Môi trường vĩ mô là toàn bộ các yếu tố bên ngoài tác động một cách gián tiếp đến doanh nghiệp và bao gồm nhiều yếu tố.
Tình hình kinh tế Việt Nam: Trong quý 1-2008 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được ghi nhận tăng trưởng khá. Tuy nhiên do những biến động không thuận lợi từ bối cảnh kinh tế thế giới cùng với các nguyên nhân nội sinh của nền kinh tế khiến tình hình kinh tế của quý 1-2008 có diễn biến bất lợi.
Với nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình kinh tế hiện nay là phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Điều này có nghĩa là không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng đã đạt từ cuối năm 2007 mà phải tập trung để kiềm chế bằng được
Để đạt được mục tiêu và giải pháp đặt ra là việc kêu gọi cắt giảm đầu tư công và chí phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắn giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư nguồn ngân sách Nhà Nước và đầu tư của Doanh nghiệp hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội, với sự phát triển của doanh nghiệp thì mức tăng trưởng GDP trong nước đạt khoảng 7,4%.
Giá cả một số mặt hàng có sự đột biến như giá vàng, xăng dầu. Mặt bằng giá cả chung tăng nhiều. Lạm phát quí 1-2008 tăng cao hơn so với cùng kì năm 2007. Đây là dấu hiệu không tốt về ổn định kinh tế vĩ mô.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 24%. Đáng chú ý là các nhà đầu tư lớn như Intel đã đầu tư vào Thành phố, có thể tạo hiệu ứng dây chuyền kích thích các nhà đầu tư khác. Đây là cơ hội lớn để Thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư.
Thị trường phần mềm cũng có nhiều biến động. Việc sử dụng các phần mềm quản lý hoặc những phần mềm hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh không còn là vấn đề mới mẻ và xa lạ. Hầu như Doanh nghiệp nào cũng đều sử dụng một phần mềm quản lý nào đó có thể là phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự đơn giản hoặc có thể là một hệ thống phần mềm phức tạp với đầy đủ các chức năng quản lý theo kiểu ERP. Theo thống kê tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đạt mức 33%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao so với các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, doanh số của ngành này mới đạt 1/2 so với mục tiêu 500 triệu USD đã đề ra và chỉ bằng 1/5 doanh số của ngành phần mềm và dịch vụ của Thái Lan, 1/38 của Trung Quốc.
Năm 2007, thị trường có thể khủng hoảng cung ở giữa năm và thoái trào một số phần mềm ERP nội nếu không được đầu tư nâng cấp và chỉ dừng lại ở các mảng phân hệ đặc thù. Tuy nhiên, phải nhìn nhận, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưu ái những nhà cung cấp có thể thấu hiểu hoàn cảnh của họ. Do vậy, cơ hội các nhà cung cấp ERP Việt nam là rất lớn nếu họ tập trung nguồn lực vào đúng sở trường từng mình, tạo ra các giải pháp đặc sắc của từng phân khúc, từng ngành.
Như các ngành kinh tế khác, WTO sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường ERP. Sẽ có hai tác động chính tạo ra cú hích tốt cho thị trường là: đem sân chơi ERP nhiều nhà
thế giới, góp phần chuẩn hóa qui trình quản lý của các Doanh nghiệp Việt Nam, giúp ứng dụng hiệu quả các phần mềm.
Bảng 4.2:Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế quí 1-2008
Các chỉ tiêu %
Tốc độ tăng trưởng GDP 7,4
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 16,3 Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản 4,1 Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 29,2
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 22,7
Tốc độ tăng kim nhạch nhập khẩu 62,5
Tỷ lệ nhập siêu 56,5
Đầu tư xã hội so với GDP 41,5
Tốc độ tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 24 Thu ngân sách nhà nước so với dự toán năm 27 Chi ngân sách nhà nước so với dự toán năm 23
Chỉ số giá tiêu dùng 9,19
Tốc độ tăng phương tiện thanh toán 4,8
Tổng mức huy động tiền gửi 5,48
Tổng dư nợ tín dụng 10,8
Nguồn: Báo tuổi trẻ ngày 1/4/2008 Tình hình ERP của Việt Nam
Tình hình ERP Việt Nam năm qua đã diễn ra sự tranh đua quyết liệt. Cung và cầu dường như bắt nhịp ăn ý hơn.
Khác với năm 2006, thị trường ERP dường như chỉ có Oracle một mình một chợ, tấn công cả thị trường doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ. Năm 2007 thị trường Việt Nam thực sự trở nên sôi động, đánh dấu bằng việc thâm nhập của một loạt Công ty sản xuất phần mềm lớn như: SAP, Tectura, Astos, Soltius…
Năm 2007, được xem là năm thử thách đối với các giải pháp ERP trong nước mà điển hình là sự thành lập của các công ty phần mềm và sản phẩm của họ đã có ít nhiều thành công.
Việc phát triển ERP tại Việt Nam là xu hướng không thể quay ngược. Các Doanh nghiệp nhất là các Công ty lớn phải chịu sức ép cạnh tranh từ việc gia nhập WTO và niêm yết trên thị trường chứng khoáng hiểu rõ sự cần thiết phải ứng dụng ERP. Chính vì thế, thị trường ERP tại Việt Nam đã ghi nhận sự chuyển biến lớn từ lượng đến chất.Các Doanh nghiệp tư nhân lớn như Kinh Đô, Phong Phú … đã nhập cuộc với các hợp đồng lên tới hàng triệu USD và sản sàn thay đổi cách quản lý.
Tuy nhiên với cảnh báo của các chuyên gia thì năm 2008 sẽ cạn kiệt nguồn nhân lực. Chính các dự án ERP tại các công ty lớn sẽ thu hút phần lớn nhân sự của các Doanh nghiệp tư vấn, triển khai ERP tại Việt Nam. Do vậy nếu không nhanh chóng, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể rơi vào tình trạng xếp hàng chờ lượt.
Năm 2007 là năm ngành phần mềm Việt Nam cùng với các doanh nghiệp phần mềm tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ. Đến nay, ước đoán tổng doanh thu của ngành trong năm 2007 khoảng 450 triệu USD, nhiều doanh nghiệp phần mềm có mức tăng trưởng doanh số tới 70% - 100%, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm có mức tăng trưởng rất cao.
Thị trường trong nước mặc dù có những khó khăn nhấn định nhưng thị trường phần mềm ứng dụng trong các doanh nghiệp phát triển tốt trong năm 2007. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cú hích làm tăng nhu cầu ứng dụng CNTT trong các Doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhờ đó thị trường phần mềm trong nước năm 2007 cũng tăng trưởng mạnh, ước đoạt khoảng 300 triệu USD.
Theo báo cáo cho biết con số chi tiêu dự đoán hơn 1,4 tỷ USD cho năm 2008 tăng cao hơn 11% so với năm 2007
Biểu đồ 4.1:Tỷ lệ sử dụng phần mềm ERP trong các dự án
Nguồn: http://www.nssn.com
Bảng 4.3: Giá trị trung bình các dự án ERP tại Việt Nam Giá trị trung bình các dự án ERP tại Việt Nam đơn vị USD
Tên phần mềm ERP Giá trị trung bình
SAP 400.000 – 1 triệu Oracle 100.000 – 500.000 Scala 7000 – 200.000 Exact 50.000 – 100.000 AZ 70.000 Pythis 30.000 Fast 25.000 EFFECT 8.000 – 50.000 Vietsoft 6.000 – 40.000 VIAMI 2.000 – 30.000 Nguồn: từ các công ty
Môi trường chính trị - pháp luật: Theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, Việt Nam còn là một nước hòa bình và TPHCM là một thành phố trọng điểm về kinh tế - văn hóa nên TPHCM đã thu hút khá nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và phát triển thị trường. Điều này đã gián tiếp góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh phần mềm của TPHCM trở nên sôi động và được cạnh tranh gay gắt.
Điều kiện sinh sống - dân cư - văn hóa: Việc hình thành các hệ thống giao thông quan trọng như các tuyến đường Đông-Tây, đường Xuyên - Á, cũng như việc
của các chủ đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong nước mở rộng qui mô sản xuất trên địa bàn TPHCM. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường phần mềm ứng dụng, nhiều công ty phần mềm đã thành lập và cạnh tranh gay gắt với nhau. Với lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng TPHCM trong tương lai vẫn là nơi hấp dẫn nhất các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các tầng lớp dân cư địa phương làm ăn sinh sống. TPHCM đã, đang và sẽ là thị trường đầy tiềm năng đối với hoạt động kinh doanh của Công Ty Worldsoft. Đồng thời TPHCM cũng là thị trường đầu tiên để Worldsoft khuếch trương thương hiệu của mình trước khi vươn ra các thị trường khác.