Các giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 85)

Con ngƣời là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhƣng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhƣng những con ngƣời cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng sẽ xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Một số nội dung trong giải pháp này là:

- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc của Ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu

chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trƣờng đầy rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lƣới, quy mô kinh doanh của NH Công Thƣơng Cần Thơ trong tƣơng lai. Tình trạng kế hoạch tuyển dụng cán bộ công tác tín dụng không hợp lý trong thời gian qua, trên thực tế đã dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng cán bộ trƣớc yêu cầu mở rộng mạng lƣới để nâng cao năng lực cạnh tranh của NH Công Thƣơng Cần Thơ.

- Tổ chức đào tạo CBTD có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm đối với công việc là một trong những mục tiêu hàng đầu của chi nhánh để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng: Trong những năm gần đây NH Công Thƣơng Cần Thơ đã có những biện pháp đào tạo cán bộ nhƣ cử cán bộ tham gia các chƣơng trình tập huấn hội thảo do NH Nhà Nƣớc Việt Nam tổ chức hay những buổi học tập nghiệp vụ tại chỗ do Trung tâm đào tạo Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam giảng dạy. Đây là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ Ban lãnh đạo đã chú trọng công tác đào tạo bồi dƣỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của chi nhánh.

- Bên cạnh việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, Ban lãnh đạo Ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy đƣợc thế mạnh và hạn chế đƣợc nhƣợc điểm của mỗi cán bộ. Điều này đòi hỏi Ban lãnh đạo phải thƣờng xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá về họ đƣợc chính xác. Ngoài ra việc đề ra các mức thƣởng phạt nhằm khuyến khích kịp thời làm cho cán bộ, nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự phấn đấu trong công việc nghiệp vụ của mỗi cán bộ.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 85)