Sáng kiến ROI và vấn đề phân quyền của Tập đoàn Dupont

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam (Trang 45)

Đƣợc thành lập vào năm 1903 dƣới hình thức là một công ty gia đình. Qua thời gian hoạt động, các nhà quản lý của Dupont phải đối mặt với vấn đề điều phối các hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng của một công ty sản xuất và thƣơng mại đan xen và vấn đề ra quyết định đầu tƣ hiệu quả trƣớc các phƣơng án kinh doanh khác nhau.

Từ đòi hỏi đó của thực tế, các nhà quản lý có kinh nghiệm của Dupont đã nghĩ ra nhiều cách thức điều hành và lập ngân sách cho các hoạt động kinh doanh của họ. Nhƣng phát minh quan trọng nhất của họ là chỉ tiêu ROI (Return on Investment).

ROI giúp các nhà quản lý có một công cụ để đo lƣờng thành quả hoạt động của từng bộ phận, phòng ban và của toàn công ty. Donaldson Brown, CFO, đã chứng minh làm thế nào ROI có thể đƣợc sử dụng để phân tích một sản phẩm qua hai chỉ tiêu phụ: hiệu suất hoạt động (= lãi ròng / doanh thu thuần) và vòng quay vốn hàng tồn kho (= doanh thu thuần / tài sản bình quân), và hai chỉ tiêu này có thể dùng để phân tích cả các tài khoản thu nhập, chi phí, tài sản, nợ vay trong phạm vi trách nhiệm của các nhà quản lý phân quyền.

Việc sử dụng thƣớc đo ROI đƣợc mở rộng hơn trong những năm 1920 khi hình thức tổ chức đa ngành phát triển mạnh trong lòng Dupont. Cùng với sự đa dạng hóa của thị trƣờng, các hệ thống và thƣớc đo mới phải đƣợc phát minh ra để thích ứng với các hoạt động phân quyền xuất phát từ yêu cầu của thực tế. Các nhà quản lý lúc này phải chịu trách nhiệm về khả năng sinh lợi và khả năng hoàn vốn đầu tƣ cho bộ phận của mình, bên cạnh quyền yêu cầu cung cấp vốn. Các bộ phận cấp công ty nhƣ kinh doanh, thu mua vật tƣ và phòng kế toán tài chính không thể có đầy đủ tất cả thông tin để hoạt động có hiệu năng và hiệu quả. Vì thế, phân quyền là cần thiết và chức năng của các nhà quản lý cấp cao chuyển sang điều hành một thi trƣờng vốn và nhân lực kết hợp với việc điều phối, thúc đẩy, đánh giá công việc của các nhà quản lý cấp thấp hơn. Lúc này, ROI đóng vai trò hết sức quan trọng giúp thị trƣờng vốn và thị trƣờng nhân lực nội bộ vận hành hiệu quả. Thế là một danh sách các thủ tục lập ngân sách và dự toán thật ấn

tƣợng đƣợc ra đời để phục vụ công tác hoạch định và điều phối hoạt động của các bộ phận trong công ty.

Tất nhiên, ngày nay Dupont đang vận hành một hệ thống kế toán trách nhiệm hoàn chỉnh nhƣ mọi tập đoàn đa quốc gia khác trên thế giới. Nhƣng ở vào đầu thế kỷ 20, việc phân quyền của Dupont quả là một bƣớc đi đột phá trong quản trị doanh nghiệp. Nó giúp mọi cá nhân làm việc tại Dupont thông suốt mục tiêu chung và phản hồi thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác theo hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty. Những thông tin này đặc biệt giá trị đối với các tổ chức có mô hình quản lý trực tuyến từ khâu thu mua nguyên liệu thô cho đến khâu phân phối sản phẩm cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, đóng vai trò cung cấp cho các nhà quản trị các thông tin phục vụ việc ra quyết định và đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận trong tổ chức. Bên cạnh đó, kế toán trách nhiệm còn bảo đảm cho từng cá nhân, từng phòng ban trong tổ chức nắm rõ mục tiêu, trách nhiệm của mình trong qui trình hƣớng về việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Việc cần làm của các doanh nghiệp là xây dựng các trung tâm trách nhiệm phù hợp với cơ cấu tổ chức, đặc điểm kinh doanh, trình độ quản lý và nguồn nhân lực của mình để thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản trị phù hợp hƣớng về mục tiêu chung của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng các trung tâm trách nhiệm, cần lƣu ý tổ chức phân loại chi phí, lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý đồng thời xây dựng hệ thống báo cáo bộ phận phù hợp yêu cầu đánh giá thành quả quản lý.

Ở các Doanh nghiệp Thƣơng mại, các công cụ của kế toán trách nhiệm cung cấp những thông tin thích hợp để đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận.

Ngoài việc sử dụng các công cụ đánh giá thành quả quản lý thông qua các báo cáo hay việc thực hiện các chỉ tiêu, nhà quản trị cần xem xét tính hợp lý của các phƣơng pháp xây dựng chỉ tiêu xác định kết quả và hiệu quả hoạt động. Vì thế, nghiên cứu cơ sở lý luận của hệ thống kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị đánh giá đúng thực trạng và đề ra những biện pháp điều chỉnh thích hợp để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại các DNTM ở Việt Nam.

CHƢƠNG 3:

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI

Ở VN

3.1 Giới thiệu khái quát về đặc điểm hoạt động và phân cấp quản lý của DNTM ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)