Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38)

Giám đốc: Do Tổng giám đốc Ngân hàng NHCT Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chung ra quyết định điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, Giám đốc có quyền tổ chức bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ - công nhân viên của đơn vị. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ Hội sở chính và chi nhánh cấp dƣới để hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh chi nhánh.

Phó giám đốc: có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ Giám đốc trong việc điều

hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về nhiệm vụ phân công, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà Giám đốc giao phó, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng.

Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo

Chi nhánh theo chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc, thực hiện công tác chính trị, văn phòng hoạt động kinh doanh và công tác bảo vệ an toàn chi nhánh, bố trí nhân sự tham mƣu cho Ban giám đốc, giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống cán bộ và vấn đề xã hội.

Phòng Tổng hợp: Tham mƣu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác

lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại chi nhánh.

Phòng kế toán: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, liên quan đến công tác tài chính, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, xử lý hạch toán các nghiêp vụ. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với các hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn cho khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp.

Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng thực hiện nhiệm vụ trực tiếp

giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp để khác thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp, cũng là phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

Phòng Bán lẻ: chức năng tƣơng tự nhƣ Phòng khách hàng doanh nghiệp

nhƣng ở đây khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ, ngoài ra còn thực hiện chức năng huy động tiền gửi từ việc phát hành thẻ

Visa/Master, cho vay thông qua việc phát hành thẻ ATM, chăm sóc khách hàng có nhân.

Phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn nhƣ chi nhánh.

Tuy nhiên hoạt động trong phạm vi hẹp theo sự ủy quyền của Giám đốc.

Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ:

- Huy động vốn - Cho vay và đầu tƣ - Bảo lãnh

- Thanh toán và tài trợ thƣơng mại - Ngân quỹ

- Thẻ và ngân hàng điện tử.

3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

Hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng là hoạt động kinh doanh với mục đích là lợi nhuận. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện đƣợc kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Cũng nhƣ các Ngân hàng khác trên địa bàn thành phố, nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã nổ lực không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ năm 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % 1. Thu nhập 772.089 697.562 488.318 (74.527) (9,65) (209.244) (30,00) 2. Chi phí 703.221 674.585 461.877 (28.636) (4,07) (212.708) (31,53) 3. Lợi nhuận 68.868 22.977 26.441 (45.891) (66,64) 3.464 15,08

Qua bảng số liệu và đồ thị trên cho thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có sự biến động mạnh trong 3 năm từ 2011 đến 2013. Cụ thể:

Thu nhập

Trong 3 năm gần đây, do chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung về hệ thống ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn. Vietinbank Cần Thơ cũng chịu ảnh hƣởng của những tác động này khiến cho lợi nhuận và tổng thu nhập của Ngân hàng trong 3 năm gần đây có xu hƣớng giảm. Thu nhập năm 2012 của Ngân hàng giảm so với năm 2011, cụ thể giảm 74.527 triệu đồng. Đến năm 2013 thu nhập của chi nhánh lại tiếp tục giảm với tỷ lệ 30% so với năm 2012. Đây là điều đáng lo ngại với Ban quản lý Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ, đòi hỏi Ngân hàng phải có những chính sách biện pháp kịp thời để gia tăng thu nhập, mở rộng địa bàn hoạt động, tìm kiếm thị phần, chú trọng nâng cao chất lƣợng các dịch vụ từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tạo đƣợc lòng tin cho ngƣời dân trong khu vực cũng nhƣ lân cận.

Chi phí

Thu nhập giảm là một dấu hiệu thể hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chƣa hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Tình hình chi phí của Ngân hàng cũng biến động qua các năm. Năm 2012, tổng chi phí của Ngân hàng là 674.585 triệu đồng giảm 4,07% so với năm 2011. Khi so sánh năm 2012 với năm 2011 ta thấy tốc độ giảm của chi phí giảm ít hơn so với thu nhập (9,65%), khi so sánh năm 2013 với năm 2012 thì tốc độ giảm của chi phí cao hơn tốc độ giảm của thu nhập. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã cắt giảm đƣợc nhiều khoản chi phí không hợp lý. Vì vậy, Ngân hàng cần phát huy để kiểm soát tốt hơn chi phí hoạt động trong những năm tới.

Lợi nhuận

Lợi nhuận mà chi nhánh Cần Thơ đạt đƣợc trong thời gian qua liên tục giảm do thu nhập của Ngân hàng giảm. Năm 2011 đạt 68.868 triệu đồng sang năm 2012 lợi nhuận giảm đến 66,64% so với năm 2011, nhƣ đã phân tích phía trên tốc độ giảm của chi phí thấp hơn tốc độ giảm của thu nhập đã làm cho lợi nhuận trong năm 2012 của ngân hàng giảm mạnh. Đến năm 2013, lợi nhuận Ngân hàng có sự tăng chậm trở lại do chi phí giảm nhiều, tốc độ tăng 25,08% so với năm 2012, với mức lợi nhuận đạt đƣợc 26.441 triệu đồng. Qua kết quả trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang phải cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thƣơng mại khác đặc biệt là hiện nay nhiều

chi nhánh Ngân hàng đang lần lƣợt ra đời, thêm vào đó các chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài ngày càng mở rộng mạng lƣới và nhiều phòng giao dịch của các Ngân hàng thƣơng mại khác đƣợc hình thành. Vì vậy, để đạt đƣợc thu nhập Ngân hàng phải chi ra một khoản chi phí khá lớn nên lợi nhuận thu đƣợc có sự biến động và chỉ ở mức tƣơng đối.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th2013 6th2014 Chênh lệch 6th2014/6th2013 Giá trị % 1. Thu nhập 229.126 250.000 20.874 9,11 2. Chi phí 209.779 231.400 21.621 10,31 3. Lợi nhuận 19.347 18.600 (747) (3,86)

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế cả nƣớc có sự hồi phục trong đó tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 8,96% so với cùng kỳ năm 2013 (Ngọc Thiện, 2014). Thành phố đã tập trung có trọng tâm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa nên các Ngân hàng trên địa bàn nói chung và Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ nói riêng đã đẩy mạnh việc cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng đồng thời Ngân hàng triển khai các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn, chăm sóc khách hàng tốt nên thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch nên thu nhập của Ngân hàng tăng 20.874 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí lại tăng nhiều hơn (10,31%) so với tốc độ tăng của thu nhập là 9,11% nên đã làm cho thu nhập của Ngân hàng giảm 747 triệu đồng.

Các khách hàng bán lẻ luôn yêu cầu Ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt hơn cùng nhiều khuyến mãi và ƣu đãi. Hơn nữa, khi tình hình kinh tế đang phục hồi, các khách hàng kinh doanh đang bắt đầu tiếp tục vay để mở rộng hoạt động. Vì vậy, Ngân hàng phải chịu áp lực mở rộng phạm vi hoạt động và cải thiện dịch vụ khách hàng. Thêm vào đó, các chi nhánh Ngân hàng khác và chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài tại Thành phố Cần Thơ đang giành đƣợc nhiều thị phần nên Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ phải tìm con đƣờng tăng thị phần một cách nhanh nhất là tăng số lƣợng phòng giao dịch và tăng số nhân viên. Điều này đã làm cho chi phí của Ngân hàng tăng 21.621 triệu đồng.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 TÌNH HÌNH CHO VAY CHUNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG THƢƠNG CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014.

Song song với việc huy động vốn thì một hoạt động không thể thiếu của Ngân hàng là việc sử dụng nguồn vốn đó, đƣợc biểu hiện qua hoạt động cho vay của Ngân hàng. Những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đang nằm trong xu hƣớng khó khăn chung của nền kinh tế. Song song với sự giảm thu nhập thì chi phí hoạt động cũng giảm nhƣng vẫn còn ở mức cao, vì vậy Ngân hàng đã có những biện pháp để giảm chi phí đồng thời gia tăng thu nhập thông qua mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố Cần Thơ để đáp ứng mục tiêu tăng lợi nhuận và đứng vững trên thƣơng trƣờng.

Bảng 4.1 Tình hình cho vay tại Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ năm 2011- 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ST % ST % ST % Giá trị % Giá trị % DSCV 8.376.707 100,00 8.434.642 100,00 8.274.398 100,00 57.935 0,69 (160.244) (1,9) -NH 7.482.713 89,33 7.372.014 87,40 7.111.506 85,95 (110.699) (1,48) (260.508) (3,53) -TDH 893.994 10,67 1.062.628 12,60 1.162.892 14,05 168.634 18,86 100.264 9,44 DSTN 7.917.143 100,00 8.681.907 100,00 8.105.507 100,00 764.764 9,66 (576.400) (6,64) -NH 7.064.595 89,23 7.664.472 88,28 6.937.694 85,59 599.877 8,49 (726.778) (9,48) -TDH 852.548 10,77 1.017.435 11,72 1.167.813 14,41 164.887 19,34 150.378 14,78 Dƣ nợ 2.713.981 100,00 2.466.716 100,00 2.635.607 100,00 (247.265) (9,11) 168.891 6,85 -NH 1.957.704 72,13 1.665.246 67,51 1.839.058 69,79 (292.458) (14,94) 173.812 10,44 -TDH 756.277 27,87 801.471 32,49 796.459 30,21 45.194 5,98 (5.021) (0,63) Nợ xấu 954 100,00 2.389 100,00 4.401 100,00 1.435 150,42 2.012 84,22 -NH 341 35,74 944 39,51 1.758 39,95 603 63,21 814 81,89 -TDH 613 64,26 1.445 60,49 2.643 60,05 832 135,73 1.198 82,91

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến động cùng chiều và theo xu hƣớng phát triển của nền kinh tế. Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng vào năm 2012 so với 2011 là do Ngân hàng có những chính sách cho vay phù hợp hơn, khách hàng lúc nào cũng cần vốn để sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng đẩy mạnh doanh số cho vay đối với những khách hàng truyền thống và những khách hàng mới. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể cho vay ngắn hạn luôn chiếm khoảng 80% tổng doanh số cho vay và biến động không đều qua 3 năm, doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao vì các khách hàng của Ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ phần lớn là kinh doanh sản xuất, dịch vụ, thƣơng mại…

Ngân hàng thƣờng cho vay để các doanh nghiệp bổ sung vốn lƣu động, chu kỳ vốn ngắn thƣờng chỉ 1 năm. Năm 2011 cho vay ngắn hạn chiếm 89,33%, qua năm 2012 chiếm 87,4% cho thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Điều này phù hợp với chiến lƣợc đầu tƣ tín dụng của NHCT Cần Thơ tập trung vào các khoảng vay ngắn hạn, giảm thiểu rủi ro khi thời gian đầu tƣ kéo dài. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải cân đối giữa cho vay ngắn hạn và dài hạn, không nên tập trung hết vào ngắn hạn vì mang lại lợi nhuận không cao cho Ngân hàng. Bên cạnh đó cần tập trung hơn nữa cho khâu thẩm định và theo dõi sau khi cho vay để giảm thiểu tình trạng nợ quá hạn trong Ngân hàng nên Ngân hàng đã giảm cho vay ngắn hạn năm 2012 là 1,48% so với năm 2011, cụ thể giảm 110.699 triệu đồng. Đồng thời Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn năm 2012 tăng 18,86% so với năm 2011 và tăng thêm 9,44% vào năm 2013.

Đồng thời kinh tế những năm gần đây đang gặp rất nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát trong nƣớc cao nếu cho vay trong thời gian dài thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên Ngân hàng hạn chế cho vay với thời hạn dài. Năm 2012 doanh số thu nợ tăng so với năm 2011. Trong đó doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng là do Ngân hàng có những chính sách cho vay phù hợp hơn đối với những khách hàng truyền thống và những khách hàng mới có nhu cầu và khả năng hoàn trả nợ cao. Tuy nhiên, đến năm 2013 doanh số thu nợ có sự sụt giảm mạnh so với năm 2012, nguyên nhân của sự sụt giảm này là các khách hàng phần lớn là các doanh nghiệp của chi nhánh gặp khó trong việc tìm thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa nên việc thu nợ của CBTD cũng gặp nhiều khó khăn.

Cơ cấu dƣ nợ cho vay của chi nhánh trong những năm gần đây không có sự biến động nhiều, chủ yếu cho vay ngắn hạn (chiếm khoảng 60% dƣ nợ cho vay) và tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, thƣơng mại và dịch vụ, xây dựng… phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng năm 2012 giảm 14,94% so với năm 2011, đồng thời dƣ nợ trung và dài hạn cũng giảm 5,98%. Tuy nhiên, dƣ nợ ngắn hạn sau đó tăng trở lại vào năm 2013 với tốc độ tăng 10,44% so với năm 2012 điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng ngắn hạn, phục vụ tốt cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trƣởng kinh tế của thành phố.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, dƣ nợ của chi nhánh tập trung vào khoản tín dụng ngắn hạn nhƣng nợ xấu dài hạn của chi nhánh lại chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Cụ thể, nợ xấu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.435 triệu đồng, tỷ lệ tăng đến 150,42%, trong đó nợ xấu ngắn hạn tăng 603 triệu đồng, nợ trung dài hạn tăng 832 triệu đồng tốc độ tăng 135,73%, đây là vấn đề cấp thiết cần đƣợc chi nhánh quan tâm để có biện pháp kịp thời xử lý và hạn chế nợ xấu. Năm 2013, nợ xấu ngắn hạn tiếp tục

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)