Hệ thống mục lục

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh hà tĩnh (Trang 37)

7. Bố cục của đề tài

2.1.1 Hệ thống mục lục

Hệ thống mục lục (hay thƣờng đƣợc gọi là mục lục) là tập hợp các đơn vị / phiếu (phích) mục lục đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một / một nhóm cơ quan TT- TV [11, tr.37].

Hệ thống tra cứu của thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh gồm có:

- Mục lục phân loại: phân loại tài liệu dựa trên bảng phân loại có nguồn gốc từ bảng phân loại thập tiến UDC đƣợc Thƣ viện Quốc gia Việt Nam cải tiến, bổ sung xuất bản năm 1978, 1991, 2002.

31 - Mục lục chữ cái

- Mục lục phân loại

- Mục lục tra cứu trực tuyến trên Module OPAC

Tuy nhiên, hai năm trở lại đây thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh đang từng bƣớc chuyển dần từ thƣ viện truyền thống sang thƣ viện tự động hóa, thƣ viện hiện đại nên không còn áp dụng các loại mục lục phân loại, mục lục chữ cái( tên tài liệu, tên tác giả). Các tủ mục lục, hộp phích, hộp phiếu không còn đƣợc sử dụng nữa mà thay vào đó là hệ thống tra cứu bằng phần mềm điện tử. Cụ thể ở thƣ viện Hà Tĩnh công cụ tra cứu chủ yếu giờ là mục lục truy nhập công cộng trực tuyến OPAC.

Mục lục tin học hóa truy nhập trực tuyến (on – line), thƣờng gọi là mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC - online public access catalog) các biểu ghi thƣ mục đƣợc lƣu giữ trong bộ nhớ máy tính và đƣợc hiển thị trên màn hình mỗi khi ngƣời dùng có yêu cầu.

Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) là loại mục lục mà NDT có thể khai thác trên mạng máy tính thông qua đƣờng dây điện thoại công cộng [12,tr.39].

Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) là một hệ thống gồm

tập hợp các biểu ghi thƣ mục của tài liệu đƣợc ghi lại, lƣu trữ và tra cứu bằng máy tính. Hệ thống mục lục này chứa đựng một số lƣợng biểu ghi lớn nhất trong hệ thống mục lục (biểu ghi) và cho phép truy cập nhanh vào những biểu ghi đó. Mục lục trực tuyến có khả năng truy cập nhiều khía cạnh của tài liệu, truy cập nhiều ngƣời một lúc, không hạn chế về thời gian, địa điểm và cho phép thực hiện việc phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các thƣ viện với nhau.

Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) tại thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh đƣợc tổ chức khá hoàn chỉnh, tuân theo các nguyên tắc về tính thân thiện, tính thuận lợi và dễ tìm đối với ngƣời sử dụng.

32

Thƣ viện Hà Tĩnh đang sử dụng hệ thống mục lục điện tử OPAC với 85.000 biểu ghi với CSDL thƣ mục.

Hiện nay thƣ viện đang sử dụng phần mềm quản trị thƣ viện điện tử ILIB 3.6 do Công ty cổ phần giải pháp phần mềm CMC thiết kế và xây dựng. Giao diện tra cứu mang các đặc điểm cơ bản của cấu trúc mục lục truy cập trực tuyến, cho phép truy cập trực tiếp đến các cơ sở dữ liệu thƣ mục.

Thông qua mục lục truy nhập công cộng trực tuyến tại thƣ viện, bạn đọc có thể tra tìm tài liệu theo nhiều hƣớng khác nhau nhƣ: loại hình tài liệu, tên tài liệu, tác giả, nơi xuất bản, năm xuất bản, ký hiệu phân loại, từ khóa...

Hình 1: Minh họa giao diện phần mềm tra cứu OPAC

 Ƣu điểm:

- Cung cấp cho NDT nhiều dịch vụ tiện ích nhƣ tra cứu tìm tin theo nhiều phƣơng thức khác nhau.

- Tốc độ tìm tin cao, thông tin đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, có độ tin cậy và tạo khả năng thuận tiện khi truy cập trên máy tính.

- Công cụ hỗ trợ từ điển giúp NDT thiết lập từ khóa, phân loại, chủ đề đƣợc dễ dàng

33

- Dễ sử dụng và khai thác, nhiều NDT có thể sử dụng cùng một lúc.

 Nhƣợc điểm:

- Phụ thuộc vào hệ thống mạng và đƣờng truyền.

- Số lƣợng máy tính phục vụ cho việc truy cập mục lục này của bạn đọc còn hạn chế.

Để tiện cho việc tra tìm tài liệu, thƣ viện bố trí bốn máy tính dùng cho bạn đọc tra tìm tài liệu bằng phần mềm ILIB ở phòng đọc.

Qua quá trình khảo sát thực tế và điều tra NCT thì có 84% đã sử dụng mục lục truy nhập công trƣc tuyến (OPAC) trong tổng số 100 NDT đƣợc hỏi và ý kiến đánh giá của NDT với loại mục lục này đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) Mức độ sử dụng Ý kiến đánh giá Đã sử dụng Không sử dụng Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt 84 (84%) 16 (16%) 38 (38%) 41 (41%) 5 (5%)

Bảng 2.1: Mức độ sử dụng và ý kiến đánh giá mục lục truy nhập công cộng trựctuyến (OPAC) của NDT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh hà tĩnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)