6. Kết cấu luận văn
1.3.3. Nhóm chức năng duy trì và động viên nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng đến việc: duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, thông qua hệ thống tiền lương, tiền thưởng để kích thích, động viên nhân viên, duy trì phát triển các mối quan hệ lao động, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp. Mặt khác đây là biện pháp hữu hiệu để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động lành nghề cho doanh nghiệp.
1.3.3.1 Duy trì nguồn nhân lực
Hoạt động chủ yếu của công tác này bao gồm: đánh giá quá trình thực hiện công việc; xây dựng, quản lý hệ thống thù lao và áp dụng các chính sách phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm xã hội.
Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên, là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực, giúp cho tổ chức/doanh nghiệp có cơ sở hoạch định, tuyển chọn, đào tạo và phát triển nhân sự. Là cơ sở để khen thưởng, động viên khích lệ, hoặc kỷ luật nhân viên…và giúp cho nhà quản trị trả lương cho nhân viên một cách công bằng. Nếu việc đánh gía sơ sài, theo cảm tính, chủ quan, sẽ đem lại những xáo trộn tệ hại trong công tác quản trị nguồn lực trong tổ chức/doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực của nhân viên được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:
- Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so sánh với các nhân viên khác.
- Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa sai lầm trong quá trình làm việc.
- Kích thích, động viên nhân viên thông qua những hoạt động về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ.
- Cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức…
- Phát triển sự hiểu biết về tổ chức thông qua đàm thoại về các cơ hội và hoạch định nghề nghiệp.
- Tăng cường quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới.
Đánh giá công việc nhằm xác định giá trị của công việc. Khi tiến hành định giá công việc là tiến hành sự so sánh một cách hệ thống và chính thức các công việc để xác định giá trị của mỗi công việc trong mối liên hệ với các công việc khác, từ đó định lượng cho phù hợp. Quá trình đánh giá công việc chủ yếu là so sánh nội dung của các công việc khác nhau về sự cố gắng, trách nhiệm, kỹ năng giữa các nhân viên trong cùng điều kiện làm việc.
Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ có tác động lên cả tổ chức lẫn cá nhân người lao động, đặc biệt là những người có xu hướng tự ty, đánh giá thấp khả năng của bản thân; những người có kết quả thực hiện công việc không cao, hoặc những người không tin tưởng việc đánh giá, luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, thậm chí không an toàn khi làm việc trong doanh nghiệp. Mặt khác, những nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc; những người có tham vọng, cầu tiến, sẽ coi việc đánh giá năng lực thực hiện công việc là những cơ hội, giúp họ khẳng định vị trí của họ trong doanh nghiệp, là cơ hội để thăng tiến trong nghề nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, các thông tin đánh giá năng lực thực hiện của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra chất lượng của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác như tuyển chọn, định hướng và hướng dẫn công việc, đào tạo, trả công…
Xây dựng và quản lý hệ thống thù lao lao động, nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp/tổ chức vừa tạo ra bầu không khí lành mạnh trong tập thể, vừa giúp nhân viên thỏa mãn với công việc của mình.
Hoạt động này bao gồm các công việc:
- Ký kết các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
- Giải quyết các tranh chấp, bất bình trong lao động, duy trì kỷ luật lao động. - Cải thiện điều kiện làm việc.
- Chăm sóc y tế, bảo hiểm và an toàn lao động.
Sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách đang áp dụng để duy trì nguồn nhân lực của mình.
1.3.3.2 Động viên nguồn nhân lực
chất và động viên bằng tinh thần. Động viên về vật chất được cụ thể hóa bằng việc trả lương thưởng và phúc lợi cho người lao động. Đối với người lao động, tiền lương là mục đích, là động lực chủ yếu để họ quyết định làm việc cho doanh nghiệp, nhằm giải quyết vấn đề tất yếu cuả cuộc sống như: ăn, ở, đi lại và cao hơn nữa là nhu cầu thoả mãn về văn hoá, tinh thần… Nếu tiền lương được thoả mãn, sẽ kích thích năng lực sáng tạo và năng suất lao động của người lao động. Sự thoả mãn nhu cầu đó được coi là những nguyên nhân chính thúc đẩy hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp/tổ chức.
Động viên tinh thần là biện pháp mà người sử dụng lao động dùng để khai thác khả năng tiềm ẩn, tạo hứng thú trong làm việc cho người lao động. Các hình thức động viên tinh thần được biểu hiện như sự quan tâm của người lãnh đạo tới người lao động bằng việc thăm hỏi, động viên, tặng quà, đề bạt, thuyên chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc.
Khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động là một nguyên tắc hết sức quan trọng, nhằm thu hút và tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động trong quá trình làm việc. Làm được hai điều này sẽ tạo điều kiện tốt trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.