Yêu cầu thực hiện quy trình dạy học Giải tích theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu Dạy học giải tích lớp 11 cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tích hợp (Trang 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1Yêu cầu thực hiện quy trình dạy học Giải tích theo hướng tích hợp

tích, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các yêu cầu khác nhau của mục tiêu giáo dục và mục tiêu của môn Toán. Tăng cường dạy học tích hợp giúp hình thành và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho HS. Dạy học môn Toán theo hướng tăng cường vận dụng tích hợp sẽ góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng. Ngược lại, toán học lại xâm nhập vào thực tiễn thúc đẩy thực tiễn phát triển. Với vai trò là công cụ, Toán Giải tích sẽ giúp giải quyết các bài toán do thực tiễn đặt ra. Hay giải quyết các bài toán trong chính nội bộ môn Toán, để HS tiếp thu kiến thức tốt rất cần đến sự liên hệ gần gũi bằng những tình huống cụ thể hay những tình huống thực tiễn, đời sống sản xuất.

1.4 Quy trình dạy học Giải tích theo hướng tích hợp

1.4.1 Yêu cầu thực hiện quy trình dạy học Giải tích theo hướng tíchhợp hợp

Tích hợp là sự kết hợp có hệ thống các kiến thức có liên quan (hay còn gọi là kiến thức cần tích hợp) và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đưa vào bài học. Như vậy, cần phải căn cứ vào nội dung bài học để lựa chọn kiến thức tích hợp có liên quan. Nội dung các kiến thức tích hợp

chứa đựng trong các bài học, các môn học khác nhau. Do đó, GV phải xác định được nội dung cần tích hợp trong kiến thức môn học, biết cách lựa chọn, phân loại các kiến thức tương ứng, phù hợp với các mức độ tích hợp khác nhau để đưa vào bài giảng. Ngoài ra, do thời gian một giờ giảng trên lớp có hạn nên GV phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất để giảng dạy theo cách tích hợp, còn phần kiến thức nào dễ hiểu nên để HS tự đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo.

Việc dạy học môn Giải tích theo hướng tích hợp theo nguyên tắc cơ bản sau:

- Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, như không biến bài dạy Giải tích thành bài giảng Sinh học, Vật lý, Hóa học hay thành bài giáo dục các vấn đề khác (môi trường, dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/ AIDS…). Nghĩa là, các kiến thức được tích hợp vào phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải có mối quan hệ logic chặt chẽ trong bài học.

- Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc trưng. Theo nguyên tắc này, các kiến thức tích hợp được đưa vào bài học phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn, tránh sự trùng lặp, không thích hợp với trình độ của HS, không gây quá tải, ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.

Chẳng hạn khi dạy bài toán về cấp số nhân GV ứng dụng cấp số nhân trong kinh doanh, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong nông nghiệp và các bài tập Vật lý, Hóa học hay Sinh học,...Qua đó nâng cao ứng dụng của cấp số nhân.

- Đảm bảo tính vừa sức: DHTH phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của HS. Các kiến thức tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng và tường minh hơn, đồng thời tạo hứng thú cho người học.

Một số yêu cầu của một kế hoạch dạy học Giải tích theo hướng tích hợp là:

- Trang bị cho HS hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung cần được tích hợp trong bài dạy môn Giải tích để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng đắn.

- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.

- Giúp HS có hứng thú trong học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. - Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng HS ở các khối lớp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.

- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực.

Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã và đang hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS ở trường THPT. Để xây dựng được một kế hoạch dạy học môn Giải tích theo hướng tích hợp cần theo các căn cứ sau:

- Thứ nhất là căn cứ vào đặc điểm đặc trưng của môn Giải tích được thể hiện qua: mục tiêu, nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học, chuẩn kiến thức và kĩ năng, phân phối chương trình...

- Thứ hai là căn cứ vào đối tượng học tập như: trình độ nhận thức, kĩ năng vận dụng, thái độ học tập và các đặc điểm cá nhân khác.

- Thứ ba là căn cứ vào điều kiện dạy học thực tế của lớp học và nhà trường như: cơ sở vật chất phòng học, các phương tiện đồ dùng dạy học...

- Và cuối cùng là căn cứ vào năng lực của mỗi giáo viên như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là sự hiểu biết và khả năng lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp trong DHTH...

Do đó quy trình dạy học Giải tích theo hướng tích hợp như sau: - Bước 1: Xác định được mục tiêu tích hợp.

- Bước 2: Xác định các nội dung tích hợp: căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức Giải tích với các nội dung định tích hợp. Ngoài ra, GV lựa chọn tài

liệu và phương án tích hợp, cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp nội dung nào là hợp lý? Liên kết các kiến thức về nội dung giáo dục định tích hợp như thế nào?

- Bước 3: Xác định mức độ tích hợp

- Bước 4: Tổ chức dạy học Giải tích theo nội dung tích hợp đã xác định - Bước 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu Dạy học giải tích lớp 11 cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tích hợp (Trang 40)