Đánh giá chung về công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện an thi, tỉnh hưng yên (Trang 103)

địa bàn huyện Ân Thi

a) Ưu điểm:

- Việc thực hiện thanh tra quản lý và sử dụng đất đai cơ bản đúng theo quy định và bám sát vào thực tế của từng địa phương.

- Việc thực hiện thanh tra đối với cơ quan quản lý nhà nước là UBND các xã trong huyện, với chủ thể sử dụng đất được thực hiện thường xuyên hàng năm theo từng nội dung được xây dựng từ đầu năm.

- Kết quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra về quản lý và sử dụng đất đai đã cơ bản chỉ rõ những việc thực hiện và chưa thực hiện được đối với cơ quan quản lý nhà nước là UBND các xã trong huyện, chủ thể sử dụng đất và chủ thể thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

b) Tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản lý và sử dụng đất cũng như công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn 2010 - 2013 trên địa bàn huyện còn một số hạn chế như sau:

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và các xã, thị

trấn chưa sát đúng với thực tế nhu cầu phát triển, còn bị động và chịu sự tác

động ảnh hưởng khách quan của thị trường.

- Công tác giao đất cho thuê đất còn chậm và còn bộc lộ lúng túng trong quy trình tổ chức giải quyết.

- Công tác giải quyết đơn thư tuy đã có cố gắng song số đơn tồn đọng vẫn nhiều.

- Công tác cấp giấy chứng nhận cho các đơn vị chưa đạt kết quả như kế

hoạch đề ra.

- Việc luân chuyển hồ sơ giữa các phòng liên quan chưa có sự thống nhất thiếu chặt chẽ nên phần nào đã gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước vềĐất đai.

- Các vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất diễn ra khá nhiều. Các trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý chỉ là con số rất nhỏ so với các vi phạm đang diễn ra.

- Một số đơn vị xã, thị trấn chưa nắm chắc được tình hình đơn thư phát sinh trên địa bàn, nhất là cơ sở, việc chỉ đạo giải quyết có đơn vị thực hiện còn chậm, không theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc tiếp nhận, phân loại xử lý còn nhiều hạn chế, trong quá trình giải quyết còn có tình trạng đùn đẩy né tránh nhất là đơn thư có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều cấp. Một số phường khi nhận được đơn thư không giải quyết hoặc giải quyết không đến nơi đến chốn rồi chuyển lên quận để giải quyết thay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96

- Sự phối kết hợp giải quyết giữa các ngành, các cấp chưa được thường xuyên, vẫn còn có tình trạng cùng một nội dung đơn thư có nhiều cơ quan giải quyết hoặc có nội dung đơn thư lại không có cơ quan nào giải quyết.

c) Nguyên nhân:

- Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai chưa được

thực hiện một cách thường xuyên. Thực tế cho thấy, các cuộc thanh tra đột xuất là rất ít hầu hết là các cuộc thanh tra theo kế hoạch do đó các vi phạm chưa được phát hiện kịp thời.

- Cơ sở vật chất cho công tác Cấp GCN không đủđặc biệt là máy tính, máy in, máy photocopy...Cán bộ phòng phải thường xuyên làm việc ngoài giờ để kịp tiến độ cấp GCN.

- Cán bộ địa chính ở một số xã còn chưa nghiêm túc thực hịên các quy

định của pháp luật đất đai, trình độ chuyên môn chưa cao, khả năng tham mưu cho lãnh đạo xã, phường trong quản lý sử dụng đất còn rất hạn chế trong khi lại phải kiêm nhiệm nhiều công tác nhiệm vụ của địa phương.

- Hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta ban hành nhiều nhưng chưa

đồng bộ, có nhiều điểm không nhất quán. Các văn bản của địa phương chỉ

mang giải pháp tình thế khi vấn đề nảy sinh nhiều khó khăn mà chưa có khả

năng đoán biết được vấn đề.

- Việc nhận và chuyển đơn của các cơ quan, tổ chức còn diễn ra chậm chạp. - Công tác tiếp dân ở các xã còn chưa thực sự chú ý đến, ý thức chấp hành quyết định, kết luận trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất

đai của chính quyền một số xã còn chưa nghiêm túc.

- Do tính chất vụ việc về đất đai ngày càng phức tạp, khối lượng công việc chưa nhiều. Khi phát sinh khiếu tố các cấp chính quyền còn đùn đẩy, né tránh, chưa đưa ra biện pháp tích cực để giải quyết kịp thời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

- Việc khiếu nại của công dân có nhiều vấn đề liên quan đến quá trình thời gian trước đây, khi mà hệ thống pháp luật đất đai chưa hoàn chỉnh, quản lý tại địa phương còn lỏng lẻo.

- Việc thu thập hồ sơ lưu trữđểđối chiếu với các văn bản pháp luật qua từng thời kỳ còn gặp nhiều khó khăn, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

- Trong quá trình giải quyết những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người việc phối hợp giữa các ngành, các cấp chính quyền chưa chặt chẽ nên thời gian tiến triển chậm.

- Người dân đi khiếu kiện có một bộ phận chưa hiểu rõ chính sách pháp luật, do bị xúi giục, kích động hoặc do cá nhân cố tình lôi kéo đi khiếu kiện.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật thực hiện chưa được toàn diện và sâu rộng.

- Một số văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành còn chậm, chưa

đồng bộ hoặc mới ban hành đã sửa đổi như: Luật đất đai, thuế, pháp lệnh Thanh tra...

- Về phía người dân do trình độ dân trí thấp, trình độ hiểu biết và nhận thức về pháp luật còn hạn chế là một trong những nguyên nhân làm cho nội dung đơn phản ánh không đúng sự thật hoặc gửi thư nhiều nơi, nhiều cấp không đúng thẩm quyền giải quyết. Một tình trạng tương đối phổ biến hiện nay đối với đơn khiếu nại ở lĩnh vực đền bù thiệt hại do giải phóng mặt bằng, mặc dù đã có quyết định đền bù đúng pháp luật, nhưng vẫn khiếu nại với hy vọng được đền bù thêm với tâm lý được thì càng tốt, tuy nhiên hành động này

đã làm tốn thêm thời gian và tiền bạc cho công tác giải quyết, đồng thời làm

ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan Nhà nước.

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện an thi, tỉnh hưng yên (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)