Thực trạng về thị trường phần mềm ứng dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGUYÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY WORLDSOFT (Trang 35)

Đứng thứ 2 sự gia tăng nền kinh tế khu vực Asean, Việt Nam nhanh chóng đạt được và phát triển phần mềm, đạt 94% kỹ thuật cạnh tranh, với lòng nhiệt tình của đông đảo các bạn trẻ là trang bịcho những đòi hỏi của việc phát triển phần mềm ngày nay và ngay cả đương đầu với thách thức mới.

Gia công phần mềm Việt Nam hiện nay rẻ hơn 90% so với thị trường Mỹ, 25% rẻ hơn Trung Quốc và ước tính từ 1/7 đến 1/3 so với Ấn Độ. Việc tính bình quân đầu người cho những phần mềm phát triển, gia công phần mềm tại Việt Nam tiết kiệm 50% so với Ấn Độ.

Hiện nay, việc sử dụng các phần mềm quản lý hoặc phần mềm hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp không còn là vấn đề mới mẽ và xa lạ. Hầu như Doanh nghiệp nào cũng đều sử dụng một phần mềm quản lý nào đó có thể là một phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự đơn giản hoặc có thể là cả một hệ thống phần mềm với đầy đủ chức năng quản lý theo kiểu ERP.

Năm 2007 là năm ngành phần mềm Việt Nam cùng các Doanh nghiệp phần mềm tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ, ước đoán về tổng doanh thu của ngành khoảng 450 triệu USD, nhiều Doanh nghiệp phần mềm có mức tăng trưởng doanh số tới 70- 100%, đặc biệt các Doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm có mức tăng trưởng rất cao.

Năm 2007, Việt Nam đã giành vị trí lựa chọn mong muốn số 1 của các Doanh nghiệp Nhật Bản khi có nhu cầu gia công phần mềm ở nước ngoài. Các Doanh nghiệp gia công, xuất khẩu phần mềm sang thị trường Mỹ và Châu Âu tiếp tục phát triễn vững chắc. Riêng thị trường Châu Âu, năm 2007 Việt Nam đã có những chuyển biến rất thuận lợi trong hợp tác với Đan Mạch.

Thị trường phần mềm phục vụ cho các Doanh nghiệp khá đa dạng về chủng loại sản phẩm phần mềm, cũng nhu các chức năng hổ trợ có trong từng sản phẩm. Dựa trên thông tin của nhà cung cấp giải pháp, lời giới thiệu của các nhà tư vấn, Doanh nghiệp có thể mất ít thời gian trong việc lựa chọn phần mềm nào đó để sử dụng.

Năm qua là một năm khá tưng bừng của thị trường ERP ở mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc các công ty phần mềm ngày càng phát triển và nâng cao về trình độ kỹ thuật đã làm phong phú thêm thị trường phần mềm ở Việt Nam.

Bảng 4.1: Thông tin về dự án ERP tại Việt Nam

CÔNG TY NĂM 2006 NĂM 2007 Tồng số khách hàng Tồng giá trị hợp đồng (đồng) Tổng số khách hàng Tổng giá trị hợp đồng (đồng) Pythis 40 25,625 tỷ 66 89,653 tỷ Fast 27 5,4 tỷ 43 11 tỷ EFFECT 8 2,5 tỷ 13 4,67 tỷ VIAMI 8 1,2 tỷ 2 500 triệu

Nguồn: Do các công ty cung cấp

Một phần của tài liệu NGUYÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY WORLDSOFT (Trang 35)