Giải pháp thu hút, bố trí nguồn nhân lực tại Nhà trường

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề số 8 đến năm 2020 (Trang 68)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1.Giải pháp thu hút, bố trí nguồn nhân lực tại Nhà trường

3.2.1.1 Thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh công việc và giao việc theo bộ phận, nhóm

Để có thể thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ công nhân viên, Nhà trường nên tổ chức và thực hiện một số bước cơ bản sau:

- Thiết lập bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cụ thể cho từng chức danh, cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn bộ nhà trường. Nhằm mục đích đánh

giá chính xác hiệu quả của: công tác đào tạo-phát triển, hoạch định tài nguyên nhân sự, tuyển dụng, đánh giá thực hiện công việc lương bổng và phúc lợi, an toàn và kỷ luật lao động… và khắc phục hiện tượng chây lười, lé tránh công việc...

- Thiết lập bản mô tả chi tiết công việc cho từng phòng khoa, ban, bộ phận. Xây dựng các sơ đồ, bảng chỉ dẫn xác định rõ các mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận. Ví dụ, từ khâu tiếp nhận hồ sơ học sinh, thi tuyển, phân loại, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch đào tạo đến khi thi tốt nghiệp; nếu bị trục trặc tại một khâu nào đó sẽ làm cho cả qui trình hoạt động đào tạo của Nhà trường bị ảnh hưởng... Mục đích, nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, làm tăng hiệu quả thực thi nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị và cả hệ thống .

- Thiết lập bản mô tả công việc cho tổ, nhóm và giao cho họ thực hiện. Trong tổ, nhóm sẽ tự phân công công việc phù hợp theo từng cá nhân thích hợp, họ tự phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc thiết lập các bản mô tả công việc chi tiết cho từng cá nhân. Ví dụ, Giao công trình A cho một nhóm kỹ thuật lắp đặt, khoán công việc cho họ chọn gói, sau đó nhóm trưởng và các thành viên sẽ tự xem xét ai có khả năng làm tốt khâu nào để bố trí nhiệm vụ hợp lý.

3.2.1.2 Hoàn thiện việc phân công, bố trí CBCNV trong nhà trường

Phương pháp được thực hiện như sau: Liệt kê tất cả những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cần được thực hiện trong toàn trường và các phòng ban, khoa ... Phần này được thực hiện dựa trên cơ sở các bản đều lệ, chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường và ý kiến của Ban giám hiệu.

1) Liệt kê tất cả những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, thực tế đang được thực hiện tại các phòng ban, bộ phận.

2) Tổng hợp các chức năng nhiệm vụ ở mục 2 đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường ở mục 1 để:

- Bổ sung thêm những nhiệm vụ còn bị bỏ sót.

- Điều chỉnh, phân công lại những công việc chồng chéo. Việc tiến hành phân công bố trí lại, được căn cứ theo: - Yêu cầu, đặc điểm, nội dung từng công việc.

- Quy chế hoạt động của Nhà trường .

- Năng lực thực tế của cán bộ lãnh đạo, các bộ phận của bộ máy quản lý.

Việc phân công bố trí lại mỗi công việc đều có người thực hiện, việc thực hiện không bị chồng chéo và chọn được người thích hợp. Ví dụ, có những kỹ sư có khiếu về giao tiếp và có sở thích kinh doanh, có thể chuyển từ Ban Kỹ thuật sang Trung tâm Dịch vụ - Việc làm. Nhân viên đó sẽ phát huy được năng lực của mình và tổ chức đã tìm ra đúng chỗ cho anh ta thể hiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề số 8 đến năm 2020 (Trang 68)