6. Kết cấu luận văn
2.2.3. Thực trạng việc thực hiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
nhân lực
Quan điểm của Nhà trường được xác định: “Đầu tư cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là đầu tư cho tương lai, đào tạo có trọng tâm trọng điểm, tạo nguồn cán bộ kế cận sẵn sàng thay thế, bổ sung cho các vị trí chủ chốt trong các cơ quan đơn vị trong nhà trường. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô phát triển với định hướng đến năm 2020 Nhà trường có đủ năng lực trình độ đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ cao, ngang bằng với trình độ đào tạo nghề của khu vực Đông Nam Á, hướng tới mục tiêu trở thành trường Đại học nghề đầu tiên của cả nước” (Nguồn: Báo cáo hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm 2014).
Tổ chức đào tạo: được quản lý thống nhất trong toàn trường và tổ chức thực hiện theo phân cấp. Trong đó, Ban Giám hiệu là cơ quan quản lý cao nhất có trách nhiệm quản lý thống nhất về hình thức, đối tượng, nội dung và số lượng đào tạo. Phòng Đào tạo, Phòng Chính trị là những đơn vị trực tiếp tổ chức, giám sát. Các phòng khoa ban...vừa là đơn vị xác định nhu cầu và cũng là đơn vị tham gia và thực thi kế hoạch đào tạo đã được thiết lập.
Hình thức và nội dung đào tạo: được tổ chức và thực hiện đồng bộ với mọi đối tượng, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, có những nội dung, hình phức và phương pháp đào tạo khác nhau như gửi đi đào tạo, đào tại chỗ…. Nội dung đào tạo cơ bản tập trung chủ yếu vào đào tạo kỹ năng, đào tạo trình độ và nhận thức.
Đối tượng đào tạo, được xác định với ba nhóm đối tượng:
Cán bộ quản lý: được coi là những người xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện
và giám sát các kế hoạch hoạt động của Nhà trường trên mọi lĩnh vực. Do vậy đã được Nhà trường đặc biệt quan tâm, nhóm này được áp dụng với ba hình thức: tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các trường đào tạo trong và ngoài nước; gửi đi đào tạo chuyên sâu tại các Học viện, Nhà trường và đào tạo tại chỗ. Trong các năm Nhà trường đã tổ chức đào tạo cho khoảng 90-195 người/1năm; tỷ lệ bình quân đạt 56,6% tổng quân số. (Bảng 2.6)
Bảng 2.6. Số lượng đào tạo trong các năm 2011-2013 tại Trường CĐN số 8 Số lượng đào tạo
Hình thức đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 KH 2014 Cơ bản - dài dạn 17 15 40 45 Ngắn hạn 28 10 11 22
Bồi dưỡng nghiệp vụ 250 230 245 250
Tổng cộng 295 255 296 317
Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện công tác đào tạo - Phòng đào tạo
Luân chuyển vị trí công tác cũng là một hình thức được áp dụng khá thường xuyên tại Nhà trường cho đối tượng này, nhằm rèn luyện và tạo cơ hội cho số này tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để có thể bố trí sắp xếp vào những vị trí cao hơn.
Giảng viên, giáo viên: hình thức đào tạo được áp dụng nhiều nhất là đào tạo tại chỗ, tập trung chủ yếu vào nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kỹ năng thực hành và học tập qui chế qui định của nhà trường, thời gian thực hiện được tổ chức thường xuyên theo kế hoạch hằng năm. Một số được lựa chọn cho đi đào chuyên sâu ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ….tại các trường đại học trong và ngoài nước.
Nhân viên chuyên môn, kỹ thuật: giành cho các nhân viên chuyên môn, công nhân kỹ thuật lao động trực tiếp tại các bộ phận phục vụ như điện nước, xưởng sửa chữa, các nhân viên văn phòng trực thuộc các phòng ban chuyên môn tại nhà trường. Hình thức đào tạo cũng được thực hiện với ba hình thức chủ đạo như các đối tượng khác (dài hạn, ngắn hạn và bồi dưỡng nghiệp vụ). Tuy nhiên về số lượng, đối tượng này chiếm một tỉ lệ khá nhỏ trong nhà trường, mặt khác môi trường làm việc khá tập trung cả về thời gian và quân số. Chính vì vậy, với đối tượng này Nhà trường chủ yếu tập trung nhiều vào phương pháp bồi dưỡng định kỳ về chuyên môn theo kế hoạch hằng năm và hướng dẫn thực hành tại nơi làm việc.
Việc đào tạo này được phân công cho các thợ cả lành nghề hướng dẫn và kèm cặp các nhân viên mới, đồng thời, luân phiên thay đổi vị trí của họ tại các vị trí nhiệm
vụ khác nhau. Các bước hướng dẫn được thực hiện như: giải thích cho nhân viên mới hiểu rõ về công việc mình sẽ làm; thao tác mẫu, cách thức thực hiện công việc; để nhân viên làm thử có giám sát rồi làm việc độc lập; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hướng dẫn điều chỉnh những thiếu sót còn mắc phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
• Nhận xét, đánh giá kết qủa thực hiện Ưu điểm:
Xuất phát từ một quan điểm đúng cộng với kinh nghiệm thực tiễn được đúc rút từ quá trình tổ chức và thực hiện đào tạo nghề. Do vậy, quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực tại Nhà trường đã đạt kết quả rất tốt, cụ thể là :
- Có chủ trương, chính sách tốt thúc đẩy được hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Với chính sách, bảo đảm 100% lương và học phí, cộng với việc nâng lương hoặc đề bạt lên vị trí mới cao hơn sau khi học tập đã tạo ra động lực tốt động viên, khuyến khích mọi đối tượng trong Nhà trường thi đua học tập, thực sự đang là một trào lưu cần được phát huy. Tuy nhiên điều này cũng cần phải có những bước điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn với doanh thu của nhà trường, phải có sự sàng lọc về đối tượng, ngành học và phải căn cứ vào chiến lược về nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo của Nhà trường để quyết định phân bổ đối tượng, ngân sách cho phù hợp, tránh tình trạng lãng phí về nguồn lực sau khi được đào tạo.
- Việc hoạch định, bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận cho các vị trí quan trọng một phần đã giải quyết kịp thời những vị trí khiếm khuyết do thuyên chuyển, kỷ luật hoặc nghỉ hưu, nghỉ việc, một phần tạo ra sức cạnh tranh, thi đua lẫn nhau giữa các vị trí công việc qua đó cũng làm tăng hiệu quả làm việc trong tập thể nhà trường.
- Hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực đã đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu đã và đang đặt ra tại nhà trường.
Khuyết điểm:
- Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và các biện pháp cưỡng chế các đối tượng né tránh các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của Nhà trường chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, nhiều CBCNV chưa được tham gia chương trình đào tạo (Bảng 2.7).
Bảng 2.7. Tỉ lệ đào tạo trong các năm 2011 -2013 tại trường CĐN số 8 Năm Tổng quân số trong
năm
Số lượng qua đào tạo
Tỉ lệ % CBCNV được đào tạo
2011 549 295 53,7
2012 578 255 44,1
2013 601 296 49,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện công tác đào tạo - Phòng đào tạo
Xét theo bảng tổng hợp chúng ta thấy có năm chiếm đến 55,9% quân số chưa được đào tạo dưới bất kỳ một hình thức nào (255/578 người- năm 2012), cá biệt vẫn có những trường hợp rời bỏ Nhà trường sau khi được đào tạo, đã làm ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả của công tác đào tạo.
Nhà trường cần phải có qui chế cụ thể hơn để xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm giữa người được đào tạo với tổ chức trước, trong và sau khi được đào tạo.
Nguyên nhân:
Về phía người lao động: một số chưa ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn với nhiệm vụ công việc được giao nên còn né tránh, lười biếng thậm chí còn tự cao đánh giá sai về năng lực của bản thân.
Về phía nhà trường: các biện pháp cưỡng chế chưa đủ mạnh, giám sát đánh giá và đặc biệt là việc ghi nhận kết quả đào tạo của từng cá nhân người lao động còn thiếu thường xuyên, có mặt chưa chặt chẽ nên dẫn đến tốn kém về chi phí đào tạo và hiệu quả chưa đạt được như mong muốn.