ba nào và chăng, trong một xã hội bị những đối kháng giai cấp chia sẻ thì không có hệ tư tưởng ngoài hoặc ở trên các giai cấp”.

Khái niệm Lý luận chính trị được hiểu là lý luận về chính trị phản ánh trực tiếp tập trung lợi ích giai cấp, một chính Đảng nhất định trong xã hội; là cơ sở lý luận cho hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của một Đảng hay một giai cấp để giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Đối với giai cấp vô sản lý luận Chủ nghĩa Mác- Lênin là Lý luận chính trị, lý luận này là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản và chính Đảng Cộng sản: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” [43;Tr.268]. Chính vì vậy, trong tiến trình cách mạng Đảng ta luôn kiên định và lấy Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng cho hành động cách mạng. Kiên trì Chủ nghĩa Mác- Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số một của Đảng ta. Trung thành với Chủ nghĩa Mác- Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng một cách đúng đắn thích hợp với điều kiện nước ta.

Lý luận chính trị có vai trò quan trọng đối với hoạt động của người Báo cáo viên, điều đó được thể hiện ở mấy điểm chủ yếu sau:

Trình độ LLCT là cơ sở cho báo cáo viên nhận thức đúng đắn bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Như đã phân tích ở phần đầu, thực chất hoạt động của người báo cáo viên là hoạt động tuyên

67

truyền, giáo dục sâu rộng về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng và hình thành lập trường tư tưởng đúng đắn, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng và sự nghiệp đổi mới. Nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng, hướng dẫn, cổ vũ quần chúng hành động; góp phần thực hiện và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách đã đề ra. Giáo dục về tư tưởng-văn hóa, phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm xây dựng con người mới, nền văn hóa mới, đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng lạc hậu, quan điểm chống đối sai trái, phản động, góp phần hạn chế, đẩy lùi tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình, đòi hỏi người báo cáo viên phải có trình độ LLCT nhất định.

Trình độ LLCT góp phần nâng cao năng lực hoạt động của người báo cáo viên. Quá trình thực hiện một bài tuyên truyền của Báo cáo viên phải bắt đầu từ sự chuẩn bị đề cương, tính lôgic và những kiến thức cơ bản, thu thập nguồn thông tin. Và đối với báo cáo viên cần có sự sử dụng tổng hợp nguồn tài liệu trong đó nguồn tài liệu quan trọng nhất là: những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đây vừa là nội dung vừa là cơ sở lý luận trực tiếp cho công tác tuyên truyền miệng, là những yếu tố quan trọng để bài tuyên truyền đạt kết quả cao. Trình độ LLCT góp phần nâng cao trình độ nhận thức, quá trình tích lũy vốn kiến thức người báo cáo viên; nâng cao kỷ năng thuyết trình, lựa chọn thông tin phù hợp để tác động đến đối

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 69)