Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân minh phển (Trang 33)

- Phương pháp tính giá thành là một hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Trong kinh doanh xây lắp đối tượng tính giá thành là hạng mục công

trình, toàn bộ công trình hoàn thành hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành. - Tùy thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan

hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, mà kế

toán phải lựa chọn một hay kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá

thành.

- Tính giá thành sản phẩm xây lắp là việc tập hợp, xác định chi phí sản

xuất cho từng công trình, hạng mục công trình theo khoản mục chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất

chung và chi phí máy thi công.

 Vì vậy: Trong các doanh nghiệp xây lắp khi tính giá thành sản phẩm

TK 1381 TK 334,338 TK 152,153,142,242 TK 111,138 TK 632 TK 154 TK 214 TK 111,112,331 TK 133 Tiền lương và các khoản trích theo lương

Giá trị thiệt hại thu hồi lại

Chi phí NVL, CCDC trong thời gian ngừng xây lắp

Giá trị thiệt hại tính vào giá vốn

Giá trị thiệt hại tính vào giá thành Khấu hao tài sản cốđịnh

Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

2.1.6.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp, phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, dịch vụ, lao vụ

có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, quy trình chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm chính duy nhất.

Phương pháp này dùng cho các trường hợp mà đối tượng tính giá thành là khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình hoặc hạng mục

công trình hoàn thành.

* Công thức tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ - Các khoản làm giảm chi phí

- Các khoản làm giảm chi phí sản xuất có thể là giá trị phế liệu thu hồi hay giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được ngoài định mức cho phép,...

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị

sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành

2.1.6.2 Phương pháp theo đơn đặt hàng

- Phương pháp này thích hợp trong tường hợp đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Đặc điểm của phương pháp

này là tính giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí được chi tiết theo từng đơn đặt hàng.

- Theo phương pháp này việc tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng đơn đặt hàng bằng phương pháp trực tiếp. Cuối kỳ căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp cho từng đơn đặt hàng để tính giá thành đơn đặt hàng hoàn thành. Thực hiện phương pháp đặt hàng thì đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể.

- Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng, theo những tiêu chuẩn kỹ

thuật được thỏa thuận theo hợp đồng sản xuất.

- Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng (số dư nợ TK154 - Chi tiết theo đơn đặt hàng).

Tổng giá thành thực tế sản phẩm từng đơn đặt hàng = Tổng CPSX thực tế từng đơn đặt hàng - Giá thành các khoản điều chỉnh giảm giá

thành

Tổng CPSX thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng

Giá thành đơn vị

sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành

2.1.7 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

2.1.7.1 Khái niệm sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể coi là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công trình công tác xây lắp dở dang trong kỳ, chưa được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán.

2.1.7.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối kỳ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng

trong việc tính toán giá thành và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh trong

kỳ, việc đánh giá này tùy thuộc vào đối tượng tính giá thành xây lắp.

Trường hợp sản phẩm xây lắp dở dang là các khối lượng hoặc giai đoạn

xây lắp thuộc từng công trình hoặc hạng mục công trình chưa hoàn thành. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo

các phương pháp sau:

 Phương pháp đánh giá theo nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với những công trình xây lắp bàn giao một lần, chi phí sản xuất dở

dang cuối kỳ thường được đánh giá theo chi phí thực tế:

CPSX dở dang

cuối kỳ =

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí

nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công phát sinh

Đối với những công trình bàn giao nhiều lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương

đương hoặc đánh giá theo chi phí định mức.

 Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương

CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ = x CPSX dở dang cuối kỳ Giá thành dự

toán của khối lượng công việc

hoàn thành

+

Giá thành dự

toán của khối lượng công việc

dở dang cuối kỳ Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ  Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức

* Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳđược tính như sau:

CPSX dở dang cuối kỳ = Khối lượng công việc thi công xây lắp dở dang cuối kỳ x Định mức chi phí sản xuất (CP

nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân

công trực tiếp, CP sản xuất chung

và CP máy thi công)

- Trường hợp sản phẩm dở dang là các công trình hoặc hạng mục công

trình chưa hoàn thành, thì chính là tổng chi phí sản xuất xây lắp tính từ khi

khởi công cho đến thời điểm lập báo cáo của những công trình, hạng mục

công trình chưa hoàn thành.

2.1.8Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.8.1 Khái niệm

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm, tức là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu, hay lợi nhuận mà nó đạt được sau quá trình sản xuất.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả, đây cũng là bản chất của hiệu quả kinh doanh.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh sự

tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Hay nói cách dễ hiểu hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quảđạtđược với chi phí bỏ ra.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác quản lý. Đòi hỏi nhà quản trị phải

nắm vững các tiềm năng về lao động, vật tư, nhu cầu hàng hóa cung cấp ra bên ngoài và cảđối thủ cạnh tranh,...

- Đánh giá giữa hiệu quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành hoặc các thông số thị trường.

- Phân tích những yếu tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch.

- Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn, xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.

- Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt

hoạt động của doanh nghiệp.

- Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản

trị. Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bằng biểu bảng và bằng các loại

đồ thị hình tượng thuyết phục.

2.1.8.3 Ý nghĩa, nội dung và đối tượng

 Ý nghĩa

+ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển

những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh, và còn là công cụ để cải tiến cơ chế

quản lý trong kinh doanh.

+ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để có thể đề ra các quyết định kinh doanh.

+ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để

phòng rủi ro trong kinh doanh.

 Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đánh giá các

quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với các tác động của các

yếu tố ảnh hưởng, nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.

Đối tượng

- Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đó là kết quả

kinh doanh. Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách cụ thể hóa những

yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, thương mại và dịch vụ.

- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử

dụng các nguồn lực như vốn, vật tư, lao động, đất đai,... những yếu tố nội tại

của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là phân tích những kết quả đã

đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để đưa

ra các quyết định quản lý kịp thời, trước mắt hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược về sau.

- Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, tức là sự việc đã xảy ra ở quá khứ, mục đích cuối cùng của phân tích là đúc kết chúng thành quy luật, để nhận thức

hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.8.4 Các yếu tố ảnh hưởng

+ Yếu tố bên ngoài

- Chính sách Nhà nước: Đây là yếu tố mang tính vĩ mô để điều chỉnh hoạtđộng nền kinh tế quốc dân theo định hướng phát triển của từng quốc gia.

- Yếu tố khách hàng: Là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm nhu cầu, sở thích và tâm lý tiêu dùng của khách hàng để có phương pháp bắt kịp được nhu cầu đó.

- Tiến bộ khoa học và kỹ thuật: Trình độ khoa học kỹ thuật càng cao năng suất lao động càng lớn, lượng sản phẩm tăng, chất lượng ngày càng cao.

- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Mỗi vùng địa lý có mức phát triển khác nhau nếu các doanh nghiệp biết tận dụng điều này thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Yếu tố bên trong

- Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: Đây là yếu tố quyết định sự

tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi chiến lược của các doanh nghiệp

được đề ra có thể dựa trên các mặt yếu và mặt mạnh của doanh nghiệp, có phù hợp với bên trong tổ chức hay không.

- Tài chính của doanh nghiệp: Là yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như khả năng huy động vốn, vòng quay vốn là vấn đề rất được quan tâm.

- Con người: Là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, nếu bố trí lao động hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Mỗi cá nhân đều có khả năng riêng của mình cần phải biết sử dụng tối đa nguồn lực đó và hướng vào mục tiêu chung.

- Lãnh đạo: Là nghệ thuật của người quản lý, giúp phát huy tối đa năng lực các thành viên trong tổ chức đểđạtđược mục tiêu như mong muốn.

2.1.8.5 Một số khái niệm liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

 Doanh thu * Khái niệm

Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu bao gồm doanh thu thuần, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạtđộng tài chính và doanh thu từ thu nhập khác.

* Phân loại

+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã xác định bán ra trong kỳ.

- Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế không

được hoàn lại), chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

- Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp (lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả

chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được

hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ, cổ tức lợi nhuận được chia, thu nhập về hoạt

động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn), thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu

tư vào công ty con, đầu tư vốn khác, thu nhập về các hoạt động đầu tư khác,

các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

- Thu nhập khác là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động

kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như thu nhập từ

thanh lý nhượng bán tài sản cố định, chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng

hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác, thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản, thu tiền được

phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

 Chi phí * Khái niệm

chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại

và hoạt động từ khâu mua nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.

Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến lợi nhuận, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh, vì thế các nhà quản trị đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu này. * Phân loại

Theo tính chất hoạt động kinh doanh thì chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản chi phí trích nộp theo quy định Nhà nước,… Theo khoản mục chi phí thì gồm có:

- Giá vốn hàng bán là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

- Chi phí bán hàng là toàn bộ hao phí phát sinh trong quá trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm bao gồm tiền lương nhân viên bán hàng, các khoản phụ cấp cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình bán hàng,…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ

chức, quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân minh phển (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)