2.1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt đông tín dụng trong Ngân hàng thương mại
Vốn huy động
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định tổng số tiền Ngân hàng huy động đƣợc để cho vay, là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các Ngân hàng, gồm:
+ Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cƣ + Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu + Vốn vay từ Ngân hàng Nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng khác
Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các món nợ mà Ngân hàng thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả năm nay và những năm trƣớc đó.
Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chƣa thu đƣợc vào một thời điểm nhất định. Để xác định đƣợc dƣ nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. (Nguyễn Đăng Dờn, 2010, trang 188)
Chỉ số tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần)
(2.2) Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động.Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệu quả. (Nguyễn Đăng Dờn, 2012, trang 188)
Hệ số thu nợ (%)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà khách hàng thu đƣợc trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng đƣợc đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngƣợc lại. (Nguyễn Đăng Dờn, 2012, trang 188)
Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng)
Chỉ tiêu này còn đƣợc gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đƣa vốn vào sản xuất, kinh doanh của NH đạt hiệu quả cao. (Nguyễn Đăng Dờn, 2012, trang 188)
(2.4)
Trong đó:
– Dƣ nợ bình quân: (Tính theo phƣơng pháp bình quân gia quyền) dựa vào trị giá đầu năm, cuối năm.
(2.5)
2.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại
Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
- Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là toàn bộ hoặc một phần nợ gốc đã quá hạn trả không phân biệt vì lý do gì. Theo quyết định 493 là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn.
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không đƣợc hoàn trả đúng hạn theo các cấp độ sau:
+ Các khoản nợ quá hạn dƣới 91 ngày (khoản mục chính của nợ cần chú ý).
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến dƣới 180 ngày (khoản mục chính của nợ dƣới tiêu chuẩn)
+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến dƣới 360 ngày (khoản mục chính nợ nghi ngờ).
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày (khoản mục chính của nợ có khả năng mất vốn).
- Chỉ số đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ nợ quá hạn là tỷ lệ nợ quá hạn
(2.6)
+ Tỷ lệ nợ quá hạn < 5% đƣợc coi là bình thƣờng
+ Tỷ lệ nợ quá hạn từ 5% đến 10% đƣợc coi là không bình thƣờng + Tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 10% đến 15% đƣợc coi là cao
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên 15% đến 20% đƣợc coi là quá cao, báo động đỏ, nguy cơ khủng hoảng rất lớn. (Nguyễn Đăng Dờn, 2012, trang 184- 185)
Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu (%)
- Nợ xấu
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhƣng với cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó đƣợc gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hƣởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH, do đó cần đƣợc theo dõi quản lý thật chặt chẽ. Nợ xấu bao gồm:
+ Nợ quá hạn thuộc nhóm 3 – Nợ dƣới tiêu chuẩn + Nợ quá hạn thuộc nhóm 4 – Nợ nghi ngờ
+ Nợ quá hạn thuộc nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn - Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dƣ nợ ở thời điểm so sánh. Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà NHTM phải đối mặt, và do đó phải có biện pháp giải quyết, nếu không muốn NH mình gặp tình huống nguy hiểm. (Nguyễn Đăng Dờn, 2012, trang 186-187)
(2.7)
Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng
(2.8) Tùy theo mức độ rủi ro mà ngân hàng phải trích lập tu 0% đến 100% giá trị khoản vay. Nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ này càng cao.
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
(2.9)
Tỷ lệ này cho thấy rủi ro của nợ có khả năng mất vốn trong tổng dƣ nợ mà Ngân hàng đã cho vay.
Khả năng bù đắp rủi ro (2.10) (2.11)
Chỉ tiêu này phản ánh sự chủ động hay bị động của Ngân hàng, khả năng bù đắp tổn thất của NH khi rủi ro tín dụng xảy ra.