Đánh giá tình hình thực hiện KTTN trong các DNT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam (Trang 63)

3.3.2.1 Những kết quả đạt được

Quá trình tổ chức công tác kế toán nhằm đƣa ra các báo cáo kế toán tại các DNTM thực tế đã có những nội dung công việc, phƣơng pháp thực hiện biểu hiện của việc vận dụng KTTN, cụ thể nhƣ sau:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có sự phân cấp, ủy quyền rõ ràng và xây dựng cơ chế đánh giá trách nhiệm thông qua các phòng ban chức năng, phân xƣởng và theo từng lĩnh vực hoạt động cũng nhƣ lĩnh vực địa lý.

- Hàng năm có tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động thông qua một số dự toán mang tính tổng quát. Hầu hết các DNTM áp dụng mô hình dự toán tập trung, mệnh lệnh đã khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của dự toán vừa là công cụ truyền đạt mệnh lệnh, vừa là cơ sở để hƣớng dẫn, đánh giá trong việc thi hành nhiệm vụ của các cấp quản lý.

- Mặc dù chỉ dựa trên những quy định chung của KTTC nhƣng các DN đã tiến hành xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn nội bộ về chi phí, thu nhập, lợi nhuận làm cơ sở cho việc đánh giá trách nhiệm quản trị và thành quả hoạt động của các bộ phận cũng nhƣ toàn bộ đơn vị.

- Tiến hành lập các báo cáo cung cấp thông tin về kết quả hoạt động ở các lĩnh vực KD nhƣ các báo cáo về chi phí bán hàng và quản lý DN, báo cáo tình hình thực hiện doanh thu ở từng đơn vị tiêu thụ, từng nhóm sản phẩm; báo cáo tình hình thực hiện lợi nhuận của toàn đơn vị.

3.3.2.2 Những tồn tại và hạn chế

(1) Các công ty chưa thiết lập các trung tâm trách nhiệm theo mô hình KTTN.

Các phòng ban, bộ phận chƣa đƣợc tổ chức theo mô hình các trung tâm trách nhiệm, đơn thuần chỉ là các bộ phận chức năng của DN đƣợc quy định trong sơ đồ bộ máy tổ chức. Cơ cấu quản lý tập trung, việc phân quyền, ủy quyền chƣa hợp lý, chƣa có sự tƣơng xứng về quyền hạn và trách nhiệm đƣợc giao làm hạn chế quyền quyết định và sự kiểm soát các hoạt động xảy ra ở đơn vị, bộ phận mình chịu trách nhiệm. Đặc biệt, tình trạng kiêm nhiệm trách nhiệm quản lý còn tồn tại ở hầu hết các công ty, phổ biến là sự kiêm nhiệm ở các chức danh quản lý cấp cao, chẳng hạn Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc hoặc giám đốc điều này làm hạn chế tính độc lập trong điều hành công việc và rất khó khăn trong việc đánh giá trách nhiệm đối với từng cấp quản lý này.

(2) Thực hiện cơ chế đánh giá trách nhiệm chưa phù hợp

Hiện nay, hầu hết các DN chủ yếu tiến hành thống kê chi tiết kết quả hoạt động theo phòng ban chức năng, theo khu vực địa lý và lĩnh vực hoạt động mà chƣa gắn các bộ phận vào từng trung tâm trách nhiệm nên việc đánh giá còn rời rạc, không theo quy trình, từ đó rất khó xác định trách nhiệm và thành quả hoạt động

cho từng cấp quản lý. Mặt khác, cơ chế đánh giá hiện tại không gắn mục tiêu hoạt động của từng bộ phận với mục tiêu chung của toàn đơn vị, từ đó nảy sinh sự ỷ lại, thờ ơ của lãnh đạo cấp dƣới trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu chung của công ty, thậm chí có nơi lợi ích của bộ phận đi ngƣợc lại với lợi ích chung của toàn đơn vị.

(3) Chưa sử dụng phù hợp hoặc không sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động theo các trung tâm trách nhiệm

Tình hình phổ biến hiện này là các công ty chỉ sử dụng kết quả phản ảnh các chỉ tiêu trên các BCTC hoặc các chỉ tiêu trên các báo cáo chi tiết để đánh giá kết quả hoạt động của toàn bộ công ty hoặc các bộ phận, phòng ban chức năng mà chƣa sử dụng các chỉ tiêu đặc trƣng để đánh giá trách nhiệm theo các trung tâm trách nhiệm.

(4) Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ cơ sở phục vụ vận dụng KTTN còn thiếu, không hệ thống gây khó khăn trong việc truy xuất dữ liệu để lập các báo cáo trách nhiệm

- Các DN đã xây dựng cho mình hệ thống chỉ tiêu nội bộ về chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, đa số chủ yếu dựa vào các tiêu chí và cách nhìn nhận, phân loại của KTTC, chẳng hạn nhƣ chi phí chỉ nhìn nhận ở mức độ các yếu tố, công dụng kinh tế mà chƣa phân loại theo phƣơng thức nhằm phục vụ nhu cầu quản trị,…

- Các dự toán đƣợc lập chƣa đầy đủ, chƣa chi tiết đến từng đơn vị, bộ phận cụ thể mà đa số các dự toán chủ yếu ở dạng tổng quát và mang tính cứng nhắc, áp đặt.

(5)Tình hình lập báo cáo trách nhiệm tại các công ty chưa đầy đủ, còn rời rạc, tự phát chưa mang tính hệ thống, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường thành quả hoạt động của từng đơn vị, bộ phận trong các DN

Các báo cáo trách nhiệm nói riêng đƣợc lập tùy hứng, không đƣợc thực hiện theo quy trình cụ thể, rõ ràng, phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức KD của đơn vị. Nội dung các báo cáo về chi phí, doanh thu, lợi nhuận chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác đánh giá trách nhiệm quản trị của từng bộ

phận. Chẳng hạn nhƣ báo cáo lợi nhuận chƣa đƣợc xây dựng theo dạng số dƣ đảm phí nên không để đáp ứng đƣợc yêu cầu phân tích của KTQT nhằm xác định trách nhiệm quản trị để tạo ra lợi nhuận ở từng bộ phận. Nhƣ vậy, với những hạn chế này đã làm cho các báo cáo không đáp ứng đƣợc yêu cầu về cung cấp thông tin nội bộ để thực hiện các chức năng quản trị trong công ty, đặc biệt là chức năng kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị của các đơn vị, bộ phận trong DN mà KTTN hƣớng đến.

3.3.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

- Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý còn mang nặng tính hành chính, chƣa đƣợc cơ cấu theo mô hình các trung tâm trách nhiệm, do vậy công tác tổ chức KTTN trong các công ty chƣa thể thực hiện đƣợc.

- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong thực tế, các DN có ban hành những quy định về công tác “hậu kiểm”, tuy nhiên khi triển khai thực hiện thì chỉ mang tính hình thức, đối phó, việc đánh giá mang tính chủ quan, áp đặt từ trên xuống mà không xem trọng báo cáo kết quả hoạt động của các bộ phận và do vậy vai trò thông tin nội bộ phục vụ đánh giá trách nhiệm quản trị và thành quả hoạt động bị xem nhẹ và không có cơ chế để hoàn thiện nó.

- Chƣa xác định đƣợc đúng và đầy đủ các chỉ tiêu nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động theo mô hình trung tâm trách nhiệm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Việc xây dựng và triển khai thực hiện KTQT nói chung và KTTN nói riêng tại các DNTM ở Việt Nam hiện nay thật sự là một nhu cầu cần thiết. Loại hình DNTM đã khẳng định đƣợc vị trí và vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế đất nƣớc trong điều kiện hội nhập. Thông qua quá trình nghiên cứu, khảo sát và tìm hiểu tình hình tổ chức quản trị nói chung cũng nhƣ tình hình tổ chức thực hiện KTQT và KTTN của các DNTM, tôi đã nêu thực trạng công tác tổ chức hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các DN trong giai đoạn hiện nay, đó là việc tổ chức áp dụng, xây dựng các báo cáo này chỉ dừng lại ở mức độ biểu hiện ban đầu, chƣa đƣợc tổ chức một cách hệ thống và đúng bản chất của nó. Đồng thời đƣa ra các nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan để giải thích vì sao KTTN chƣa đƣợc vận dụng bài bản ở các DN này, và xem đây là cơ sở để tôi đƣa ra quan điểm, mục tiêu, giải pháp tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm nhằm cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm quản trị của từng bộ phận trong các DNTM ở Việt Nam trong chƣơng 4.

CHƢƠNG 4

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 4.1. Định hƣớng và mục tiêu tổ chức hệ thống Kế toán trách nhiệm trong DNTM

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)