Nợ xấu theo nhóm nợ 3,4,5

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 67)

Việc phân nợ xấu theo nhóm đƣợc hƣớng dẫn trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, đây là những nhóm nợ khả năng thu hồi chậm hoặc không thể thu hồi làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Dựa vào cách phân loại trên giúp ta dễ dàng đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Bảng 4.15 Nợ xấu ngắn hạn phân theo nhóm 3, 4, 5 giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 ST % ST % ST % GT % GT % Nợ nhóm 3 220 64,52 292 30,93 646 36,75 72 32,73 354 121,23 Nợ nhóm 4 121 35,48 227 24,05 377 21,44 106 87,60 150 66,08 Nợ nhóm 5 0 0,00 425 45,02 735 41,81 425 X 310 72,94 Tổng cộng 341 100,00 944 100,00 1.758 100,00 603 176,83 814 86,23

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu của chi nhánh đang có xu hƣớng tăng dần từ nợ nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) qua nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4). Cụ thể, nợ nhóm 3 đang tăng dần qua 3 năm từ 220 triệu đồng năm 2011 đến năm 2013 đã đạt 646 triệu đồng trong đó năm 2013 nợ xấu nhóm 3 đã tăng mạnh so với năm 2012, tốc độ tăng lên đến 121,23%, đồng thời nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng thêm 150 triệu đồng vào năm 2013 so với năm 2012 với tốc độ tăng 66,08%. Riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của chi nhánh thƣờng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, vào năm 2012 nợ nhóm 5 đã tăng 425 triệu đồng so với năm 2011 chiếm đến 45,02% tổng nợ xấu. Năm 2013 nợ có khả năng mất vốn tăng 72,94% so với năm 2012 có nghĩa là tăng 310 triệu đồng so với năm 2012. Nợ nhóm 5 tăng cao cho thấy rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cũng đang tăng dần đồng thời dự phòng rủi ro tín dụng cũng phải tăng lên điều này sẽ những ảnh hƣởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp để tăng cƣờng việc kiểm soát nợ xấu và thu nợ đối với các khoản nợ nhƣng nợ xấu nhóm 5 vẫn tăng lên với tốc độ cao. Việc xử lý nợ xấu đang là yêu cầu cấp bách và mang tính chiến lƣợc, bởi nợ xấu tại chi nhánh đang ở mức cao sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến thanh khoản, hiệu quả và an toàn của Ngân hàng.

Nguyên nhân của nợ xấu nhóm 3,4,5 có xu hƣớng tăng dần là do nền kinh tế trong nƣớc vẫn còn khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chƣa phục hồi mà thậm chí xấu đi, ảnh hƣởng đến năng lực trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, cũng từ bối cảnh của nền kinh tế, thị trƣờng bất động sản vẫn chƣa hồi phục rõ ràng, việc xử lý nợ xấu bằng các tài sản đảm bảo là bất động sản gặp khó khăn. Ngoài ra còn có sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khi mà trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay có trên 52 TCTD hoạt động với 229 địa điểm có giao dịch Ngân hàng nên một số CBTD có phần lỏng lẻo trong công tác thẩm định tín dụng để hoàn tất thủ tục vay vốn sớm thu hút khách hàng về Ngân hàng mình. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nợ xấu khi nợ xấu tăng cao, rủi ro tín dụng xảy ra làm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của cả chi nhánh.

Bảng 4.16 Nợ xấu ngắn hạn phân theo nhóm 3, 4, 5 trong 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th2013 6th2014 Chênh lệch 6th2014/6th2013 ST % ST % Giá trị % Nợ nhóm 3 626 43,50 469 42,14 (157) (25,08) Nợ nhóm 4 446 30,99 342 30,73 (104) (23,32) Nợ nhóm 5 367 25,50 302 27,13 (65) (17,71) Tổng cộng 1.439 100,00 1.113 100,00 (326) (22,65)

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Do ảnh hƣởng của tình hình chung của nền kinh tế còn nhiều yếu tố không thuận lợi, chƣa phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn thành phố Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự quyết liệt trong công tác hạn chế nợ xấu kiểm soát rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kịp thời và chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam trong việc quản lý chặt chẽ trong công tác cấp tín dụng tại chi nhánh.

Đồng thời, cuối năm 2013 Vietinbank Cần Thơ còn thực hiện kéo dài thời gian cho vay, cơ cấu nợ vay duy trì và cho vay thêm đối với một số doanh nghiệp có tình hình tài chính tạm thời khó khăn để ổn định sản xuất, khắc phục khó khăn vƣơn lên làm ăn có lãi nên nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 của chi nhánh có chiều hƣớng giảm so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó nợ nhóm 3 đã

giảm 25,08% so với cùng kỳ năm 2013, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn cũng giảm lần lƣợt là 104 triệu và 65 triệu đồng. Để tiếp tục hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh đảm bảo sự an toàn trong hoạt động cho vay đòi hỏi Ngân hàng phải tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra giám sát các quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập DPRR…

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)