Đối với chỉ tiêu chi phí

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam (Trang 93)

* Tiêu chuẩn chi phí

Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế của công ty gắn liền với hoạt động KD. Nhƣ vậy, về mặt định tính, chi phí là khoản giảm lợi ích kinh tế của công ty; về mặt định lƣợng, chi phí là tổng mức giá trị các khoản giảm lợi ích kinh tế của công ty đƣợc lƣợng hóa. Tiêu chuẩn định tính nhằm xác định sự hiện diện của chi phí và tiêu chuẩn định lƣợng nhằm đo lƣờng mức chi phí phát sinh trong hoạt động KD. * Nhận diện chi phí

Trong hoạt động KD, những yêu cầu quản trị khác nhau dẫn đến nhu cầu xem xét chi phí dƣới những hình thức khác nhau. Vì vậy, chi phí phải đƣợc nhận diện về mặt định tính, định lƣợng theo những yêu cầu quản trị. Đặc biệt, khi xây dựng báo cáo trách nhiệm từng bộ phận, chúng ta cần nhận diện chi phí dƣới các hình thức sau đây:

* Phân biệt chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

Phân biệt chi phí kiểm soát đƣợc và không kiểm soát đƣợc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi lập báo cáo trách nhiệm bộ phận của trung tâm lợi nhuận. Chúng ta có thể khẳng định rằng, số dư bộ phận có thể kiểm soát được đƣợc xem là một tiêu chuẩn đánh giá tốt nhất về khả năng sinh lời của các trung tâm lợi nhuận, và đó cũng là thƣớc đo đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị, vì chỉ có các chi phí thuộc quyền kiểm soát (chi phí kiểm soát đƣợc) của nhà quản lý trung tâm mới đƣợc sử dụng cho việc tính toán chỉ tiêu này. Trong khi đó, chỉ tiêu Số dư bộ

phận (Số dư bộ phận = Số dư bộ phận có thể kiểm soát được – Định phí không kiểm soát được) nên đƣợc dùng để đánh giá về mặt kinh tế sẽ hợp lý hơn là đánh

giá trách nhiệm quản trị, vì chỉ tiêu này bao gồm những chi phí nằm ngoài tầm kiểm soát (chi phí không kiểm soát đƣợc) của các nhà quản lý bộ phận.

Căn cứ phân biệt một chi phí là định phí hoặc biến phí mang tính chất tƣơng đối, còn tùy thuộc vào sự thay đổi của kết quả hoạt động có liên quan đến việc phát sinh ra chi phí không đổi hoặc biến đổi. Mặt khác, một chi phí đƣợc xem là biến phí hay định phí còn tùy thuộc vào quan điểm và cách sử dụng các loại chi phí của từng nhà quản trị khác nhau. Trong thực tế có những chi phí đƣợc nhận diện ngay là biến phí hay định phí, mà cũng có những chi phí có thể vừa chứa một phần biến phí vừa chứa một phần định phí (gọi là chi phí hỗn hợp) thì chúng ta có thể dùng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp cực đại, cực tiểu; phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất; phƣơng pháp đồ thị phân tán của thống kê để phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí.

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại chi phí phát sinh trong quá trình KD trong các DNTM, Tôi xin đƣợc đƣa ra phƣơng hƣớng phân loại chi phí thành biến phí và định phí nhƣ sau:

(Xem Phụ lục số 19: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động).

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)