Trong phần phân tích trên ta biết được tình hình về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Doanh nghiệp, để biết thêm về điểm mạnh cũng như điểm yếu tiến hành phân tích các tỷ số tài chính, các tỷ số tài chính này phản ánh mối liên hệ các khoản mục khác nhau trong Báo cáo tài chính.
4.7.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
Bảng 4.10: Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạtđộng
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1. Doanh thu thuần 4.603 4.751 5.228
2. Tài sản cố định bình quân 153 129 93 3. Tổng tài sản bình quân 3.117 4.016 4.184 4. Giá vốn hàng bán 4.025 4.376 4.621 5. Hàng tồn kho bình quân 1.930 2.822 2.966 Vòng quay hàng tồn kho 2,1 1,6 1,6 Vòng quay TSCĐ 30,1 36,8 56,2 Vòng quay tổng tài sản 1,5 1,2 1,2
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp
Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh số lần luân chuyển
hàng hóa tồn kho bình quân trong kỳ, số vòng quay càng cao cho biết hàng hóa luân chuyển càng nhanh, mức tồn kho hợp lý sẽđạt được mục đích doanh
thu, chi phí và lợi nhuận, do đó tồn kho thấp hay cao còn tùy thuộc vào loại
hình kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích hàng tồn
kho của Doanh nghiệp qua ba năm, có sự giảm sút theo một chiều hướng nhất định. Cụ thể như sau năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho là 2,1 vòng và năm 2011 thì số vòng quay ở mức 1,6 vòng giảm đi 0,5 vòng, còn năm 2012 vẫn ở
mức giống như năm 2011 là 1,6 vòng. Cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn
kho của Doanh nghiệp chậm, chứng tỏ Doanh nghiệp quản lý chưa tốt hàng tồn kho của mình làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức lợi nhuận mà Doanh nghiệp muốn đạt được, Doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong việc quản lý cũng như tình hình sử dụng hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh.
Qua bảng phân tích ta thấy được rằng vòng quay tài sản cố định năm
2010 là 30,1 vòng và năm 2011 ở mức 36,8 vòng tăng 6,7 vòng. Còn năm 2012 thì Doanh nghiệp đạt được 56,2 vòng tăng 19,4 vòng so với năm 2011. Cụ thể, một đồng vốn tài sản cố định đem lại được 30,1 đồng doanh thu vào năm 2010, và lần lượt qua hai năm 2011 và năm 2012 thu được 36,8 đồng doanh thu và 56,2 đồng doanh thu từ một đồng vốn tài sản cố định đem lại. Ta thấy, Doanh nghiệp có chính sách quản lý vốn đầu tư tài sản cố định khá tốt làm khoản doanh thu đều tăng qua các năm.
Vòng quay tổng tài sản cho thấy một đồng tài sản có tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, nhưng qua bảng phân tích vòng quay tổng tài sản chênh lệch qua các năm và số doanh thu tạo ra được từ một đồng tài sản cũng không quá cao. Chẳng hạn, năm 2010 vòng quay tổng tài sản là 1,5 vòng và năm 2011 thì đạt 1,2 vòng giảm 0,3 vòng. Còn năm 2012 một đồng vốn thì tạo ra
được 1,2 đồng doanh thu, qua bảng phân tích ta thấy rõ hơn doanh thu thu
được từ số vốn bỏ ra ngày càng giảm đi có thể là do nguyên nhân tác động bên ngoài làm yếu tố giá cả đầu vào tăng, kéo theo chi phí tăng làm lợi nhuận Doanh nghiệp giảm qua các năm.
4.7.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời
Để biết được tình hình của hiệu quả sinh lời của Doanh nghiệp ra sao ta tiến hành phân tích các chỉ số sau để thấy rõ hơn:
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 1.LNST Triệu đồng 118 96 126 2.TTS BQ Triệu đồng 3.117 4.016 4.184 3.VCSH BQ Triệu đồng 1.146 1.160 1.177 4.TDT Triệu đồng 4.603 4.751 5.228 ROS % 2,6 2,0 2,4 ROA % 3,8 2,4 3,0 ROE % 10,3 8,3 10,7
ROS là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu cho biết 100 đồng
doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng phân tích ta thấy mức lợi nhuận sau thuế đạt được khác nhau, như năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 2,6 đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt các năm đạtđược như sau năm 2011 ở mức 2,0 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2012 ở mức 2,4
đồng lợi nhuận sau thuế. Sự giảm sút của các năm cho biết số sản phẩm hoàn thành của Doanh nghiệp chưa tốt lắm.
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, tỷ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ số này càng lớn thì cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Qua kết quả phân tích cho thấy tỷ suất lợi nhuận
ròng trên tổng tài sản, cho thấy có chiều hướng giảm vào năm 2011 so với năm 2010, ở năm 2010 tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 3,8% vào năm 2011 là 2,4% giảm khoản 1,4%, nhưng vào năm 2012 có xu hướng tăng nhẹ trở lại khoản 3,0% so với năm 2011 ở mức khoản 0,6%. Nguyên nhân do tổng tài sản và tổng lợi nhuận qua các năm mặc dù tăng, giảm khác nhau nhưng ở năm 2011 giảm có thể do tốc độ tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp nhỏ hơn tốc tăng của tài sản. Doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động kinh doanh nhưng phải chú ý đến việc sử dụng tài sản có hiệu quả.
ROE là tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng
vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở
hữu càng gia tăng thể hiện hiệu quả sử dụng đồng vốn cao của doanh nghiệp.
Ở năm 2010 tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 10,3% nghĩa là cứ
100 đồng vốn chủ sỡ hữu thì tạo ra được 10,3 đồng lợi nhuận ròng. Còn năm 2011 ở mức 8,3% giảm 2,0%, với 100 đồng vốn chủ sỡ hữu thì tạo ra được 8,3
đồng lợi nhuận ròng, và năm 2012 tăng ngược trở lạiở mức 10,7% so với năm 2011 thì tăng khoản 2,4%. Điều này cho thấy Doanh nghiệp sử dụng vốn
tương đối có hiệu quả.
4.7.6 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của Doanh nghiệp