Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76)

Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 4.21 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Dƣ nợ ngắn hạn Triệu đồng 1.957.704 1.665.246 1.839.058

Dƣ nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 1.748.645 1.811.475 1.752.152

Vốn huy động ngắn hạn Triệu đồng 1.999.335 1.924.504 1.850.002

Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 7.064.595 7.664.472 6.937.694

Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 7.482.713 7.372.014 7.111.506

Nợ quá hạn Triệu đồng 341 1.796 1.758

Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 341 944 1.758

Nợ nhóm 5 Triệu đồng 0 425 735

Dự phòng RRTD ngắn hạn Triệu đồng 309 850 1.678

Các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng

Tỷ lệ dƣ nợ trên VHĐ Lần 0,98 0,87 0,99

Hệ số thu nợ % 94,41 103,97 97,56

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 4,04 4,23 3,96

Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,02 0,10 0,10

Tỷ lệ nợ xấu % 0,02 0,06 0,10

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn % 0 0,03 0,09

Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng % 0,02 0,05 0,10

Hệ số bù đắp các khoản

cho vay có khả năng mất vốn Lần x 2,00 2,28

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro Lần 0,91 0,90 0,95

4.4.1.1 Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động:

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh khá cao nhƣng chƣa hiệu quả, đƣợc thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dƣ nợ. Năm 2011 bình quân 1 đồng vốn huy động đƣợc tham gia 0,98 đồng dƣ nợ. Đến năm 2012, tình hình huy động vốn của Ngân hàng giảm so với năm 2011 do Ngân hàng đƣa ra nhiều chƣơng trình trúng thƣởng, tiết kiệm dự thƣởng, tặng quà khuyến mãi nhƣng do lãi suất giảm, khách hàng hạn chế gửi tiền và chuyển sang các kênh đầu tƣ khác nên nguồn vốn huy động đã giảm so với năm trƣớc do đó vốn huy động đƣợc sử dụng để cho vay cũng cũng giảm xuống. Bình quân 1 đồng vốn huy động chỉ tham gia 0,87 đồng dƣ nợ.

Năm 2013, công tác sử dụng vốn huy động của Ngân hàng có cải thiện hơn, bình quân có 1 đồng vốn huy động tham gia vào 0,99 đồng dƣ nợ. Điều này cho thấy đƣợc sự cố gắng nổ lực của đội ngũ cán bộ Ngân hàng trong công tác huy động vốn và sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả hơn, Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn với nhiều kỳ hạn linh động với lãi suất cao đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gởi tiền tại Ngân hàng đồng thời cũng có những chƣơng trình ƣu đãi trong hoạt động cấp tín dụng nên vốn huy động đƣợc sử dụng để cho vay đƣợc nhiều hơn, hiệu quả hơn.

Hệ số thu nợ ngắn hạn:

Hệ số thu nợ cho ta biết khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng so với vốn vay, cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng, cho biết số tiền Ngân hàng thu đƣợc từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng số liệu trên ta thấy đƣợc hệ số thu nợ của Ngân hàng tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2011 hệ số thu nợ là 94,41% do Ngân hàng cho các khách hàng vay nhiều nhƣng việc trả nợ của khách hàng còn chậm nên dẫn đến hệ số thu nợ của Ngân hàng giảm. Thấy đƣợc những hạn chế và những khó khăn đó nên Ngân hàng đã kịp thời chỉ đạo nhằm đƣa ra những giải pháp tích cực nhằm làm cho doanh số thu nợ ngày càng cao, giảm nợ xấu.

Đến năm 2012 hệ số này tăng lên 9,55% so với năm 2011 đạt 103,97% hệ số thu nợ càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt, tuy nhiên hệ số này lớn hơn 1 cho thấy dƣ nợ cuối kỳ nhỏ hơn dƣ nợ đầu kỳ điều này phản ánh việc thu hẹp hoạt động cho vay sẽ làm giảm thị phần của Ngân hàng, đồng thời thu nhập từ cho vay sẽ giảm dẫn đến lợi nhuận giảm. Chỉ số này tốt khi doanh số thu nợ là thu từ nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi. Nhìn vào bảng số liệu trên ta

thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng nhƣng doanh số cho vay lại giảm so với năm 2011, vì vậy Ngân hàng cần chú ý hơn vào công tác cho vay cũng nhƣ thu nợ một cách hợp lý để đảm bảo cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Bƣớc qua năm 2013 thì hệ số thu nợ giảm từ 103,97% xuống 97,56% nhìn chung khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng có giảm nhƣng vẫn ở mức tƣơng đối tốt. Tuy vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng vì sự phát triển của Ngân hàng đòi hỏi các cán bộ Ngân hàng phải nổ lực hơn nữa, có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay đi đôi với tăng cƣờng công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng đƣợc đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn:

Đây là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng qua ba năm có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng rồi sau đó lại giảm. Cụ thể năm 2011 là 4,04 vòng, năm 2012 vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tăng 0,19 đạt 4,23 vòng, sự cải thiện trong công tác thu hồi nợ đã làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng lên. Đến năm 2013 vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là 3,96 vòng giảm 0,27 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do năm 2013 Ngân hàng mở rộng cho vay trung và dài hạn nên dƣ nợ ngắn hạn giảm điều đó làm ảnh hƣởng đến vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của chi nhánh.

Tóm lại, vòng quay vốn tín dụng qua 3 năm của Ngân hàng khá cao cho ta thấy tốc độ luân chuyển vốn tại Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ vẫn đạt đƣợc yêu cầu đặt ra. Công tác thu hồi nợ ngày càng đạt đƣợc hiệu quả cao, tốc độ luân chuyển vốn cao, hiệu quả từ đồng vốn tín dụng mang lại cao.

4.4.1.2 Thực trạng rủi ro tín dụng ngắn hạn

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó việc hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng sẽ góp phần đem lại sự phát triển an toàn và vững mạnh, góp phần mở rộng qui mô và hoạt động tín dụng cho Ngân hàng. Do đó cần xem xét tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng thông qua một số chỉ tiêu để từ đó có thể đƣa ra những chiến lƣợc thích hợp giúp cho Ngân hàng có những bƣớc tiến nhanh và vững vàng hơn.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàn trả đúng hạn, không đƣợc phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ. Trong năm 2012 nợ quá hạn tại chi nhánh tăng 0,22% so với năm 2011 đạt 0,27%, năm 2013 tuy tỷ lệ nợ quá hạn

có giảm nhƣng vẫn còn cao với 0,24%, tỷ lệ nợ xấu tăng cao cho thấy các khoản cho vay của Ngân hàng đang gặp khó khăn trong công tác thu hồi khi nợ quá hạn tăng lên rất nhanh, các khoản nợ quá hạn này nếu không có kế hoạch gia hạn thời gian trả nợ hay triển khai các biện pháp để thu hồi nó sẽ làm cho nợ xấu tăng lên.

Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng và an toàn của hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại chi nhánh đang tăng dần qua 3 năm, năm 2011 nợ xấu của chi nhánh là 0,02% đến năm 2012 tỷ lệ này tăng thêm 0,04% so với năm 2011 đạt 0,06% tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ đƣợc cho là bình thƣờng (dƣới 3%.). Năm 2013 dƣ nợ tín dụng tại chi nhánh giảm so với năm 2012 nhƣng do nợ xấu ngắn hạn lại có xu hƣớng tăng lên nên tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 0,10%. Thấy đƣợc tình hình rủi ro tín dụng có dấu hiện tăng lên thông qua tỷ lệ nợ xấu nên trong những tháng cuối năm 2013 chi nhánh đã thực hiện các giải pháp kịp thời nâng cao chất lƣợng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hóa các danh mục đầu tƣ tín dụng, thực hiện theo quy định các giới hạn cấp tín dụng của Ngân hàng Hội sở, đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng nên trong năm 2014 dự báo nợ xấu sẽ đƣợc Ngân hàng kiểm soát và giảm hơn.

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ này cho biết phần trăm (%) vốn đầu tƣ mà Ngân hàng đã cho vay có khả năng sẽ bị mất, không thể thu hồi đƣợc. Tại Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ tỷ lệ này khá thấp, cụ thể năm 2012 là 0,03% và sau đó tăng lên 0,09% vào năm 2013. Tuy tỷ lệ này thấp nhƣng với tình hình nợ xấu nhóm 5 đang tăng dần nhƣ đã phân tích ở trên thì để đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng lợi nhuận thì Ngân hàng cần phải tích cực hơn trong việc hạn chế nợ xấu và trích lập dự phòng để xử lý tốt vấn đề nợ xấu.

Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng

Tỷ lệ này càng cao cho thấy danh mục cho vay của Ngân hàng càng rủi ro. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2011 tỷ lệ trích lập DPRR của Ngân hàng là 0,02%, tỷ lệ rất thấp cho thấy rủi ro tín dụng trong các danh mục cho vay tại Ngân hàng vẫn còn thấp. Tuy nhiên, 2 năm tiếp theo tỷ lệ này tăng lên lần lƣợt là 0,05% và 0,10% vào năm 2012 và 2013 cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng tại Ngân hàng đã tăng lên gấp đôi sau mỗi năm, điều đó có nghĩa là rủi ro đối với các khoản cho vay của Ngân hàng cũng đang tăng dần lên. Tuy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng còn khá thấp nhƣng với xu hƣớng ngày càng

tăng đồng nghĩa với rủi ro cũng tăng lên, dự phòng phải trích để xử lý nợ xấu cũng nhiều hơn đòi hỏi Ngân hàng phải chú trọng hơn trong công tác cho vay để hạn chế nợ xấu tăng cao.

Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay có khả năng mất vốn và hệ số khả năng bù đắp RRTD

Thể hiện khả năng bù đắp các khoản nợ xấu và nợ nhóm 5 nói riêng bằng cách trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc chi nhánh thực hiện nghiêm túc theo quy định của NHNN. Với hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay có khả năng mất vốn từ 2 đến 2,28 và hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng luôn trên 0,9 cho thấy nợ xấu cũng nhƣ nợ có khả năng mất vốn tại Ngân hàng sẽ đƣợc bù đắp nếu trƣờng hợp xấu nhất là các khoản đã cho vay không thể thu hồi đƣợc xảy ra. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong 3 năm qua đƣợc Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trích lập thƣờng gấp đôi giá trị khoản tín dụng mà Ngân hàng đã cấp có khả năng mất vốn cao, đồng thời Quỹ dự phòng này cũng đƣợc Ngân hàng trích lập hằng năm gần bằng với giá trị nợ xấu mà cả chi nhánh đang quản lý. Việc kiểm soát nợ xấu và sử dụng các biện pháp để hạn chế nợ xấu đƣợc Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ thực hiện khá tốt nên nhìn chung rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng vẫn còn thấp và đang đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

Tóm lại, trong giai đoạn 2011 - 2013 cán bộ và nhân viên Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ đã nổ lực không ngừng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng - hoạt động chính mang lại thu nhập cho chi nhánh, Ngân hàng đã đƣa ra nhiều chƣơng trình cho vay hấp dẫn thu hút nhiều công ty, doanh nghiệp đang cần vốn trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phƣơng theo chỉ đạo của Chính quyền thành phố đồng thời mang lại lợi nhuận cho bản thân Ngân hàng trong khi tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nợ xấu tăng cao Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm 2013), cũng nhƣ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi nên rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong 3 năm từ 2011 đến 2013 tuy đang có xu hƣớng tăng nhƣng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.

4.4.2 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.22 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT 6th2013 6th2014

Dƣ nợ ngắn hạn Triệu đồng 1.862.157 1.558.195

Dƣ nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 1.763.702 1.698.627 Vốn huy động ngắn hạn Triệu đồng 1.642.784 1.476.184 Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 3.825.561 4.074.257 Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 4.022.472 3.793.394

Nợ quá hạn Triệu đồng 1.637 1.450

Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 1.439 1.113

Nợ nhóm 5 Triệu đồng 367 302

Dự phòng RRTD ngắn hạn Triệu đồng 1.298 1.038

Các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng

Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động Lần 1,13 1,06

Hệ số thu nợ % 95,10 107,40

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,17 2,40

Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,088 0,093

Tỷ lệ nợ xấu % 0,08 0,07

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn % 0,020 0,019

Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng % 0,07 0,06

Hệ số bù đắp các khoản

cho vay có khả năng mất vốn Lần 3,54 3,44

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro Lần 0,90 0,93

Nguồn: kết quả phân tích số liệu

4.4.2.1 Đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014

Những tháng đầu năm 2014, mặc dù còn gặp khó khăn và lãi suất huy động điều chỉnh giảm nhƣng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng vẫn đạt ở mức khá cao đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ.

Dư nợ trên vốn huy động

Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp ngƣợc lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Nhìn vào bảng 4.22 ta thấy ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn huy động tƣơng đối hiệu quả thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dƣ nợ. Sáu tháng đầu năm 2013, bình quân 1,13 đồng dƣ nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, sang năm 2014 tình hình huy động vốn tại Ngân hàng có cải thiện hơn so với cùng kỳ năm 2013, bình quân 1,06 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia cùng.

Hệ số thu nợ

Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Tại Ngân hàng Công

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76)