Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện an thi, tỉnh hưng yên (Trang 97)

Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách

được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này, đã có tác động đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Ân Thi không phải là “điểm nóng” trong tình hình khiếu nại, tố cáo về đất

đai của tỉnh Hưng Yên, tuy nhiên, với nhận thức đây là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp nên công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn được

Đảng, cấp uỷ các cấp và chính quyền đặc biệt quan tâm. Dưới sự lãnh đạo của Thường trực Huyện Ủy, UBND huyện và thanh tra tỉnh, Phòng thanh tra huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp nhận đơn và tham mưu cho UBND huyện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đó bao gồm cả lĩnh vực vềđất đai.

Hàng năm phòng thanh tra huyện luôn có báo cáo tổng kết về kết quả

thực hiện công tác của phòng vào cuối năm để báo cáo lên UBND huyện và Thanh tra tỉnh. Trong báo cáo luôn chỉ rõ số lượt tiếp dân, số đơn thư và kết quả xử lý, giải quyết trong năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

4.1.5.1 Công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn thư

Tiếp dân là công tác đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, đồng thời đây cũng là công tác có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền làm chủ của công dân. Điều 74 Luật khiếu nại tố cáo quy định: “Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố

cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp dân”.

Tại UBND huyện Ân Thi, lịch tiếp dân được niêm yết cụ thể trong đó ghi rõ, lịch tiếp dân của chủ tịch UBND huyện là vào 2 ngày 15 và 25 hàng tháng. Của trưởng phòng TNMT là sáng thứ 5 hàng tuần. Còn các ngày khác

đều có cán bộ của Phòng Thanh tra huyện trực tại phòng tiếp dân. Tại UBND các xã phường cũng đều có phòng tiếp dân, tiếp nhận và hướng dẫn người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình.

Theo thống kê trong báo cáo hàng năm của Phòng Thanh tra huyện trong giai đoạn 2010-2013.

Số lượt tiếp dân và sốđơn thưđược tổng kết trong bảng 4.8

Bảng 4.8: Số lượt tiếp dân và đơn thư trong từng năm trên địa bàn huyện Ân Thi

Năm Số lượt tiếp Số lượng đơn thư Đơn liên quan

đến đất đai Huyện Khiếu nại Tố cáo Đơn khác

2010 136 165 94 8 123 121

2011 193 141 125 7 174 116

2012 239 74 132 9 102 109

2013 217 144 99 6 142 96

Tổng 865 695 528 35 693 544

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

Các nguồn đơn thư được nhận trực tiếp từ công tác tiếp dân, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, thường trực Huyện ủy chuyển xuống và của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy chuyển sang. Có thể thấy, số lượng đơn thư liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ khá lớn (35%), thể hiện sự quan tâm và nguyện vọng trong lĩnh vực đất đai của người dân.

4.1.5.2 Công tác giải quyết khiếu nại

Trong giai đoạn 2010 - 2013, trên địa bàn huyện có tổng số 143 vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Tính đến cuối năm 2013, huyện đã giải quyết

được 139/143 vụ chiếm 97.2%. Các vụ việc còn lại gồm 4 vụ đang giải quyết và 1 vụ chưa thụ lý giải quyết.

Kết quả theo từng năm được thống kê trong bảng 4.9

Bảng 4.9: Kết quả giải quyết khiếu nại của huyện Ân Thi giai đoạn 2010-2013 Số vụ từng năm 2010 2011 2012 2013 Đang giải quyết 1. KN liên quan đến cấp GCN 10 15 23 25 2 2. KN về QĐ giao đất, thu hồi đất, bồi thường thiệt hại 1 4 5 7 1 3. KN về các khoản thuế, lệ phí và tiền SDĐ 4 3 2 2 0 4. KN về thủ tục chuyển quyền SDĐ 5 4 8 10 1 5. Các KN khác 3 1 5 2 0 Tổng 23 27 43 46 4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

Qua bảng thống kê cho thấy, nhìn chung số vụ việc khiếu nại tăng dần theo các năm, tập trung vào 4 nội dung chính. Từng nội dung này có số lượng

đơn thư khác nhau trong từng năm và khác nhau giữa các nội dung với nhau tùy theo sự thay đổi của các chính sách và thay đổi của tình hình kinh tế - văn hóa của huyện.

Khiếu nại liên quan đến cấp GCN QSDĐ là khiếu nại với số lượng lớn nhất trong các nội dung với tổng số 75 vụ. Bởi vì sau khi Luật đất đai 2003 ra

đời, quy định rõ ràng về thủ tục, điều kiện được cấp GCN; người dân thấy đất

được cấp GCN rất có lợi thế trong thị trường bất động sản; Sau khi có quyết

định thành lập Ban chỉ đạo cấp GCN QSDĐ của huyện cũng nhưở mỗi xã, thị

trấn vào năm 2006, công tác tuyên truyền về cấp GCN càng được củng cố, mục tiêu về số GCN được cấp nâng cao. Chính những điều đó làm gia tăng các hồ sơ xin cấp GCN. Sức ép lớn về nhiều mặt không thể tránh khỏi các sai phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ như cấp sai diện tích, sai thông tin chủ

sử dụng... Do đó, hai năm 2012 và 2013 số lượng đơn thư tăng gần 2 lần so với các năm trước. Ngoài ra, số lượng đơn khiếu nại tăng với nhiều đơn khiếu nại việc không cấp GCN của UBND huyện (các trường hợp này hồ sơ trả lại do hồ sơ chưa hợp lệ, đất có tranh chấp, thiếu các giấy tờ chứng minh nguồn gốc...). Các vụ việc đều được giải quyết theo thẩm quyền.

Khiếu nại về các quyết định giao đất, thu hồi đất, bồi thường thiệt hại của UBND huyện cũng tăng theo từng năm với tổng số 18 đơn, đặc biệt là từ

cuối năm 2012 đến đầu năm 2013. Nguyên nhân vì từ khi Phương án quy hoạch của tỉnh và huyện được phê duyệt, nhiều dự án quy hoạch được tiến hành như các tuyến đường giao thông quan trọng như Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường tỉnh lộ 200B, đường quốc lộ 38 mới và đường quốc lộ Cầu Giẽ - Ninh Bình làm cho việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng

mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Cán bộ phòng TNMT, phòng Thanh tra phối hợp cùng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của từng công trình trả lời

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

từng trường hợp cụ thể. Qua đó cũng thấy rằng, việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất rất dễ gây nên khiếu nại do mức bồi thường theo giá nhà nước chênh lệch lớn so với giá thị trường. Và đến thời điểm hiện nay, còn 01 đơn đang giải quyết đối với công dân thôn Đào Xá, xã Đào Dương.

Tiếp theo là khiếu nại về các khoản thuế và lệ phí trong quá trình quản lý và sử dụng đất với tổng số 11 đơn. Qua các năm, số lượng đơn thư về vấn

đề này có chiều hướng giảm dần do sau khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực thì nhiều Nghị định và Thông tư hướng dẫn cụ thể các khoản thuế và lệ phí. Do

đó, Phòng TNMT, Chi Cục thuế huyện trong quá trình tính thuế, lệ phí cũng như người dân đều nắm rõ và thực hiện. Trong giai đoạn 2010 - 2013, các khiếu nại về thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất với các yêu cầu như xem xét giá đất tính thuế và lệ phí, truy thu và thoái thu tiền sử dụng đất với tổng số tiền sau khi giải quyết khiếu nại là 210.452.000

đồng. Trong giai đoạn này, Huyện đã giải quyết 100% số vụ việc, không để

tồn một vụ việc nào.

Khiếu nại về thủ tục chuyển quyền của Phòng TNMT cũng chiếm số

lượng đơn khá lớn với tổng số 28 vụ. Trong đó, chủ yếu người dân khiếu nại về thời gian thực hiện thủ tục chuyển quyền, cán bộ phòng gây phiền hà cho dân. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân không hiểu thủ tục giấy tờ cần thiết, trong khi cán bộ địa chính xã cũng không kiểm tra hướng dẫn bổ sung hồ sơ ngay, dẫn đến thời gian làm thủ tục chuyển quyền lâu. Ví dụ như trong tên hợp đồng chuyển nhượng và GCN sai lệch mà không có giấy xác nhận của Chính quyền và Công an cơ sở là một, hay thiếu giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống trong hồ sơ tặng cho... trong khi người dân muốn nhanh chóng làm thủ tục chuyển nhượng để đem lại nguồn tài chính cho mình. Cho đến cuối năm 2013, Huyện đã giải quyết 27/28 vụ. Một vụđang tiếp tục giải quyết là trường hợp khiếu nại việc thất lạc hồ sơ chuyển nhượng do bàn giao không rõ ràng giữa cán bộđịa chính xã và cán bộ phòng TNMT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

Các hình thức khiếu nại khác với 11 đơn, 100% số vụ việc đã được huyện giải quyết trong giai đoạn. Các đơn khiếu nại về nhiều vấn đề như: đòi lại đất cũ, đề nghị đo đạc lại diện tích, hỏi về chính sách pháp luật đối với bản thân...

4.1.5.3 Công tác giải quyết tố cáo

Việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với công việc của đội ngũ cán bộ là rất cần thiết, nó giúp cho bộ máy nhà nước ngày càng được trong sạch và vững mạnh. Bên cạnh đó việc giám sát của người dân

đối với các hoạt động của cán bộ trong cũng như ngoài công sở hay giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của người dân với nhau cũng rất có ý nghĩa. Sau đó, thông qua quyền tố cáo công dân báo cho các cơ quan chức năng biết các sai phạm. Đó là thể hiện quyền làm chủ của người dân. Trong lĩnh vực đất đai tố

cáo giúp phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của các cán bộ

cũng như của những người sử dụng đất khi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hay lợi ích của người khác.

Tố cáo là quyền rất nhạy cảm của công dân, để người dân thực hiện thuận lợi nhất quyền này, UBND huyện đặc biệt là phòng tiếp dân, tiếp nhận

đơn thư cũng như người có thẩm quyền giải quyết tố cáo luôn thực hiện nguyên tắc giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo, tránh tình trạng người tố cáo sợ bị đe dọa, trù dập, trả thù nên không dám tố cáo.

Trong giai đoạn 2010 - 2013, trên địa bàn huyện nhận được 22 đơn tố

cáo. Qua xác minh, điều tra có 11 đơn tố cáo sai sự thật (chiếm 50%), 1 đơn

đã có quyết định giải quyết tố cáo mà người tố cáo không có thêm chứng cứ

mới (chiếm 4.5%), 6 đơn có đúng có sai (chiếm 27.3%) và 4 đơn tố cáo đúng sự thật (chiếm 18.2%). Các đơn tố cáo tập trung vào các nội dung: Tố cáo chủ

sử dụng đất lấn, chiếm đất công; tố cáo chủ sử dụng đất hủy hoại đất, sử dụng

đất không đúng mục đích; tố cáo cán bộ địa chính không hoàn thành nhiệm vụ; Tố cáo lãnh đạo UBND xã bán đất, giao đất, cho thuê đất trái quy định...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

Các đơn tố cáo sai sự thật do người tố cáo thiếu hiểu biết pháp luật, do mâu thuẫn lẫn nhau, do cơ quan nhà nước công khai thông tin không rộng rãi... Tuy nhiên, các trường hợp đó chưa gây ra một hậu quả nghiêm trọng nào cho người bị tố cáo, người bị tố cáo không yêu cầu truy cứu trách nhiệm nên người tố cáo sai sự thất không bị xử lý. Các đơn tố cáo đúng sự thật đều đã

được thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền. Cụ thể, các đơn tố cáo lấn, chiếm

đất công, sử dụng đất trái mục đích... liên quan đến chức năng quản lý trong lĩnh vực đất đai do Trưởng phòng TNMT huyện giải quyết; Tố cáo cán bộđịa chính do chủ tịch UBND xã, thị trấn giải quyết; Tố cáo lãnh đạo UBND xã do Thanh tra nhà nước huyện giải quyết.

Kết quả giải quyết: Các trường hợp lấn chiếm đất công, sử dụng đất trái mục đích, hủy hại đất đều bị xử lý hành chính, thu hồi đất, buộc khôi phục lại tình trạng đất. Một cán bộ địa chính bị phạt cảnh cáo do thiếu trách nhiệm trong công việc. Tất cả đều công khai để có tính chất răn đe đồng thời tuyên truyền pháp luật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện an thi, tỉnh hưng yên (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)