Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Dạy học giải tích lớp 11 cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tích hợp (Trang 112)

8. Cấu trúc luận văn

3.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Quá trình thực hiện diễn ra bao gồm:

- Lớp thực nghiệm: 11A3, có 43 học sinh. GV dạy lớp thực nghiệm là cô giáo Lê Thị Minh Hằng.

- Lớp đối chứng: 11A2, có 44 học sinh. GV dạy lớp đối chứng là cô giáo Nguyễn Thị Bích Hường.

Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ 16/12/2013 đến 8/2/2014, việc dạy học thực nghiệm và đối chứng được tiến hành song song theo lịch giảng dạy của nhà trường. Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du chúng tôi đã tìm hiểu kết quả học tập các lớp khối 11 của trường và nhận thấy trình độ chung về môn Toán của hai lớp 11A2 và 11A3 là tương đương nhau.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất được thực nghiệm tại lớp 11A3 và lấy lớp 11A2 làm lớp đối chứng. Ban Giám hiệu Trường, Tổ trưởng tổ Toán và các tổ viên chấp nhận đề xuất này nên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra với nội dung đề như sau:

Đề kiểm tra thực nghiệm (thời gian 45') Đề 1: (Về chủ để cấp số cộng và cấp số nhân).

Câu 2: (3đ) Dân số nước ta hiện nay (tính từ 1/1/2014) có 90 triệu người đứng thứ 14 trên thế giới, giả sử tỉ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 1,4%. Hỏi nếu theo tỉ lệ tăng trên thì dân số của nước ta đến năm 2020 sẽ có bao nhiêu người?

Câu 3: (4đ) Một lần người nông dân cứu được nhà giàu thoát chết đuối. Để thưởng cho người nông dân này, nhà giàu cho một khoản tiền nhận trong 30 ngày và người nông dân được chọn một trong hai cách sau đây: Cách 1: Ngày thứ nhất nhận 1 đồng, ngày thứ hai nhận 2 đồng, ngày thứ 3 nhận 3 đồng,...Mỗi ngày số tiền tăng thêm 1 đồng. Còn theo cách 2: Ngày thứ nhất nhận 1 xu, ngày thứ hai nhận 2 xu, ngày thứ ba nhận 4 xu,...Số tiền nhận được sau mỗi ngày tăng gấp đôi. Biết rằng 12 xu bằng 1 đồng. Hỏi cách nhận nào có lợi cho người nông dân?

Đề 2: (Nội dung về giới hạn hữu hạn của dãy số)

Câu 1: (5đ) Tên của một Thành phố được mã hóa bởi số 2014. Biết rằng mỗi chữ số trong số này là giá trị của một trong các biểu thức H, I, N, V với: H = lim4 3 1 n n + − ; I = 2 5.3 lim 4 3 n n n n + − ; N = lim( 4n2+4n−2n) ; V = lim 82 1 4 1 n n n − + +

Hãy cho biết tên của Thành phố này, bằng cách thay các chữ số trên bởi các kí hiệu biểu thức tương ứng.

Câu 2: (3đ) Trong hình vuông cạnh a, nếu nối mỗi trung điểm 4 cạnh ta được một hình vuông mới và tiếp tục làm như thế với các hình vuông tiếp theo. Tính diện tích tất cả các hình vuông mới tạo thành?

Câu 3:(2đ) CMR: nếu a∈(0 ;

4

π ) thì 1- tana + tan2a - tan3a +... = 2 cos

2sin( ) 4

a a

π + Ý tưởng sư phạm của đề 1: Do xác định rõ là cần bám sát mục đích thực nghiệm nên đề ra thể hiện dụng ý: nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản của cấp số cộng, cấp số nhân và khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức đó để giải quyết một số bài toán trong thực tiễn, cuộc sống (Bài toán dự đoán dân số, bài toán đố vui vận dụng cả cấp số cộng và cấp số nhân). Các câu trong đề kiểm tra không quá khó và bám sát nội dung trọng tâm của bài học, chứa đựng những tình huống đã được liên hệ với thực tiễn trong quá trình giảng dạy. Nếu HS nắm vững kiến thức cơ bản và với khả năng phân tích tình huống, áp dụng hợp lí thì sẽ làm được bài.

Ý tưởng sư phạm của đề 2: Nội dung câu hỏi thể hiện mô hình dạy học theo hướng tích hợp đơn môn, câu 1 tạo cho HS hứng thú và động lực khi đi tìm tên của một thành phố được mã hoá bởi số 2014 bằng cách tính các giới hạn hữu hạn của dãy số. Câu 2 và câu 3 là để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức về cấp số nhân lùi vô hạn vào bài toán hình học và chứng minh một đẳng thức lượng giác.

Một phần của tài liệu Dạy học giải tích lớp 11 cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tích hợp (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w