6. Kết cấu luận văn
3.3.2. Phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với môi trường đào tạo
Để đạt được lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam ra nhập WTO, một trong những vấn đề đầu tiên của tổ chức, doanh nghiệp là tạo ra văn hóa tổ chức, phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc kết hợp với văn hoá của tổ chức, nâng cao ý thức trách nhiệm và nâng cao quyền lực (phân quyền) cho nhân viên…
Muốn vậy, văn hóa tổ chức cần được xây dựng từ các nhà lãnh đạo cao nhất của Nhà trường bởi các chính sách, quyết định mà người quản lý Nhà trường đặt ra là nhằm phục vụ cho mục đích thiết lập văn hóa, tạo cho mình có được một bản sắc văn hóa riêng, các nhà quản trị cần tiến hành những bước như sau:
- Xác lập các chuẩn mực, các tiêu chuẩn có thể chấp nhận về hành vi của CBCNV trong Nhà trường. Khám phá nhân viên mong đợi gì ở Nhà trường và Nhà trường có những ước vọng gì từ họ.
- Dựa vào các giá trị cốt lõi, chuẩn mực chính thức được viết ra trong nội qui, qui chế và những thủ tục để mọi nhân viên tuân thủ; thực hiện việc truyền đat và chỉ dẫn các hành vi của các cá nhân trong Nhà trường, hướng họ sử dụng một ngôn ngữ, thuật ngữ, nghi lễ, ứng xử trong quan hệ công việc. Giá trị cốt lõi này được mọi thành viên trong Nhà trường công nhận.
- Giáo dục CBCNV cho họ hiểu được sứ mạng và mục tiêu của Nhà trường. Tạo cho họ một niềm tin và lòng tự hào vào sự thành công của Nhà trường.
- Cho phép đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy được linh động bắt đầu làm việc với thời gian khác nhau. Nhà trường quản lý thời gian giảng dạy chứ không quản lý thời gian có mặt tại nhà trường.
- Loại bỏ những người có phong cách cá nhân “Công nhân - nông dân” không phù hợp với chuẩn mực chung của Nhà trường.
- Huấn luyện và hướng các nhân viên làm việc theo nhóm, đây là khâu mấu chốt của văn hóa làm việc trong thế kỷ 21.