Kiến nghị với Bộ lao động thương binh xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề số 8 đến năm 2020 (Trang 75)

6. Kết cấu luận văn

3.3.3.Kiến nghị với Bộ lao động thương binh xã hội

- Tăng cường xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức sở hữu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề; tăng đầu tư của Chính phủ theo hướng, đầu tư có trọng điểm, nhằm xây dựng các trường, cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín trong nước, khu vực và thế giới; tạo được mối liên hệ mật thiết giữa đào tạo lý thuyết và thực hành nghề .

- Có chính sách hợp lý để nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề công nghệ cao, nhằm thúc đẩy phát triển hướng vào nền kinh tế tri thức; thúc đẩy hợp tác hiệu quả với các hãng, tập đoàn sản xuất - kinh doanh có khoa học và công nghệ hiện đại và các tổ chức phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới. Chú trọng đào tạo và dạy nghề đáp ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động, đào tạo nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước ta trên phương diện về: thể lực, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, khả năng thích ứng và các phẩm chất khác của lao động quốc tế thông qua môi trường giáo dục huấn luyện, đào tạo và tạo ra các quy trình, tiêu chuẩn hoạt động tại các cơ sở đào tạo.

- Hoàn thiện các chính sách liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực đảm bảo tham gia hiệu quả vào quá trình toàn cầu hoá. Đặc biệt là các chính sách như: tiền lương, tiền công và các chế độ ưu đãi về đào tạo và tái đào tạo cho hệ thống những người làm công tác đào tạo, dạy nghề nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên dạy nghề yên tâm gắn bó với nghề nghiệp, tạo cơ hội cho các cơ sở dạy nghề thu hút được những người có trình độ cao tham gia thực hiện mục tiêu chung của tổ chức và xã

Tóm tắt chương 3

Qua các nghiên cứu phân tích tại chương 2, chương 3 đã đề cập và đề xuất các giải pháp về lương, cách định lượng và phương pháp đánh giá, kiểm soát nhân viên đánh; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc phân công bố trí nhân viên; đặc biệt là các giải pháp phân tích công việc nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu hút, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực tại nhà trường. Chương 3 đã đề cập tới các kiến nghị với Nhà trường và kiến nghị với Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động quản lý nguồn nhân lực, các kiến nghị về chính sách đối với người làm công tác giáo dục đào tạo và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các cơ sở đào tạo và dạy nghề.

KẾT LUẬN

Luận văn đã vận dụng những lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực vào việc đánh giá thực trạng QTNNL đang được áp dụng tại Trường cao đẳng nghề số 8. Luận văn đã nghiên cứu và đạt được những kết quả sau:

1) Giới thiệu tổng quan về cơ cấu tổ chức, những đặc điểm NNL, những kết quả đào tạo và dịch vụ kết hợp, về cơ chế quản lý của Trường cao đẳng nghề số 8, và những viễn cảnh của Nhà trường trong giai đoạn tới.

2) Phân tích và đánh gía tình hình quản trị nguồn nhân lực trong Trường cao đẳng nghề số 8: bao gồm các hoạt động chức năng, cơ chế tổ chức và văn hoá tổ chức trong nhà trường; dựa trên các tài liệu thu thập, phân tích và đưa ra những ưu, khuyết và nguyên nhân của từng chức năng trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao Đẳng nghề số 8.

3) Trình bày các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên nghiệp hóa trong hoạt động QTNNL tại Trường cao đẳng nghề số 8:

- Giải pháp về chức năng thu hút, bố trí nguồn nhân lực thông qua việc chuẩn hóa các chức danh công việc và chuẩn bị đội ngũ cán bộ kết thừa cho các chức danh quan trọng.

- Giải pháp về chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu và chiến lược phát triển của Nhà trường từ nay đến năm 2020.

- Giải pháp về chức năng duy trì nguồn nhân lực thông qua các phương pháp đánh giá CBCNV, hoàn thiện cách đánh giá thi đua đối vơí các Phòng Ban Khoa trong Nhà trường .

4) Các kiến nghị với Nhà trường về việc phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với môi trường giáo dục và đào tạo nghề; áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghệ thông tin vào việc quản lý nguồn nhân lực và các nguồn lực khác tại nhà trường.

- Các kiến nghị đối với Nhà nước, về chính sách đối với người làm công tác giáo dục đào tạo và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các cơ sở đào tạo và dạy nghề .

đổi cung cách quản lý, nhằm giúp cho Nhà trường có được những đầu tư thỏa đáng trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Các giải pháp được kết hợp với các chính sách mới sẽ góp phần giải quyết các vấn đề hiện nay trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực; gắn kết được CBCNV với nhà trường, tạo được sự công bằng trong nhìn nhận, đánh giá năng lực nhân viên, sắp xếp lại lao động cho đúng người đúng việc, chuẩn bị đội ngũ lao động kế thừa, đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực góp phần ổn định và phát triển nguồn nhân lực theo kịp những định hướng phát triển của Nhà trường .

Để thực hiện thành công hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Trường cao đẳng nghề số 8, đòi hỏi phải có sự tham gia hưởng ứng của toàn thể CBCNV trong nhà trường, trọng tâm là ban lãnh đạo Nhà trường phải có một quyết tâm lớn và cần có sự đầu tư cả về nhân lực, vật lực và thời gian cho hoạt động này.

Hy vọng rằng, với truyền thống vượt khó và những khát vọng đổi mới, Nhà trường sẽ có những pháp tốt nhất, phát huy được thế mạnh về NNL để hoàn thành sứ mạng, mục tiêu của mình trong giai đoạn tới ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Xuân Cầu (2002), giáo trình phân tích lao động, trường đại học kinh tế quốc dân.

2. Trần Kim Dung (2003), Quản trị nguồn nhân lực, nhà xuất bản thống kê. 3. Nguyễn Thành Hội (2002), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản thống kê.

4. George T.Milkovich, John W.Boureau(2002), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê.

5. Nguyễn Hữu Thân (2006), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản thống kê.

6. Quốc hội, Luật lao động; Luật giáo dục và dạy nghề; Luật dạy nghề số 76/2006/QH11.

7. Chính phủ, Nghị định: 204/2004/NĐ-CP; Nghị định 94/2006/NĐ-CP; Nghị định 139/2006/NĐ-CP; Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

8. Bộ ngành, Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BNV-BTC liên bộ tài chính – Nội vụ; TT số : 05/TT-BQP của Bộ quốc phòng;HD số: 4375/TCCB.

9. Hệ thống giáo trình, tài liệu của Đại học California Miramar (CMU). 10. Hệ thống hồ sơ năng lực và quản lý nhân sự của trường CĐN số 8.

11. Website: Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn; Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng: http://www.tcvn.gov.vn; Quản trị doanh nghiệp: http://www.quantri.com.vn; Quản trị nhân sự: http://www.crmvietnam.com; Human Professionals: http://www.human, Website của trường Cao đẳng nghề số 8:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề số 8 đến năm 2020 (Trang 75)