đất đai.
đất đai.
môi trường của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất mới mẻđối với nước ta. Hệ thống pháp luật vềđất đai hiện nay còn thiên về xử lý các mối quan hệ ban đầu có tính chất hành chính, chưa tiếp cận kịp thời những biến động có tính chất thị trường và kinh tế - xã hội của đất nước chuyển động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến những biến
động về quan hệđất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơchế quản lý đất đai, xuất hiện nhiều vấn đề mới, Nhà nước phải đối mặt trước nhiều vấn đề bất cập trong việc thanh tra quản lý và sử dụng đất đai. Vì vậy, vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý là rất cần thiết và cấp bách. Nhưng đồng hành với nguyên tắc căn bản là tăng cường củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và Nhà nước thống nhất chính sách quản lý và sử dụng đất đai thì chúng ta ngày càng hoàn thiện cơ
chế chính sách gắn trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất thông qua các lợi ích kinh tế. Những mặt này cần phải gắn bó quan hệ với
nhau trong một thể thống nhất. Sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý vềđất đai càng được tăng cường có hiệu lực thì càng làm cho người sử dụng
đất có hiệu quả hơn. Người sử dụng đất càng có hiệu quả làm cho chế độ sở
hữu toàn dân ngày càng được tăng cường có hiệu lực, hiệu quả hơn.
Qua thực tế cho thấy, các văn bản pháp quy của chính phủ cũng như của các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành về công tác thanh tra quản lý và sử dụng còn gặp rất nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tế, đặc biệt là càng khó khăn khi áp dụng ở địa phương. Vì vậy, các cơ quan hoặc bộ phận có nhiệm vụ thanh tra quản lý và sử dụng đất đai (phòng Thanh tra, phòng Tài