Mở rộng, đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tƣ là một trong những biện pháp Ngân hàng sử dụng để hạn chế rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn 2011- 2013, tình hình nợ xấu của các lĩnh vực mà Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ thực hiện cấp tín dụng đƣợc thể hiện trong bảng 4.19
Bảng 4.19 Nợ xấu ngắn hạn theo lĩnh vực đầu tƣ giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 ST % ST % ST % GT % GT % CV SXKD 107 31,38 252 26,69 434 24,69 145 135,51 182 72,22 CV CB 84 24,63 526 55,72 1.059 60,24 442 526,19 533 101,33 CV DV –KDK 97 28,45 127 13,45 185 10,52 30 30,93 58 45,67 CV TD 53 15,54 39 4,13 80 4,55 (14) (26,42) 41 195,13 Tổng cộng 341 100,00 944 100,00 1.758 100,00 603 176,83 814 86,23
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Trong năm 2012 Ngân hàng Công Thƣơng đã kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức tín dụng tƣơng ứng với mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc đối với từng khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực đầu tƣ, ngành nghề. Ngân hàng đã thiết lập quy tình soát xét chất lƣợng tín dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên các yếu tố định tính, định lƣợng. Hạn mức tín dụng đốii với mỗi khách hàng đƣợc thiết lập thông qua việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng, trong đó mỗi khách hàng đƣợc xếp loại ở một mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro này có thể đƣợc sửa đổi, cập nhật thƣờng xuyên. Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu theo từng lĩnh vực đầu tƣ của chi nhánh vẫn có sự biến động tăng giảm giữa các ngành nghề. Nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc, nợ xấu tại chi nhánh tăng là do thành phần cá thể, hộ gia đình cùng với bảng số liệu trên ta thấy thành phần cá thể hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chế biến nuôi trồng thủy sản và ngành dịch vụ - kinh doanh khác đang chứa đựng rủi ro, là nguyên nhân làm nợ xấu tăng cao. Cụ thể:
Cho vay sản xuất kinh doanh: Trong năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực
này chiếm cao nhất với tỷ lệ 31,38% trong tổng nợ xấu toàn chi nhánh, và tiếp tục tăng lên vào năm 2012 và 2013 giá trị lần lƣợt là 252 triệu, 434 triệu đồng. Nguyên nhân là do các DN tại Thành phố Cần Thơ phải “gồng gánh” các chi phí sản xuất kinh doanh đầu vào cao, trong khi đầu ra nhiều loại sản phẩm còn
chậm dù DN đã tăng cƣờng thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi, giảm giá nên các DN gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn. Sự gia tăng nợ xấu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, hộ kinh doanh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản: Ta thấy tình hình cho vay của Ngân hàng vào lĩnh vực này giảm vào năm 2012 so với năm 2011 nhƣng nợ xấu cũng tăng lên điều này cho thấy lĩnh vực chế biến nuôi trồng TS đang chứa đựng rủi ro, nợ xấu lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng với tốc độ rất cao 526,19% so với năm 2011 đồng thời trở thành nợ xấu ngắn hạn của toàn chi nhánh. Nắm đƣợc điều đó năm 2013 Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này thông qua việc doanh số cho vay giảm so với năm 2012. Nhƣng nợ xấu vẫn tăng so với năm 2012 đạt giá trị 1.059 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu của ngành tăng lên liên tục trong 3 năm là do tình hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn, giá trị xuất khẩu giảm do thị trƣờng các nƣớc khu vực Châu Âu, Mỹ, Mexico, Brazil…nhu cầu nhập khẩu thủy sản bị giảm sút, các doanh nghiệp xuất khẩu bị áp thuế bán phá giá mặt hàng cá tra tại thị trƣờng Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm thì gặp vấn đề về rào cản thƣơng mại tại thị trƣờng Nhật. Đồng thời, trong nƣớc nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu thƣờng xuyên mất cân đối cung cầu nên các cá thể, hộ gia đình nuôi cá tra, tôm và các DN chế biến trong lĩnh vực này không đủ khả năng trả đƣợc nợ cho Ngân hàng. Rủi ro tín dụng lĩnh vực này chiếm tỷ lệ cao nhất nên Ngân hàng cần chú trọng khi cho vay và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để giảm bù đắp rủi ro mà lĩnh vực này mang lại
Cho vay dịch vụ và kinh doanh khác: Cùng với cho vay chế biến nuôi trồng TS thì lĩnh vực này nợ xấu cũng đang có dấu hiệu tăng lên. Năm 2011 nợ xấu của lĩnh vực này là 97 triệu đồng chiếm 28,45% trong tổng nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng. Cũng nhƣ các lĩnh vực khác chịu ảnh hƣởng từ điều kiện khó khăn của nền kinh tế lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác phải thu hẹp hoạt động nên việc trả nợ cho Ngân hàng trở nên chậm trễ, làm phát sinh rủi ro tín dụng. Nợ xấu tiếp tục tăng 30,93% so với năm 2012, làm cho nợ xấu của lĩnh vực này tăng lên 185 triệu đồng.
Cho vay tiêu dùng: Lĩnh vực này thƣờng chiếm tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Năm 2012 nợ xấu là 39 triệu đồng giảm 26,42% so với năm 2011, là ngành duy nhất có nợ xấu giảm trong các lĩnh vực mà Ngân hàng đầu tƣ. Tuy nhiên, năm 2013 lĩnh vực này có dấu hiệu xấu đi khi nợ xấu tăng 105,13% so với năm 2012. Điều này cho thấy các lĩnh vực mà Ngân hàng đang đầu tƣ cho các cá thể, hộ gia đình đều gặp rủi ro. Ngân hàng cần có biện pháp hạn chế nợ xấu, thu hồi vốn tín dụng đã cấp đồng thời kiểm
soát chặt chẽ việc cho vay với thành phần cá thể để đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh và hiệu quả.
Bảng 4.20 Nợ xấu ngắn hạn theo lĩnh vực đầu tƣ 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th2013 6th2014 Chênh lệch 6th2014/6th2013 ST % ST % Giá trị % CV SXKD 347 24,11 330 29,65 (17) (4,90) CV chế biến 865 60,11 615 55,26 (250) (28,90) CV DV và KDK 189 13,13 149 13,39 (40) (21,16) CV tiêu dùng 38 2,64 19 1,71 (19) (50,00) Tổng cộng 1.439 100,00 1.113 100,00 (326) (22,65)
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu các nhóm 3,4,5 giảm 326 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 trong đó nợ xấu giảm là do các thành phần kinh tế: CTY TNHH giảm 67 triệu, DNTN giảm 32 triệu và Cá thể nhiều nhất với 227 triệu đồng. Cụ thể hơn dựa vào bảng số liệu 4.20 trên ta thấy, các thành phần kinh tế hoạt động ở các lĩnh vực mà Ngân hàng cấp tín dụng nợ xấu đều giảm, trong đó lĩnh vực tiêu dùng giảm với tỷ lệ giảm nhiều nhất là 50%, lĩnh vực chế biến cũng giảm nợ xấu với tỷ lệ giảm 28,9% giá trị giảm là 250 triệu đồng so với cùng kỳ 2013.
Để từng bƣớc xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu tăng cao hơn các CBTD đã chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hƣớng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, đƣợc đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ, với những chính sách hợp lý trên dự báo trong thời gian tới nợ xấu của chi nhánh sẽ đƣợc kiểm soát và hạn chế.