Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân minh phển (Trang 47)

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong Doanh nghiệp

CHỦ DOANH NGHIỆP KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN CÔNG TRÌNH GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH THỦ QUỸ THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐỘI THI CÔNG THỦ KHO

3.3.2 Chức năng

- Chủ doanh nghiệp

Có quyền chiếm hữu và định đoạt tài sản của Doanh nghiệp, được tự do

lựa chọn ngành nghề kinh doanh, các hình thức và cách thức huy động vốn.

Chủ doanh nghiệp là người có quyền trực tiếp điều hành mọi hoạt động

của Doanh nghiệp, khai thác và tìm kiếm thị trường, vạch ra chiến lược kinh

doanh, chủ động các phương thức quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu

quả và khả năng cạnh tranh. Mục tiêu là phải làm sao để đưa Doanh nghiệp mình ngày càng phát triển, nâng cao uy tín đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp phải kinh doanh đúng ngành nghề đã ghi trong giấy phép, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế

và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước. Phải ghi chép sổ sách kế toán theo

quy định, kê khai và định kỳ báo cáo chính xác đầy đủ thông tin về Doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh, ưu tiên sử dụng lao động trong nước

và tôn trọng các quyền của họ theo pháp luật quy định. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài

nguyên môi trường, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa.

- Nhân viên kỹ thuật

Quản lý kỹ thuật của Doanh nghiệp, thiết kế các công trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định chung của các cấp có thẩm quyền. Có chức năng

lập dự án đầu tư, gửi hồ sơ và gửi văn bản đến người có quyết định đầu tư, xin

giấy phép đầu tư. Theo dõi tiến độ thi công xây lắp duyệt, quyết toán công

trình hoàn thành, quản lý kỹ thuật bảo hộ an toàn lao động tại các công trình.

- Nhân viên thiết kế

Chuyên phát họa hình thành nên kiến trúc công trình khi nhận được hợp đồng xây dựng. Đây là khâu đầu tiên của việc xây dựng, dựa vào công trình

được thiết kế người ta sẽ lập dự toán cho công trình, xác định được kinh phí

xây dựng dựa trên bảng vẽ được thiết lập. - Các đội thi công

Thực hiện những phần việc sản xuất thi công của cấp trên giao. Các đội

thi công chịu trách nhiệm hoàn thành kế hoạch sản xuất theo đúng tiến độ quy định, thực hiện đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình và đảm bảo an

- Kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán

của đơn vị mình, thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công việc kế toán

thống kê của đơn vị, đồng thời thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động

kinh tế tài chính của đơn vị.

Kế toán trưởng có trách nhiệm phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi

hoạt động của đơn vị, lập đầy đủ và đúng báo cáo theo quy định, thực hiện

việc trích nộp thanh toán theo đúng chế độ, thực hiện các quy định về kiểm kê, tiến hành phân tích kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng thời củng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán trong đơn vị.

- Nhân viên giám sát công trình

Theo dõi tình hình thực hiện công trình, đôn đốc nhân công thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký kết với đối tác, sắp xếp công việc,

bố trí nhân lực, thực hiện đúng tiến độ, kiểm tra giám sát kỹ thuật thi công đúng theo thiết kế và quy trình đã đề ra.

- Thủ quỹ

Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi được chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng

xác nhận làm thủ tục thu chi tiền mặt. Lập sổ quỹ và xác định số tiền tồn quỹ

cuối ngày, cuối tháng. Trả tiền lương hàng tháng tới người lao động.

- Thủ kho

Hàng ngày, thủ kho có trách nhiệm xem xét số lượng nhập kho và số lượng xuất kho để xem số lượng hàng còn tồn lại trong kho là bao nhiêu sau

đó đối chiếu với kế toán.

- Kế toán công trình

Đối với nhân viên kế toán công trình hàng ngày vẫn xuống công trình xem xét việc chi tiêu, cũng như nhu cầu sử dụng của các công nhân, để về đưa

cho nhân viên kế toán tiến hành xử lý.

3.3.3 Chế độ kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp

* Hình thức kế toán tại Doanh nghiệp

- Hiện nay Doanh nghiệp tư nhân Minh Phển đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành QĐ số 48/2006 – QĐ/BTC ngày 14/09/2006 của

Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng.

- Năm tài chính của Doanh nghiệp được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

* Hình thức ghi sổ sách kế toán tại Doanh nghiệp

- Công tác tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp được tổ chức theo

mô hình tập trung. Theo mô hình này, tất cả các công việc kế toán như phân

loại chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, lập báo cáo đều được tập trung tại

phòng kế toán của Doanh nghiệp, đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ

trong việc chỉ đạo công tác kế toán.

- Hệ thống sổ kế toán tại Doanh nghiệp theo hình thức Nhật Ký-Sổ Cái.

.

Hình 3.2 Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật Ký - Sổ Cái

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ NHẬT KÝ - SỔ CÁI

* Trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng

hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi

sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Có, tài khoản ghi Nợ để ghi vào Sổ Nhật

Ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

cùng loại) được ghi trên một dòng của cả hai phần Nhật ký và phần Sổ cái.

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại

(phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất,...) phát sinh nhiều lần trong một

ngày hoặc định kỳ 1 ngày đến 3 ngày. Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp

chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật Ký - Sổ Cái, được dùng để

ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh

trong tháng vào Sổ Nhật Ký - Sổ Cái và các Sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán

tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật Ký và các cột Nợ, cột

Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng số phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số

phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối

quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý)

của từng tài khoản trên Sổ Nhật Ký - Sổ Cái.

- Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật Ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền phát sinh ở phần Nhật Ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản

Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản

- Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập "Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên "Bảng tổng hợp chi tiết" được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật Ký - Sổ Cái. Số liệu trên Sổ Nhật Ký - Sổ Cái và trên "Bảng tổng hợp chi tiết" sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập Báo cáo tài chính.

3.4 TỔ CHỨC CƠ CẤU SẢN XUẤT

3.4.1 Sơ đồ tổ chứccơ cấu sản xuất

Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức cơ cấu sản xuất

3.4.2 Chức năng

- Chỉ huy công trình: Chịu trách nhiệm chung về tài chính, vật tư, nhân lực, tiến độ thi công và kỹ thuật thi công.

- Đốc công: Quản lý, đôn đốc việc thực hiện thi công tại công trình. - Tổ vật tư và thiết bị: Quản lý vật tư và thiết bị cung cấp cho công trình. - Tổ tổ chức thủ công: Chịu trách nhiệm tại công trình và thực hiện theo thiết kế từ trên đưa xuống.

- Tổ máy thi công: Trực tiếp sử dụng và bảo quản các máy thi công tại công trình. CHỈ HUY CÔNG TRÌNH TỔ CUNG ỨNG VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ ĐỐC CÔNG TỔ TỔ CHỨC THỦ CÔNG TỔ MÁY THI CÔNG

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MINH PHỂN

4.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

4.1.1 Nhập kho nguyên vật liệu

4.1.1.1 Nội dung và đặc điểm

Nguyên vật liệu mua về nhập kho và sau đó xuất kho phục vụ cho việc

thi công xây lắp. Nguyên vật liệu tại Doanh nghiệp sử dụng gồm các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Cát, đá, sắt, xi măng,…

- Nguyên vật liệu phụ: Đinh, dây chì,….. - Nhiên liệu: Dầu, xăng, nhớt,…

- Phụ tùng thay thế: Ốc vít, bulông, khóa,…

4.1.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ

Khi có nhu cầu về vật tư cho việc xây dựng, chủ doanh nghiệp tiến hành mua vật tư dựa vào bảng dự toán. Khi nhận được hóa đơn từ người bán chủ

doanh nghiệp tiến hành kiểm tra nếu hợp lý thì tiến hành nhập kho, chuyển chứng từ cho kế toán trưởng lập và ký duyệt. Căn cứ vào hóa đơn được duyệt kế toán trưởng tiến hành lập phiếu chi gửi đến thủ quỹ chi trả tiền. Thủ quỹ

khi nhận được hóa đơn tiến hành chi tiền, xác nhận phiếu chi, ghi sổ và gửi toàn bộ về lại kế toán trưởng. Kế toán trưởng sẽ tập hợp chứng từ nêu trên để

ghi vào sổ sách có liên quan.

Hình 4.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ nhập kho Nguyên vật liệu

4.1.1.3 Hạch toán (Trích một số nghiệp vụ phát sinh và xem thêm Phụ

Lục 1, trang 73).

Căn cứ vào bảng kế hoạch

vật tư đã được duyệt

Chủ doanh nghiệp mua vật tư

 Ngày 05/06/2013 mua nguyên vật liệu về tiến hành nhập kho trị giá

18.180.495đ, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán định khoản: Nợ TK 152 : 18.180.495đ

Nợ TK 133 : 1.818.050đ

Có TK 111 : 19.998.545đ

 Ngày 12/06/2013 căn cứ vào phiếu chi ta nhập kho xi măng Hà Tiên giá chưa thuế 62.045.455đ thuế GTGT 10%, thanh toán bằng chuyển khoản. Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 152 : 62.045.455đ

Nợ TK 133 : 6.204.546đ

Có TK 112 : 68.250.001đ

 Ngày 27/07/2013 nhập kho xi măng trắng trị giá 31.200.000đ, có thuế

GTGT 10%, thanh toán bằng bằng chuyển khoản. Kế toán định khoản: Nợ TK 152 : 28.363.636đ

Nợ TK 133 : 2.836.364đ

Có TK 112 : 31.200.000đ

 Ngày 15/08/2013 nhập kho đá dăm 1x2 giá chưa thuế 56.336.336đ, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán định khoản:

Nợ TK 152 : 56.336.336đ

Nợ TK 133 : 5.633.634đ

Có TK 111 : 61.969.970đ

4.1.2 Xuất kho nguyên vật liệu

4.1.2.1 Nội dung và đặc điểm

Chi phí nguyên vật liệu tại Doanh nghiệp bao gồm tất cả những chi phí

về nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho thi công xây lắp, như vật liệu được xuất từ kho hoặc mua ngoài không tiến hành nhập kho mà chuyển thẳng xuống nơi xây lắp để thi công công trình.

4.1.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ

Khi có yêu cầu thi công công trình, đội trưởng thi công sẽ lập phiếu đề

nghị cấp vật tư gửi đến thủ kho, kế toán trưởng sẽ xác nhận số lượng vật tư

trưởng giao phiếu giao nhận vật tư cho đội trưởng thi công và yêu cầu ký nhận.

Giấy đề nghị cấp vật tưđược gửi lên từđội trưởng thi công, sau khi được ký duyệt đầy đủ, thì kế toán trưởng tiến hành lập phiếu xuất kho gửi đến thủ

kho để xuất vật tư theo yêu cầu. Được lập thành hai liên, một liên giữ ở thủ

kho và một liên gửi cho kế toán trưởng để lưu giữ và hạch toán vào chứng từ

sổ sách kế toán có liên quan.

Hình 4.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ xuất kho Nguyên vật liệu

4.1.2.3 Hạch toán (Trích một số nghiệp vụ phát sinh và xem thêm Phụ

Lục 2, trang 75).

 Ngày 20/06/2013 xuất xi măng PC30 Kiên Giang sử dụng cho công trình Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Gò Quao trị giá là 16.445.000đ. Kế

toán định khoản như sau:

Nợ TK 1541 : 16.445.000đ

Có TK 152 : 16.445.000đ

 Ngày 28/06/2013 mua xi măng trắng nhưng không nhập kho mà chuyển thẳng cho đơn vị xây dựng nơi công trình đang thi công, trị giá 24.175.000đ, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng chuyển khoản. Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 1541 : 24.175.000đ

Nợ TK 133 : 2.417.500đ

Có TK 112 : 26.592.500đ

 Ngày 15/07/2013 xuất kho đá dăm 1x2 xuống công trình Trường Trung Học Cơ Sở thị Trấn Gò Quao đang thi công trị giá 17.852.800đ. Kế

toán định khoản như sau:

Nợ TK 1541 : 17.852.800đ

Có TK 152 : 17.852.800đ

Thủ kho

Đội trưởng thi công

Kế toán

trưởng Chủ doanh

 Ngày 05/08/2013 xuất gạch lát 400x400mm Acera cho đơn vị thi công công trình Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Gò Quao tổng trị giá là 49.070.216đ. Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 1541 : 49.070.216đ

Có TK 152 : 49.070.216đ

4.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

4.2.1 Nội dung và đặc điểm

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương của công nhân trực tiếp

thi công (công nhân trong Doanh nghiệp và cả nhân công thuê ngoài theo hợp

đồng), nhưng không bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT,

BHTN, KPCĐ của công nhân thi công xây lắp, tiền lương của công nhân

khuân vác, vận chuyển,... thuê ngoài. Hiện nay, Doanh nghiệp đang áp dụng 2

hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp thi công đó là:

+ Trả lương theo thời gian: Nhân công được trả lương theo tháng hoặc

nữa tháng một lần.

+ Trả lương theo khoán công trình hoặc từng hạng mục công trình: Áp dụng đối với các đội thi công thuê ngoài. Các đội thi công này sẽ được Doanh nghiệp trả lương đúng theo giao ước ban đầu đã ghi trong hợp đồng giao

khoán.

4.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ

Hàng ngày, đội trưởng sẽ tiến hành chấm công số ngày làm của công

nhân sản xuất, thường lệ định kỳ gửi bảng chấm công về cho phòng kế toán. Kế toán trưởng căn cứ vào hợp đồng lao động và hợp đồng nhân công thuê ngoài tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương, các khoản khấu trừ bảo hiểm,

các khoản giảm trừ lương cho công nhân và trình lên chủ doanh nghiệp ký duyệt. Sau khi được duyệt bảng thanh toán tiền lương lập phiếu chi gửi cho

thủ quỹ. Thủ quỹ chi tiền xác nhận phiếu chi, ghi sổ và gửi toàn bộ chứng từ

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân minh phển (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)